1.2.4.1. Chuẩn bị công tác phân tích
Xác định về nội dung, phạm vi thời gian và cách tổ chức phân tích. Nội dung phân tích cần xác định rõ các vấn đề cần đƣợc phân tích: có thể toàn bộ chỉ tiêu hoặc các chỉ tiêu cần thiết. Đây là cơ sở để xây dựng đề cƣơng cụ thể để phân tích.
Phạm vi phân tích có thể là toàn bộ công ty hoặc một đơn vị phụ thuộc cần phân tích, kỳ phân tích có thể là một kỳ kinh doanh (6 tháng hoặc 1 năm) đƣợc chọn để phân tích tùy yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định phạm vi phân tích thích hợp.
Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ phân tích bao gồm: - Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính và bảng cân đối tài khoản
1.2.4.2. Tiến hành phân tích
Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu, số liệu và phƣơng pháp phân tích, cần xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích và phƣơng pháp phân tích phù hợp.
Để phân tích tài chính doanh nghiệp ta có thể sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp khác nhau trong hệ thống các phƣơng pháp phân tích tài chính. Về mặt lý thuyết, có nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhƣng trên thực tế, có ba phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ lệ và phƣơng pháp phân tích tƣơng tác các hệ số tài chính (phƣơng pháp Dupont).
1.2.4.3. Kết thúc phân tích
Lập báo cáo kết quả phân tích là kết quả cuối cùng của công tác phân tích báo cáo tài chính. Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa, rút ra từ quá trình phân tích .
Sau khi hoàn thiện báo cáo phân tích báo cáo tài chính, doanh nghiệp một mặt cần cung cấp thông tin cho các đối tƣợng sử dụng, mặt khác phải hoàn thiện hồ sơ phân tích để đƣa vào lƣu trữ.