Một số giải pháp hoàn thiện thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần PVI

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI (Trang 106)

PVI

3.3.1. Chủ động công tác huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh

Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải có một lƣợng vốn tiền tệ nhất định. Nó là tiền đề để tiến hành mọi hoạt động trong hoạt động kinh doanh, là yếu tố cần thiết để chớp cơ hội đầu tƣ trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. Công ty cổ phần PVI thuộc loại hình công ty cổ phần, tiền thân là một doanh nghiệp nhà nƣớc đang trong tiến trình cổ phần hóa, vì vậy vốn đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau mỗi phần bằng nhau gọi là cổ phần, số vốn đó do tất cả các cổ đông đóng góp. Nhƣ vậy, công ty cần xây dựng cho mình một chiến lƣợc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Đây là một việc làm cần thiết và không thể thiếu trong quá trình kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu của PVI trong năm 2011 biến động khá lớn. So sánh cuối năm với đầu năm, nguồn vốn này tăng tới 49,62% với quy mô tăng là 1.789.871 triệu đồng và chủ yếu do sự đóng góp của vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. Bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn chủ là vốn chủ sở hữu (trên 90%), nguồn kinh phí và các quỹ khác chiếm tỷ lệ không đáng kể, đây là biểu hiện khá bình thƣờng. Tuy nhiên, việc tăng đột biến của vốn chủ sở hữu nhƣng không đi kèm với công tác huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ gây nên nhƣng tác động tiêu cực, gây lãng phí nghiêm trọng nguồn vốn.

Bên cạnh đó, với đặc điểm của ngành bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm là các sản phẩm vô hình. Sản phẩm bảo hiểm chỉ là sự bảo đảm về vật chất trƣớc những rủi ro của khách hàng và kèm theo là các dịch vụ hỗ trợ liên quan. Tại thời điểm ký hợp đồng khách hàng đƣợc cấp một văn bản làm chứng cho việc xác lập hợp đồng giữa ngƣời tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Cam kết

trong hợp đồng là cam kết đƣợc thanh toán bằng tiền, trong đó ngƣời bảo hiểm sẽ bồi thƣờng hoặc chi trả số tiền bảo hiểm cho ngƣời đƣợc bảo hiểm nhƣ đã thoả thuận khi ngƣời đó gặp rủi ro gây tổn thất. Chính đặc điểm nổi bật này của ngành kinh doanh bảo hiểm làm cho nhu cầu vốn tại các doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn bất ổn.

Để đảm bảo nhu cầu vốn dự kiến lớn hơn năm 2011 cho các dự án đầu tƣ tài chính thì công tác tài chính phải đảm bảo mọi cách khai thác triệt để nguồn vốn trong năm tới. Cụ thể :

 Trƣớc hết công ty cần xác định nhu cầu vốn về kinh doanh hàng năm, xác định chính xác số vốn cần thiết cho các dự án đầu tƣ tài chính nhằm tránh tình trạng thiếu vốn trong lĩnh vực đầu tƣ, ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ tài chính của công ty. Ngƣợc lại, việc thừa vốn cũng làm mất cơ hội sinh lời của đồng vốn ảnh hƣởng đến lợi nhuận công ty.

 Để chủ động hơn trong công tác huy động nguồn vốn tài trợ nhằm đảm bảo

quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao, công ty cần xác định nhu cầu vốn lƣu động. Có thể xác định theo hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp xác định nhu cầu vốn lƣu động trực tiếp hay phƣơng pháp gián tiếp (phƣơng pháp tỷ lệ trên doanh thu %)

 Là một Tổng công ty gồm 2 công ty con và 7 công ty liên kết, Công ty có nhiều cách thức để huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ cho mình… Tuy nhiên công ty cần xem xét lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhất để tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Năm 2011 thị trƣờng còn nhiều bất ổn về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ, lạm phát và lãi suất ngân hàng cao ảnh hƣởng đến huy động vốn phát hành từ trái phiếu gặp nhiều khó khăn nên chƣa thực hiện đƣợc. Năm 2012 tiếp tục thực hiện chủ trƣơng huy động vốn từ phát hành cổ phiếu.

 Công ty có thể tăng huy động vốn theo hình thức hợp tác kinh doanh, liên kết

theo từng hợp đồng đối với từng lĩnh vực đầu tƣ cụ thể. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là công ty có thể tham gia đầu tƣ vào những lĩnh vực có giá trị lớn, phức tạp.

 Ngoài ra, công ty có thể huy động vốn từ các đơn vị thành viên với lãi suất nội bộ. Nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên đƣợc coi là nguồn vốn chất lƣợng ổn định, huy động dễ dàng mà còn làm tăng lợi ích của ngƣời lao động trong công ty cũng cần đƣợc khuyến khích trong việc huy động vốn.

 Sau khi xây dựng kế hoạch huy động vốn, công ty cần có kế hoạch phân phối và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Năm 2012, công ty có nhiều sản phẩm sẽ đƣa vào thị trƣờng vì vậy cần phải thu xếp vốn một cách hợp lý, tránh ứ đọng.

Kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn là bộ phận quan trọng của kế hoạch tài chính nên việc lập kế hoạch cũng cần phải dựa trên sự phân tích kỹ lƣỡng các chỉ tiêu tài chính, các báo cáo tài chính từ các kỳ trƣớc. Đồng thời kết hợp với mục tiêu hoạt động của công ty và xu hƣớng biến động của thị trƣờng để có một kế hoạch hoàn chỉnh.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty vẫn chƣa thực sự tốt. Công ty cần có một số biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa trong từng khâu luân chuyển của vốn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động trong năm tới. Cụ thể :

Quản lý vốn tồn kho dự trữ

Tại Công ty cổ phần PVI, trong năm 2011 hàng tồn kho chiếm 650,91 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 758,63%. Mặc dù, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá bé nhƣng lại có sự biến động lớn nhất trong kết cấu tài sản ngắn hạn. Việc tăng dự trữ hàng tồn kho sẽ làm giảm vòng quay vốn lƣu động, làm chậm vòng quay vốn ảnh hƣởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho trong năm tăng với tốc độ cao làm giảm tốc độ quay vòng hàng tồn kho. Hàng tồn kho mặc dù không chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lƣu

động nhƣng nếu giảm thiểu đƣợc nó cũng sẽ góp phần tích cực cho việc đáp ứng nhu cầu vốn, tăng chi phí lƣu kho. Để giảm lƣợng dự trữ hàng tồn kho hợp lý cần thực hiện các biện pháp sau :

 Xác định đúng đắn nhu cầu thị trƣờng, cần có các giải pháp PR, makerting phù hợp

 Liên tục thực hiện nghiên cứu và phát triển thêm thị trƣờng để kiếm thêm nhà cung cấp và khách hàng tiềm năng.

 Theo dõi sát sao tình hình biến động thị trƣờng để có các chính sách bảo hiểm phù hợp

Quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tƣơng ứng với quy mô kinh doanh nhất định đòi, hỏi thƣờng xuyên phải có một lƣợng tiền tƣơng xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thƣờng. Vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, giúp công ty tránh đƣợc những rủi ro hay tận dụng đƣợc các cơ hội đầu tƣ tốt trong kinh doanh.

Trên thực tế, năm 2011 lƣợng tiền mặt của Công ty giảm mạnh về cuối năm do đó ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời.

Lƣợng tiền của PVI tại thời điểm cuối năm giảm khá nhanh so với đầu năm. Đầu năm, vốn bằng tiền của PVI đạt mức 561.484 triệu đồng, nhƣng đến thời điểm cuối năm nó đã giảm đáng kể và chỉ đạt mức 88.394 triệu đồng. Đây là khoản mục giảm nhiều nhất trong tài sản ngắn hạn, với tốc độ giảm lên tới 84,26%. Việc giảm vốn bằng tiền là phù hợp với mục tiêu giảm quy mô tài sản. Tuy nhiên việc giảm đáng kể tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền sẽ ảnh hƣớng nhiều đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời.

 Trƣớc hết cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi tiền mặt. Đẩy nhanh quá trình thu tiền, đảm bảo tất cả các khoản thu chi tiền mặt phải đƣợc thông qua quỹ không đƣợc chi tiêu ngoài bảng.

 Cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối tƣợng tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời hạn tạm ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Công ty cần phân định rõ yếu tố giao dịch kinh doanh là lƣợng tiền đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty nhƣ: thanh toán lƣơng, thanh toán điện nƣớc và các khoản chi tiêu khác.

 Bên cạnh đó, Công ty cần phải tính toán một lƣợng tiền dự trữ nhất định để dự phòng trong trƣờng hợp có sự biến động mà không lƣờng trƣớc ảnh hƣởng đến dòng tiền vào, dòng tiền ra mà công ty dự kiến.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn bằng tiền Công ty có thể tăng lƣợng dự trữ tiền mặt bằng cách rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm… Tiếp tục phát huy việc đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, việc làm này không những giúp công ty giảm đƣợc sức ép vay nợ mà còn góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thị trƣờng hiện nay.

3.3.3. Tạo vị thế vững chắc, tăng cường thị phần và tạo niềm tin ở khách hàng

Để tạo đƣợc vị thế vững chắc, tăng cƣờng thị phần PVI không phải chỉ đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ mà còn phải chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng, giải quyết nhanh chóng hợp lý công tác bồi thƣờng tổn thất trong các trƣờng hợp xảy ra rủi ro đƣợc bồi thƣờng bảo hiểm. Thêm vào đó, PVI cần tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảo hiểm.

Công ty cần tận dụng điểm mạnh là sự phát triển của thị trƣờng tài chính, hoạt động đầu tƣ cũng cần đƣợc đẩy mạnh một cách hiệu quả, bằng cách tận dụng tối đa các công cụ đầu tƣ tài chính, tham gia tích cực vào thị trƣờng chứng khoán. Khi tham gia vào các công trình, các dự án có vốn đầu tƣ lớn, Công ty cần chú

trọng công tác thẩm định để đảm bảo an toàn, tính thanh khoản cũng nhƣ khả năng sinh lời của đồng vốn. Thông qua đó làm tăng nguồn thu cho công ty mình, giúp gia tăng năng lực tài chính để đảm bảo khả năng đền bù thiệt hại cho khách hàng ngay cả trong tình huống xảy ra biến động mang tính hệ thống phải đền bù trên diện rộng.

Bên cạnh đó, công ty cổ phần PVI cần có sự hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn bảo hiểm khác. Thông qua hiệp hội bảo hiểm, các thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng, định hƣớng cho thị trƣờng, duy trì sự cạnh tranh, chống trục lợi cho bảo hiểm… tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho toàn ngành.

3.3.4. Tăng cường biện pháp quản lý chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của PVI năm 2011 đạt 798.386 triệu đồng, giảm 28.743 triệu đồng so với năm 2010. Chỉ tiêu này đã giảm 3,48%. Ta đã biết, lợi nhuận gộp chịu tác động trực tiếp bởi doanh thu thuần và giá vốn hàng bán và chỉ tiêu này quan hệ tác động trái chiều nhau. So sánh năm 2011 với năm 2010, cả hai chỉ tiêu này đều giảm. Doanh thu thuần giảm 636.115 triệu đồng với tốc độ giảm 17,33%. Trong khi đó giá vốn hàng bán cũng đã giảm 607.373 triệu đồng với tốc độ giảm 27,17%. Tốc độ giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn sẽ làm lợi nhuận gộp có xu hƣớng giảm nhƣng mức giảm sẽ nhỏ hơn. Thông thƣờng, việc giảm doanh thu sẽ kéo theo giảm giá vốn, bởi số lƣợng hàng hoá tiêu thụ giảm đi. Nhƣng có kiểm soát đƣợc chi phí này hay không thì lại phụ thuộc rất nhiều vào bản thân doanh nghiệp. Nếu so với năm 2010, tình hình kinh tế xã hội năm 2011 có nhiều thuận lợi hơn, do đó hoạt động bán hàng của PVI cũng theo đó mà đƣợc thúc đẩy. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng của PVI lại bị sụt giảm. PVI cần có các biện pháp hợp lý để tăng doanh thu trong thời gian tới.

không nên quá chú trọng vào công tác đầu tƣ tài chính mà sao nhãng việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm của mình. Công ty cần đầu tƣ hơn nữa cho việc phát triển dịch vụ, mang dịch vụ tới tận ngƣời tiêu dùng. Cụ thể :

 Thực hiện định phí bảo hiểm một cách phù hợp: Hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, việc định phí các sản phẩm bảo hiểm có thể bớt phức tạp hơn nhiều. Công ty nên đầu tƣ và cân nhắc kỹ lƣỡng khi sử dụng bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào để phân tích sự biến động của phí bảo hiểm với các biến số kinh tế nhƣ lạm phát, lãi suất, giá chứng khoán… nhằm đƣa ra định phí bảo hiểm thích hợp.

 Thay đổi chiển lƣợc makerting phù hợp, hƣớng về ngƣời sử dụng bảo hiểm nhằm nâng cao nhận thức vai trò của bảo hiểm đối với ngƣời dân. Cụ thể:

- Thay đổi cách tiếp cận khách hàng nhƣ truyền thống, thay vì quảng cáo rầm rộ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hãy cho các nhân viên đến từng hộ gia đình tƣ vấn sử dụng dịch vụ; bên cạnh đó PVI nên nhờ các khách hàng của chính mình đã từng hƣởng lợi từ các dịch vụ bảo hiểm chia sẻ, tạo cách đến gần khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai, đây đƣợc xem là cách quảng cáo dịch vụ mang tính khách quan hơn

- Liên tục thực hiện tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trƣờng

3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên viên

Nhân tố con ngƣời là nhân tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do đó, việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ cải tiến bộ máy quản lý sao cho phù hợp với mục tiêu đặt ra là một việc làm hết sức cần thiết. Năm 2011, PVI đã thực hiện tái cấu trúc bộ máy quản lý, tính đến hiện nay PVI là công ty niêm yết đầu tiên của Việt Nam hoàn thành việc cấu trúc và chuyển đổi thành công mô hình công ty mẹ - công ty con. Song song với việc tái cấu trúc này, số lƣợng cán bộ công nhân viên sẽ tăng lên rất nhiều. Do đó, Công ty cần phải có chính sách thu hút nhân

tài, tăng cƣờng sát sao trong tuyển dụng lựa chọn tốt nhất những lao động có chuyên môn, đồng thời sử dụng các đòn bẩy lợi ích thông qua việc tăng lƣơng, có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi cho ngƣời lao động đến với công ty cũng nhƣ đang làm việc trong công ty.

Hiện tại, công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên khá lớn, có trình độ chuyên môn, năng động, đoàn kết trong công việc. Song với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, thị trƣờng bảo hiểm cũng ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, bắt buộc cán bộ nhân viên PVI không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực của mình. Đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI (Trang 106)