Mục đích phân tích Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI (Trang 26)

Mục tiêu chung và tổng quát của mọi đối tƣợng sử dụng thông tin khi phân tích báo cáo tài chính là đánh giá đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại, dự đoán đƣợc kết quả tài chính trong tƣơng lai của một doanh nghiệp để phục vụ việc ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở các phần trên, đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính là khá đa dạng, do vậy mục đích phân tích báo cáo tài chính của mỗi đối tƣợng này cũng khác nhau. Việc xác định rõ đối tƣợng và mục đích phân tích của đối tƣợng là rất cần thiết để có thể xây dựng quy trình phân tích phù hợp, bao gồm việc lựa chọn phạm vi phân tích, chỉ tiêu phân tích, phƣơng pháp phân tích... phù hợp.

- Đối với các nhà đầu tƣ, mục đích chủ yếu của việc phân tích báo cáo tài chính là cung cấp thông tin phục vụ việc ra quyết định mua, quyết định nắm giữ hay bán vốn, quyền sở hữu hoặc lợi ích trong một doanh nghiệp. Các nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến lợi ích thu đƣợc từ doanh nghiệp trong mối tƣơng quan với các rủi ro có thể có khi đầu tƣ vào doanh nghiệp đó. Nếu nhƣ rủi ro từ một khoản đầu tƣ tăng thêm, thì họ cũng đòi hỏi lợi ích phải tăng lên tƣơng xứng, đáng để chấp nhận rủi ro đó. Các nhà đầu tƣ không chỉ quan tâm tới tình hình tài chính hiện tại của công ty mà còn quan tâm tới khả năng phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Lợi ích của các nhà đầu tƣ thƣờng bao gồm cổ tức, lợi nhuận đƣợc chia từ hoạt động kinh của công ty và chênh lệch giá do chuyển nhƣợng vốn đầu tƣ trong công ty, những lợi ích này liên quan trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bênh cạnh đó, các nhà đầu tƣ cũng cần thông tin phân tích báo cáo tài chính để đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng phá sản của doanh nghiệp để có thể lƣợng hóa các rủi ro trong hoạt động đầu tƣ.

- Đối với các chủ nợ: lợi ích mà các chủ nợ thu đƣợc ở một doanh nghiệp thể hiện dƣới dạng tiền lãi và tiền gốc cho vay. Khoản vay này có thể ngắn hạn

hoặc dài hạn. Các chủ nợ, những ngƣời cho vay ngắn hạn và dài hạn có cách thức phân tích báo cáo tài chính tƣơng đối khác biệt. Các chủ nợ, ngƣời cho vay ngắn hạn thƣờng chỉ tập trung vào khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và thanh toán gốc vay vào ngày đáo hạn, những phân tích này đƣợc giới hạn trong một khung thời gian cụ thể. Các chủ nợ dài hạn lại có những đánh giá và xem xét kỹ lƣỡng hơn đối với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, họ cần xem xét khả năng duy trì sự tồn tại và sức sinh lời của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài. Nhƣ vậy, một số biến động trong ngắn hạn của doanh nghiệp có thể là mối quan tâm lớn đối với chủ nợ ngắn hạn, nhƣng sự kiện đó chƣa hẳn đã đƣợc các chủ nợ dài hạn thực sự phải lƣu tâm.

- Đối với các khách hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những khách hàng mà việc cung ứng vật liệu chủ chốt hầu nhƣ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp thì thông tin phân tích báo cáo tài chính đƣợc đặc biệt quan tâm. Khả năng thanh toán, sức sinh lợi, khả năng tạo tiền của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo ổn định cũng là sự đảm bảo cho hoạt động bình thƣờng của các khách hàng này.

- Đối với các nhà cung cấp của doanh nghiệp: các nhà cung cấp thƣờng xuyên của doanh nghiệp thƣờng chấp nhận một thời hạn tín dụng thƣơng mại cho các giao dịch mua bán giữa hai bên. Tuy nhiên, để có thể thực hiện và duy trì việc này, các nhà cung cấp cũng rất quan tâm tới việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Họ sẽ chủ yếu quan tâm tới khả năng thanh toán và khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phƣơng pháp và kỹ thuật phân tích còn phụ thuộc nhiều vào việc nhà cung cấp là cá nhân hay công ty, quy mô của khoản tín dụng thƣơng mại là lớn hay nhỏ.

- Đối với ngƣời lao động: lợi ích của ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc thể hiện dƣới dạng tiền lƣơng, thƣởng, phúc lợi, bảo hiểm,... Ngƣời lao động cần thông tin phân tích báo cáo để biết doanh nghiệp, với tƣ cách là ngƣời sử dụng lao động, có khả năng tồn tại và phát triển, từ đó đƣa ra

quyết định có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Bên cạnh đó, những ngƣời lao động cũng có sự so sánh doanh nghiệp mà mình đang làm việc với các doanh nghiệp cùng loại.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc: lợi ích của các cơ quan này từ các doanh nghiệp chủ yếu đại diện cho lợi ích của nhà nƣớc, do đó, các cơ quan này phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp với mục tiêu xem xét tính tuân thủ pháp luật về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, việc phân tích báo cáo tài chính thực hiện bởi các cơ quan này còn có nhiều mục tiêu khác nhƣ điều hòa thị trƣờng, chống độc quyền... Với những mục tiêu nhƣ vậy, phân tích bào cáo tài chính của các cơ quan này chủ yếu nhằm vào việc so sánh thực tế tại doanh nghiệp với các quy định của chế độ, pháp luật.

- Đối với các đối thủ cạnh tranh: các doanh nghiệp chủ yếu quan tâm tới khả năng sinh lời của đối thủ cạnh tranh để từ đó ƣớc tính đƣợc thị phần của mình cũng nhƣ của đối thủ cạnh tranh, những thông tin hữu ích từ phân tích báo cáo tài chính này sẽ giúp các doanh nghiệp trong vấn đề định giá sản phẩm, marketing và các vấn đề tƣơng tự.

- Đối với nội bộ doanh nghiệp: các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích báo cáo tài chính không chỉ để nắm các thông tin khái quát về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn phân tích hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp, sức sinh lời của từng sản phẩm, dịch vụ... để làm cơ sở cho việc đánh giá, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và các chiến lƣợc tài chính, chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)