Trƣớc hết, cần khẳng định phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng hàng đầu trong quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Thực tế đã chứng
minh đây là công cụ quản lý có hiệu quả nhất đƣợc các nhà quản lý sử dụng một cách rộng rãi nhất. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển khoa học kinh tế. Tuy nhiên, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp chỉ thực sự phát huy tác dụng và có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, khi động cơ lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc đặt lên hàng đầu.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phân tích báo cáo tài chính nói riêng và phân thích hoạt động kinh doanh nói chung không đƣợc chú trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời kỳ này, hầu hết các doanh nghiệp là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc, các doanh nghiệp này tiến hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch do Nhà nƣớc giao phó. Nhà nƣớc vừa đóng vai trò là chủ đầu tƣ, đồng thời lại là ngƣời bao tiêu sản phẩm đầu ra. Các doanh nghiệp, các nhà quản trị chủ yếu chỉ quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch do Nhà nƣớc giao. Một doanh nghiệp sẽ đƣợc đánh giá là hoạt động “tốt, có hiệu quả” khi doanh nghiệp đó hoàn thành kế hoạch do Nhà nƣớc đề ra. Trong hoàn cảnh đó, phân tích không thể phát huy vai trò và tác dụng trong quản trị kinh doanh.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, mọi doanh nghiệp bắt đầu phải quan tâm đến hiệu quả thực sự của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính doanh nghiệp cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Các nhà quản trị cần đánh giá chính xác hiệu quả của các hoạt động tài chính để có thể đề ra các quyết sách quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Kể từ đó, phân tích báo cáo tài chính đã nắm vai trò là “trợ thủ” đắc lực của các nhà quản lý trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng quan sát một cách toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và đánh giá chính xác thực trạng cũng nhƣ tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở đƣa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính thể hiện vai trò đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp, kết luận về ƣu điểm cũng nhƣ những tồn tại trong hoạt động tài chính, tìm ra các nguyên nhân cụ thể để từ đó có thể đƣa ra các biện pháp phát huy ƣu điểm và khắc phục kịp thời các nhƣợc điểm. Phân tích báo cáo tài chính đƣợc tiến hành dựa trên kết quả thông tin đầu ra của một hệ thống kế toán là các báo cáo, nhƣng lại có ý nghĩa nhƣ một yếu tố đầu vào trong mô hình ra quyết định trong quản trị doanh nghiệp.
Qua kết quả phân tích báo cáo tài chính, nhà quản trị có thể đánh giá đƣợc hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều mặt khác nhau, từ việc quản lý cung cấp, sử dụng vật tƣ đến tổ chức thu, chi tiền, tổ chức các nghiệp vụ thanh toán hay tổ chức quản lý lao động, tiền lƣơng...
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không những có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý kinh tế, đặc biệt là trong việc sửa đổi, hoàn thiện các chính sách kinh tế và kinh doanh của Nhà nƣớc. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phát hiện và cung cấp cho Nhà nƣớc những bất cập trong các chính sách kinh tế - tài chính, để có thể đƣa ra những điều chỉnh chính sách hợp lý.
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không những giúp chúng ta có thể đánh giá đƣợc những hoạt động tài chính trong quá khứ, mà còn có thể đƣa ra những dự đoán và kế hoạch, phƣơng hƣớng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai...