XUẤT QUI TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP CÁC TỔ HỢP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh tiền giang và đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp (Trang 69 - 71)

SẢN XUẤT NGHỀ KHAI THÁC XA BỜ Ở TIỀN GIANG.

Việc liên kết trong khai thác, thành lập các tổ hợp tác sản xuất các nghề khai thác hải sản xa bờ có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay: nguồn lợi hải sản suy giảm, khả năng cạnh tranh của h àng hóa trong nền kinh tế hội nhập, vấn đề an ninh quốc phòng và an toàn hàng hải trên biển v.v.. Tuy nhiên không phải ngư dân nào cũng có điều kiện để thành lập các tổ, nhóm hợp tác khai thác do nguồn vốn hạn hẹp, trang bị tàu thuyền, ngư cụ và tay nghề thuyền viên các tàu không đồng nhất… Chính vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho ng ư dân hành nghề khai thác xa bờ có thể thành lập các tổ hợp tác sản xuất nhằm n âng cao hiệu quả khai thác và duy trì hoạt động của nghề đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt

là chính quyền cấp cơ sở (xã, phường) trong việc tuyên truyền vận động để có được sự đồng thuận cao của người dân.

Qua nghiên cứu thực tế ở Tiền Giang, ngoài các tổ hợp tác khai thác tự phát của ngư dân xuất phát từ lợi ích thực tế thì việc tập hợp ngư dân để thành lập các tổ hợp tác khai thác xa bờ c òn nhiều khó khăn. Để có thể thành lập được các tổ hợp tác sản xuất trong khai thác hải sản cần thiết phải có một qui tr ình vận động có sự tham gia của các ngành, các cấp như sau:

- Cấp tỉnh: Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh cần đ ưa ra chủ trương, chính sách khuyến khích các mô hình kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh. Những ưu tiên về thuế cũng như cơ chế hoạt động, đầu tư sản xuất để kích thích mô hình kinh tế hợp tác. Chỉ đạo UBND cấp huyện phối hợp với ng ành chủ quản (ngành Nông nghiệp) ở đây là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tích cực vận động ngư dân thành lập các tổ hợp tác khai thác.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cần nghiên cứu đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp cho từng địa phương, làm cơ sở để vận động ngư dân thực hiện một cách hiệu quả.

- Cấp huyện: UBND cấp huyện cần tích cực chỉ đạo cho UBND cấp phường xã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động ngư dân xây dựng các tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác ở địa ph ương.

- Cấp xã: UBND cấp xã cần dựa trên chủ trương, chính sách khuyến khích của tỉnh và chỉ đạo của huyện để phối hợp với các ban ng ành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền vận động sự đồng thuận của ng ư dân tham gia vào các tổ hợp tác khai thác hải sản. Trong đó cần chú ý phát huy vai tr ò của Chi Hội nghề cá cơ sở, các câu lạc bộ khuyến ngư…

Các tổ hợp tác khai thác hải sản ở địa ph ương được chính quyền cấp xã (phường) vận động và ra quyết định thành lập trên cơ sở đồng thuận và tự nguyện của ngư dân. Chính quyền địa phương sẽ quản lý tổ trên phương diện quản lý nhà nước ở địa phương nhưng không can thiệp sâu vào hoạt động của tổ. Các ban ngành, đoàn thể khác sẽ hỗ trợ và giúp đỡ cho tổ về vật chất, kỹ thuật chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi cho tổ duy tr ì hoạt động và kích thích ngư dân tham gia vào các tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH PHÙ HỢP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh tiền giang và đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp (Trang 69 - 71)