3.6.1.1. Số lượng tàu thuyền hợp lý:
Cơ sở để xác định quy mô số lượng tàu thuyền hợp lý trong mỗi tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây xa bờ là dựa trên: trọng tải tàu thuyền, sản lượng hải sản bình quân khai thác được trong một ngày đêm, phương pháp bảo quản và thời gian cho phép bảo quản hải sản từ khi khai thác đ ược đến khi đưa ra thị trường tiêu thụ mà vẫn đảm bảo chất lượng hải sản, thời gian vận chuyển cá từ ng ư trường khai thác về bờ tiêu thụ.
Cần xác định số lượng tàu thuyền trong tổ sao cho đảm bảo đ ược chất lượng sản phẩm khi được chuyển về bờ vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu mà vẫn kéo dài được thời gian bám biển khai thác của t àu, đồng thời
đảm bảo khả năng tàu nào cũng có thể vận chuyển hết tất cả sản phẩm khai thác được của các tàu trong tổ sau mỗi chu kỳ.
- Qua nghiên cứu thực trạng nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang, trọng tải của các tàu thường từ 70 – 100 tấn. Để có thể ứng dụng cho đa số t àu lưới vây ở địa phương, ta cần chọn mức trọng tải tối thiểu l à 70 tấn để làm cơ sở tính toán. Để vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo hiệu quả vận chuyển thì lượng sản phẩm chuyển về bờ phải đạt từ 50 – 60% trọng tải tàu, đồng nghĩa với lượng sản phẩm tối ưu mà các tàu dồn lại phải đạt từ 35 – 40 tấn.
- Qua nghiên cứu 65 mẫu khảo sát nghề lưới vây ở địa phương cho kết quả sản lượng hải sản bình quân khai thác được trong một ngày đêm là 0,9 – 1 tấn.
- Trong khai thác nghề lưới vây ở Tiền Giang chủ yếu là dùng phương pháp bảo quản lạnh khô, thời gian cho phép bảo quản hải sản từ khi khai thác được đến khi xuất bán cho người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo chất lượng hải sản là 8 ngày - đêm.
- Thời gian trung bình để một tàu trong tổ thu gom và vận chuyển sản phẩm về đến bờ tiêu thụ là 48 giờ (khoảng 2 ngày - đêm).
Từ kết quả trên ta có thể xác định chu kỳ khai thác cần thiết của mỗi tổ hợp tác khai thác nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang là: khai thác trong 6 ngày đêm sau đó dồn sản phẩm lại cho một tàu chở về bờ tiêu thụ. Cũng có thể chở về bờ sớm hơn khi dự đoán sản phẩm ở bờ khan hiếm hoặc khi đ ã đạt được sản lượng tối ưu từ 35 – 40 tấn.
Với sản lượng khai thác bình quân là 900kg/tàu/ngày – đêm như hiện nay thì sau 6 ngày - đêm mỗi tàu sẽ khai thác được 5,4 tấn hải sản. Đồng thời để đạt được sản lượng tối ưu từ 35 – 40 tấn trong 6 ngày – đêm thì cần phải có 7 tàu cùng khai thác. Đồng thời chu kỳ về bờ được lặp lại cho mỗi tàu là 42 ngày – đêm, đây cũng là thời gian khá phù hợp để thuyền viên về thăm nhà, nghỉ ngơi sau gần 1,5 tháng lao động mệt nhọc tr ên biển. Nếu số tàu trong tổ ít hơn 7 sẽ kéo dài thời gian khai thác của mỗi tàu mới đạt sản lượng tối ưu, từ đó kéo dài thời gian bảo quản làm chất lượng sản phẩm bị giảm sút đưa đến hiệu quả kém. Ngược lại nếu số tàu trong tổ lớn hơn 7 thì sẽ không tăng được thời gian bám
biển khai thác của tàu và vượt sản lượng khai thác tối ưu sẽ không đảm bảo an toàn cho tàu vận chuyển.
Do đó chúng ta có thể kết luận: để thành lập các tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây khai thác xa bờ ở Tiền Giang th ì số lượng tàu khai thác hợp lý cho mỗi tổ là 7 tàu.
3.6.1.2. Tổ chức hợp tác sản xuất hợp lý:
Để có thể nhân rộng được mô hình hợp tác sản xuất nghề lưới vây khai thác xa bờ ở Tiền Giang, cần nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với nghề lưới vây ở địa phương. Mô hình tổ chức hợp tác sản xuất phải có nhiều ưu điểm và hạn chế thấp nhất những tồn tại v à bất cập trong mô hình hợp tác khai thác. Đồng thời có thể áp dụng được cho tất cả các tàu khai thác nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang.
Đối với những tàu lưới vây xa bờ do một chủ quản lý đều có những h ình thức hợp tác sản xuất để nâng cao hiệu quả khai thác. Ri êng các tàu lưới vây khai thác đơn lẻ thì việc tổ chức hợp tác sản xuất còn nhiều hạn chế. Do đó cần nghiên cứu đề xuất hình thức tổ chức hợp tác sản xuất hợp lý cho các t àu khai thác đơn lẻ những vẫn áp dụng được cho các tổ hợp tác có nhiều t àu do một chủ quản lý. Qua kết quả nghiên cứu các mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác xa bờ ở Tiền Giang đã rút ra được một số ưu – nhược điểm của các hình thức tổ chức hợp tác khai thác. Dựa vào những cơ sở đó chúng ta có thể đề xuất mô h ình tổ chức hợp tác sản xuất hợp lý đó là:
*/ Mô hình 1: Thành lập các hợp tác xã khai thác.
- Các tàu và trang thiết bị trên tàu được qui giá trị thành tiền, các chủ tàu và thuyền viên trở thành những cổ đông góp vốn và ăn chia lợi nhuận dựa trên giá trị vốn góp vào.
- Mỗi hợp tác xã gồm 7 tàu cùng hợp tác khai thác và lợi nhuận được phân bổ đều cho các tàu sau mỗi chu kỳ khai thác.
- Có thể áp dụng khoán định mức cho các t àu để kích thích sản xuất. - Các tàu trong hợp tác xã cùng hợp tác khai thác, luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ, chia sẽ thông tin ngư trường, nguồn lợi, hỗ trợ về an toàn hàng hải trên biển.
- Ban chủ nhiệm hợp tác xã do các cổ đông bầu ra và điều hành, tổ chức hoạt động sản xuất của các tàu trong hợp tác xã.
Đây là mô hình hợp tác sản xuất khá lý tưởng, hạn chế được nhiều bất cập trong mô hình tổ hợp tác sản xuất các nghề khai thác. Tuy nhi ên sẽ rất khó thực hiện nếu không có sự đồng thuận của các chủ t àu và các cổ đông.
*/ Mô hình 2: Các chủ tàu thỏa thuận liên kết thành lập tổ hợp tác sản xuất.
- Các chủ tàu tự nguyện liên kết thành lập tổ hợp tác sản xuất, bầu ra ban điều hành của tổ, họp định kỳ để quyết định các vấn đề có li ên quan.
- Quy chế hoạt động và hợp tác của tổ do các chủ tàu thỏa thuận với nhau. - Mỗi tổ hợp tác gồm 7 tàu cùng thống nhất phương thức hợp tác khai thác, tuy nhiên lợi nhuận được hạch toán độc lập dựa trên kết quả khai thác của từng tàu.
- Các tàu trong tổ cùng hợp tác khai thác, luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ, chia sẽ thông tin ngư trường, nguồn lợi, hỗ trợ về an to àn hàng hải trên biển.
- Ban điều hành của tổ sẽ điều hành mọi hoạt động cũng như tổ chức sản xuất của các tàu trong tổ.
Hình thức tổ chức sản xuất này tuy còn một số hạn chế như thông tin về nguồn lợi chưa được chia sẽ triệt để, quản lý sản phẩm ký gởi dựa v ào sự tín nhiệm giữa các thành viên… nhưng lại dễ thực hiện có tính khả thi cao do đ ược sự đồng thuận của đa số ngư dân vốn chưa quen với hình thức sản xuất tập thể.
3.6.1.3. Những nội dung cần hợp tác trong tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới vây:
Mục đích của việc thành lập các tổ hợp tác sản xuất nghề l ưới vây nhằm giảm chi phí đi lại, giảm chi phí đầu v ào trong khai thác; đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khai thác; tăng thời gian bám biển khai thác của t àu; tương trợ lẫn nhau trong sản xuất từ đó nâng cao hiệu qủa khai thác của các tàu trong tổ. Để đạt được mục đích trên đòi hỏi các tàu trong tổ thực hiện tốt các nội dung hợp tác trong khai thác như sau:
- Luân phiên vận chuyển sản phẩm vào bờ: Các tàu thay phiên nhau vận chuyển sản phẩm về bờ và đưa nguyên - nhiên liệu trở lại ngư trường cung cấp
cho các tàu trong tổ. Sau 6 ngày khai thác tiến hành dồn sản phẩm lại cho một tàu đưa vào bờ tiêu thụ và luân phiên cho tất cả các tàu trong tổ.
- Trao đổi thông tin về ngư trường khai thác: Tuy phân tán khai thác trên nhiều cụm chà nhưng các tàu trong tổ cũng cần trao đổi, chia sẽ thông tin về ng ư trường, nguồn lợi một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Giúp đỡ lẫn nhau khi có sự cố trên biển: Trong khai thác hải sản tr ên biển đòi hỏi tính cộng đồng và tinh thần đoàn kết cao giữa các thành viên. Các tàu trong tổ cần kịp thời hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có sự cố tr ên biển như: tai nạn lao động, các hỏng hóc tàu thuyền cũng như trang thiết bị phục vụ khai thác và các sự cố khác do thiên tai v.v..
- Tuân thủ quy chế hợp tác đã thỏa thuận: Quy chế hợp tác của tổ l à do các thành viên thỏa thuận và đặt ra. Vì vậy trong sản xuất thực tế các t àu thành viên cần nghiêm túc thực hiện quy chế trong điều hành sản xuất cũng như sử dụng lao động… những vấn đề phát sinh trong tổ cần có sự bàn bạc và thống nhất giữa các thành viên.