Kết quả nghiên cứu đối với nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh tiền giang và đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp (Trang 39 - 47)

3.4.1.1. Xác định nhóm đối tượng nghiên cứu:

Đối với nghề lưới vây, để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và so sánh lợi ích giữa hình thức khai thác đơn lẻ và khai thác theo tổ hợp tác sản xuất, tôi tiến hành chọn nhóm tàu khai thác theo hình thức tổ hợp tác gồm 4 tàu và nhóm tàu khai thác đơn lẻ gồm 4 tàu. Các tàu giữa hai nhóm có các điều kiện sản xuất gần tương tự nhau về ngư trường khai thác, số lao động, công suất máy, trang thiết bị phục vụ khai thác, thời gian từ bờ đến ng ư trường… Kết quả được nghiên cứu trong một chu kỳ sản xuất là 1 năm, cụ thể là kết quả sản xuất của hai nhóm tàu trên trong năm 2007. Thông số kỹ thuật của hai nhóm tàu được chọn nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.8

Bảng 3.8: Thông số các tàu nghề lưới vây được khảo sát để so sánh các chỉ ti êu kinh tế - kỹ thuật trong năm 2007

STT Số tàu Kích thước (m)(Lmaxx Bmaxx Hmax) Công suất (CV) Trọng tải (tấn) Số LĐ

(người) Ngư trườngkhai thác

I Nhóm tàu khai thác theo hình thức đơn lẻ (I)

01 TG92584TS 18,5 x 5,0 x 3,2 250 80 22 Đông-Tây NB 02 TG92619TS 20,2 x 5,5 x 3,2 300 90 22 Đông-Tây NB 03 TG90746TS 17,5 x 5,0 x 2,5 160 70 21 Đông-Tây NB 04 TG92089TS 23,2 x 6,5 x 3,5 350 95 22 Đông-Tây NB

II Nhóm tàu khai thác theo hình thức tổ hợp tác sản xuất (II)

06 TG91027TS 17,8 x 5,0 x 2,6 150 75 21 Đông-Tây NB 07 TG92547TS 22,4 x 6,3 x 3,5 300 90 22 Đông-Tây NB 08 TG92718TS 23,5 x 6,8 x 3,5 350 100 22 Đông-Tây NB

3.4.1.2. Cơ sở xác định các chỉ tiêu so sánh trong một năm sản xuất:

Các số liệu được khảo sát trong một năm (2007) và ứng dụng công cụ Excel để thống kê và xác định giá trị bình quân. Qua kết quả xử lý số liệu điều tra, các chỉ tiêu hiệu quả nghề của hai nhóm tàu khai thác đơn lẻ (I) và khai thác theo tổ hợp tác sản xuất (II) của nghề lưới vây được thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9: Kết quả xác định các chỉ tiêu hiệu qủa trên 1 tàu của hai nhóm tàu nghề lưới vây trong năm 2007 TT Chỉ tiêu Nhóm (I) Nhóm (II) Chú thích chỉ tiêu

01 T 320 315 Thời gian sản xuất (ngày-đêm/tàu/năm) 02 Tdl 960 672 Thời gian đi lại (giờ/tàu/năm)

03 Tkt 280 287 Thời gian khai thác (ngày-đêm/tàu/năm) 04 B 13.000 7.700 Tiêu thụ nước đá (cây/tàu/năm)

05 C 90.000 63.000 Tiêu thụ dầu (lít/tàu/năm)

06 E 300 315 Sản lượng khai thác (tấn/tàu/năm)

07 Tbq 22 12 Thời gian bảo quản (ngày-đêm/tàu)

08 F 6,5 8 Giá trị sản phẩm (triệu đồng/tấn)

09 G 1.950 2.520 Doanh thu (triệu đồng/tàu/năm) 10 H 1.760 1.470 Chi phí (triệu đồng/tàu/năm) 11 I 190 1.050 Lợi nhuận (triệu đồng/tàu/năm)

12 J 20 28 Thu nhập thuyền viên (tr.đ/người/năm)

Qua bảng 3.9 ta có thể đưa ra một số nhận xét sau:

- Tuy các tàu thuộc nhóm (I) và nhóm (II) có thời gian sản xuất như nhau (sản xuất quanh năm) nhưng nhờ việc khai thác theo tổ hợp tác sản xuất nên các tàu thuộc nhóm (II) giảm được thời gian đi lại (288 giờ) khoảng 30% so với các tàu thuộc nhóm (I). Nhờ đó các tàu thuộc nhóm (II) cũng tăng được thời sản xuất thực tế trên biển cao hơn so với các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 3% (7 ngày).

- Nhờ việc luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và cung cấp nguyên liệu phục vụ khai thác kịp thời cộng với việc luân chuyển lượng nước đá sử dụng giữa các tàu trong tổ, không để xảy ra tình trạng phải chở nước đá về bờ khi dư thừa nên các tàu thuộc nhóm (II) sử dụng lượng nước đá bảo quản ít hơn các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 41% (5.300 cây đá). Từ đó giảm được chi phí khai thác trong năm góp phần gia tăng lợi nhuận.

- Nhờ việc liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác nên các tàu thuộc nhóm (II) giảm được chi phí thăm dò trong những ngày đầu chuyến biển, song song đó là việc tăng thời gian bám biển khai thác giảm bớt chi phí đi lại nên lượng dầu tiêu thụ bình quân trong năm của các tàu thuộc nhóm (II) giảm khoảng 30% (27.000lít dầu) so với nhóm (I). Từ đó góp phần giảm chi phí khai thác và tăng lợi nhuận trong năm.

- Ổn định lao động: Tuy mỗi tàu thuộc nhóm (I) và nhóm (II) đều sử dụng số lượng lao động như nhau (22 người/tàu) nhưng qua khảo sát lao động trên tàu thuộc nhóm (II) có xu hướng ổn định hơn nhóm (I). Thuyền viên ít chuyển tàu nhờ thu nhập của thuyền viên ở nhóm (II) ổn định hơn.

- Nhờ sớm xác định được ngư trường khai thác cộng với việc tăng được thời gian bám biển khai thác nên các tàu thuộc nhóm (II) có sản lượng khai thác bình quân cao hơn các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 5% (15 tấn), góp phần nâng cao hiệu quả khai thác của tàu trong năm.

- Các tàu thuộc nhóm (II) luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ nên có thời gian bảo quản sản phẩm ngắn hơn ở các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 45% (10 ngày).

- Từ việc rút ngắn được thời gian bảo quản dẫn đến chất lượng sản phẩm của các tàu thuộc nhóm (II) cao hơn so với các tàu thuộc nhóm (I). Qua khảo sát kết quả phân loại sản phẩm dựa vào độ tươi ở các tàu thuộc nhóm (I) khi về đến cảng là: Loại I chiếm khoảng 10%, loại II chiếm 50% và loại III chiếm 40%; riêng ở các tàu thuộc nhóm (II) là: Loại I chiếm khoảng 60%, loại II chiếm 30% và loại III chiếm 10%, xem phụ lục 2. Mức giá chênh lệch giữa các loại khoảng 30%.

- Nhờ thời gian bảo quản ngắn, sản phẩm loại tốt chiếm tỷ lệ cao nên giá trị bình quân của 1 tấn sản phẩm ở các tàu thuộc nhóm (II) cao hơn so với các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 19% (1,5 triệu đồng/tấn). Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả sản xuất trong năm của các tàu khai thác nghề lưới vây ở Tiền Giang.

- Nhờ giảm được thời gian đi lại, tăng thời gian khai thác thực tế trên biển cộng với thời gian bảo quản ngắn, chất lượng sản phẩm tốt nên các tàu thuộc nhóm (II) có doanh thu bình quân trong năm cao hơn các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 23% (570 triệu đồng).

- Nhờ giảm được chi phí nước đá bảo quản và chi phí nhiên liệu do đi lại, thăm dò nên các tàu thuộc nhóm (II) giảm được chi phí bình quân trong năm so với các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 16% (290 triệu đồng), góp phần nâng cao lợi nhuận của tàu trong năm.

- Từ phương thức tổ chức sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, giảm được chi phí và tăng sản lượng khai thác cộng với chất lượng sản phẩm tốt bán được giá cao nên lợi nhuận bình quân trong năm của các tàu thuộc nhóm (II) khá ổn định và cao hơn các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 82% (860 triệu đồng). Đây là ưu thế lớn nhất của hình thức khai thác theo tổ hợp tác so với hình thức khai thác đơn lẻ ở các tàu lưới vây xa bờ ở Tiền Giang.

- Nhờ có lợi nhuận cao và ổn định nên thu nhập bình quân theo năm của thuyền viên ở các tàu thuộc nhóm (II) cũng ổn định và cao hơn so với các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 29% (8 triệu đồng/người), góp phần ổn định đời sống thuyền viên giúp thuyền viên an tâm làm việc, hạn chế được tình trạng chuyển tàu gây ảnh hưởng đến sản xuất.

3.4.1.3. Thống kê kết quả so sánh với nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang:

Từ kết quả khảo sát thực tế và trên cơ sở xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hai nhóm tàu nghề lưới vây ở Tiền Giang khai thác theo hình thức tổ hợp tác sản xuất và khai thác đơn lẻ, có thể rút ra được một số kết quả so sánh thể hiện qua bảng 3.10

Bảng 3.10: Kết quả so sánh với 01 tàu nghề lưới vây xa bờ ở Tiền Giang

Stt Nhóm tàu khai thác đơn lẻ(I) Nhóm tàu khai thác theo tổ(II) Kết quảso sánh

I. Kết quả so sánh theo chuyến biển

01 - Thời gian chuyến biển trungbình 32 ngày/chuyến. - Thời gian chuyến biển trungbình 45 ngày/chuyến. I < II 02 - Nước đá trung bình: 1.300cây đá/tàu/chuyến. - Nước đá trung bình: 1.100 câyđá/tàu/chuyến. I > II 03 - Lượng dầu bình quân: 9.000lít/chuyến/tàu. - Lượng dầu bình quân: 9.000lít/chuyến/tàu. I = II 04 - Số lao động: 22 người/tàu. - Số lao động: 22 người/tàu. I = II 05 - Tổng sản lượng khai thácbình quân: 30 tấn/chuyến. - Tổng sản lượng khai thác bìnhquân: 45 tấn/chuyến. I < II

06

- Phân loại chất lượng sản phẩm bình quân theo chuyến: + Loại I: 10%.

+ Loại II: 50%. + Loại III: 40%

- Phân loại chất lượng sản phẩm bình quân theo chuyến:

+ Loại I: 60%. + Loại II: 30%. + Loại III: 10% Giá bán giữa các loại chênh lệch 30% 07 - Giá bán sản phẩm bình quân:6,5 triệu đồng/tấn - Giá bán sản phẩm bình quân:8 triệu đồng/tấn I < II

08

- Phải thăm dò tìm cá trong từng chuyến biển. Xác suất bắt gặp đàn cá thấp

- Không phải thăm dò tìm cá nhờ nắm bắt thông tin từ các tàu trong tổ để đến đúng ngư trường mà tổ hiện khai thác.

09 - Thời gian đến ngư trườngbình quân: 48 giờ. - Thời gian đến ngư trường bìnhquân: 48 giờ. I = II 10 - Chi phí nhiên liệu đi và vềtrong 1 chuyến biển:

53.200.000đ

- Chi phí nhiên liệu đi và về trong 1 chuyến biển:

53.200.000đ I = II

11 - Lợi nhuận bình quân: 30triệu đồng/tàu/chuyến (không ổn định).

- Lợi nhuận bình quân: 60 triệu

đồng/tàu/chuyến (luôn ổn định). I < II

12 - Thu nhập bình quân thuyềnviên: 2 triệu đồng/người/chuyến.

- Thu nhập bình quân thuyền

viên: 4 triệu

đồng/người/chuyến. I < II

II. Kết quả so sánh theo năm (năm 2007)

14 - Số lượt đi và về trong năm:10 lượt - Số lượt đi và về trong năm: 7lượt I > II 15 - Thời gian đi lại trong năm:960 giờ - Thời gian đi lại trong năm:672 giờ I >II 16 - Chi phí đi và về trong nămbình quân: 532.000.000đ - Chi phí đi và về trong nămbình quân: 372.400.000đ I > II 17 - Lượng nước đá tiêu thụ trongnăm: 13.000 cây - Lượng nước đá tiêu thụ trongnăm: 7.700 cây I > II 18 - Lượng dầu tiêu thụ trongnăm: 90.000 lít - Lượng dầu tiêu thụ trong năm:63.000 lít I > II 19 - Tổng sản lượng khai tháctrong năm bình quân: 300 tấn. - Tổng sản lượng khai tháctrong năm bình quân: 315 tấn. I < II 20 - Tổng doanh thu bình quântrong năm: 1.950.000.000đ - Tổng doanh thu bình quântrong năm: 2.520.000.000đ I < II 21 - Tổng chi phí bình quân trongnăm: 1.760.000.000đ - Tổng chi phí bình quân trongnăm: 1.470.000.000đ I > II 22 - Lợi nhuận bình quân trongnăm: 190.000.000đ năm/tàu. - Lợi nhuận bình quân trongnăm: 1.050.000.000đ năm/tàu. I < II 23 - Thu nhập của thuyền viêntrong năm: 20 triệu

đồng/người/năm

- Thu nhập của thuyền viên trong năm: 28 triệu

đồng/người/năm I < II

*/ Ý kiến ngư dân: nếu có vốn sẽ thành lập đội tàu từ 3 – 4 chiếc để hợp tác khai thác.

*/ Ý kiến ngư dân: cần tổ chức khai thác theo tập đoàn mới đạt hiệu quả.

Để minh chứng cho kết quả so sánh trên, ta hãy xem hạch toán chuyến biển cụ thể trong tháng 4 năm 2008 của tàu TG92132TS của bà Nguyễn Ngọc Ánh, cư ngụ tại Phường 2, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khai thác theo hình thức tổ hợp tác sản xuất với nhóm 4 tàu và tàu TG92584TS của ông Nguyễn Văn Lắm, cư ngụ tại Phường Tân Long, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thuộc nhóm tàu khai thác đơn lẻ, xem phụ lục 4.

Từ kết quả so sánh ở bảng 3.10 ta có thể đưa ra được một số nhận xét: + Nhờ phương thức tổ chức sản xuất theo nhóm: luân phi ên chở sản phẩm về bờ và tiếp nhiên liệu, thực phẩm kịp thời nên các tàu thuộc nhóm II có thể tăng thêm được thời gian bám biển khai thác của t àu (khoảng 13 ngày/chuyến

biển). Đồng thời giảm được thời gian đi lại (thăm dò và đi - về) khoảng 288 giờ/năm/tàu.

+ Nước đá được cấp mới liên tục nên giảm được lượng nước đá tiêu hao, nhờ vậy ở các tàu khai thác theo tổ hợp tác dù khai thác nhiều ngày hơn trong một chuyến biển nhưng vẫn dùng lượng nước đá ít hơn các tàu khai thác đơn lẻ khoảng 200 cây/chuyến biển. Ngoài ra nước đá cũng được luân chuyển giữa các tàu trong tổ khi dư thừa mà không phải bỏ đi hoặc chuyển trở về như các tàu khai thác đơn lẻ. Do đó lượng nước đá tiêu thụ trong năm của các tàu thuộc nhóm (II) ít hơn so với các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 5.300 cây/năm/tàu, góp phần giảm chi phí sản xuất trong năm.

+ Nhờ tăng được thời gian bám biển của tàu, giảm bớt được chi phí đi lại – chi phí dò tìm cá nên tuy thời gian chuyến biển có dài hơn nhưng lượng dầu cung cấp cho các tàu khai thác theo nhóm cũng ngang bằng với lượng dầu cung cấp cho các tàu khai thác đơn lẻ trong mỗi chuyến biển. Do số chuyến biển của các tàu thuộc nhóm (II) ít hơn so với các tàu thuộc nhóm (I) nên lượng dầu tiêu thụ trong năm của các tàu thuộc nhóm (II) cũng ít hơn so với các tàu thuộc nhóm (I) khoảng 2.700 lít/năm/tàu.

+ Tuy số lao động trên mỗi tàu là như nhau nhưng ở các tàu khai thác đơn lẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong những tr ường hợp thiếu ngư phủ (do bệnh, nghỉ việc, sang tàu khác…), còn ở các tàu khai thác theo nhóm có thể dễ dàng luân chuyển ngư phủ từ tàu này sang tàu khác giúp cho tàu ch ủ động khai thác.

+ Cũng nhờ tăng được thời gian bám biển của tàu, chủ động khai thác ở những nơi cá tập trung nên sản lượng bình quân theo chuyến của các tàu khai thác theo nhóm cao hơn hẳn so với các tàu khai thác đơn lẻ khoảng 15 tấn/chuyến biển.

+ Ở các tàu khai thác theo nhóm, sản phẩm được bảo quản trên biển trong thời gian ngắn nên cá loại I (loại tốt) chiếm tỷ lệ cao, loại II và loại III chiếm tỷ lệ ít hơn. Ngược lại ở các tàu khai thác đơn lẻ cá được bảo quản trong thời gian dài trên biển nên cá loại I chiếm tỷ lệ thấp (chủ yếu l à cá được khai thác vào những ngày cuối chuyến biển). Cũng từ đó mà giá bán sản phẩm bình quân của các tàu khai thác theo nhóm cao hơn các tàu khai thác đơn lẻ khoảng 1,5 triệu

đồng/tấn. Đây là yếu tố quan trọng góp phần quyết định lợi nhuận của chuyến biển.

Đối với các tàu khai thác theo nhóm: chỉ chở sản phẩm về bờ khi dự đoán sản phẩm ở bờ sẽ khan hiếm và chở sản phẩm về bờ khi các tàu dồn cá đầy cho 1 tàu. Riêng với các tàu khai thác đơn lẻ chỉ chở sản phẩm về bờ khi sản phẩm đầy tàu, hết nhiên liệu, lương thực và khi đủ chi phí chuyến biển nên kéo dài thời gian bảo quản, có tàu khi về đến bờ bị hỏng 2 – 3 hầm cá.

Từ các yếu tố trên đã làm cho lợi nhuận tính theo chuyến biển của các t àu khai thác theo tổ luôn ổn định và cao gấp 2 lần so với các tàu khai thác đơn lẻ, nhờ đó thu nhập của thuyền viên các tàu khai thác theo tổ cũng ổn định và cao gấp 2 lần so với thuyền viên của các tàu khai thác đơn lẻ trên từng chuyến biển.

+ Nhờ tăng được thời gian bám biển của tàu để khai thác nên các tàu khai thác theo tổ hợp tác sản xuất giảm được số chuyến biển và số lượt đi về trong năm (mỗi năm 3 lượt), nhờ đó mỗi năm giảm được khoảng 160 triệu đồng chi phí đi lại không có ích.

+ Tuy số chuyến biển trong năm của các tàu khai thác theo tổ hợp ít hơn các tàu khai thác đơn lẻ nhưng nhờ thời gian chuyến biển kéo dài và sản lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh tiền giang và đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)