3.3.2.1. Về mặt quả xã hội:
- Tăng thời gian bám biển của tàu, từ đó giúp tăng năng suất và sản lượng khai thác cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội.
- Các tàu hợp tác tương trợ lẫn nhau nên hạn chế được tình trạng cạnh tranh ngư trường, cạnh tranh thuyền viên góp phần giữ vững an ninh trật tự trên biển và địa phương.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm cho xã hội do sản phẩm được bảo quản trong thời gian ngắn.
- Tạo nên tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giữa các chủ tàu và thuyền viên giữa các tàu trong nhóm, điều này là rất cần thiết cho các tàu khai thác xa bờ.
- Hỗ trợ đắc lực cho nhau khi có sự cố trên biển, đảm bảo an toàn cho tàu và thuyền viên.
- Đảm bảo sản phẩm khai thác ở bờ lúc n ào cũng có để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hạn chế được tình trạng các tàu cùng cập bến gây ứ đọng sản phẩm khai thác (cung vượt cầu), lại có những lúc sản phẩm ở bờ khan hiếm (cung không đủ cầu) khi không có tàu cập bến.
- Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong việc quản lý tàu thuyền cũng như điều động tàu khi cần thiết và tập hợp để chuyển giao khoa học kỹ thuật cũng như các chủ truơng, chính sách pháp luật cho ngư dân.
3.3.2.2. Về mặt kinh tế:
- Nhóm tàu luân phiên nhau chở sản phẩm về bờ nên giảm thời gian đi lại, tăng thời gian bám biển nên tăng được năng suất khai thác của con t àu.
- Sản phẩm được bảo quản trên biển trong thời gian ngắn nên đạt chất lượng, bán được giá cao.
- Khai thác theo nhóm sẽ giảm được chi phí dò tìm, giảm được chi phí đi lại nên giảm được chi phí chuyến biển. Đặc biệt l à trong thời điểm giá nhiên liệu tăng cao như hiện nay.
- Chủ động được thời gian đưa sản phẩm về bờ hạn chế tình trạng các tàu về cùng một lúc gây ứ đọng hàng hoá, nhờ vậy sản phẩm luôn bán được với mức giá cao.
- Thực phẩm luôn được thay đổi và cung cấp thường xuyên đảm bảo tươi ngon nhờ vậy luôn đảm bảo được sức khoẻ cho thuyền viên góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
- Hạn chế được tình trạng ngư phủ chuyển tàu góp phần giúp hoạt động khai thác của tàu ổn định hơn.
Tất cả các yếu tố trên góp phần làm tăng cao hiệu quả khai thác của con tàu, làm tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho chủ tàu cũng như thuyền viên.
3.4. SO SÁNH LỢI ÍCH GIỮA HÌNH THỨC KHAI THÁC ĐƠN LẺ VÀ KHAI THÁC THEO TỔ HỢP TÁC SẢN XUẤT Ở TIỀN GIANG.
Qua kết quả khảo sát trong lực lượng tàu khai thác xa bờ hành nghề lưới vây và lưới kéo đơn ở Tiền Giang, có những tàu hành nghề rất hiệu quả và ngược lại cũng có những tàu kém hiệu quả do rất nhiều nguyên nhân. Đa phần các tàu khai thác kém hiệu quả đều thuộc trường hợp khai thác đơn lẻ và ngược lại phần lớn các tàu khai thác đạt hiệu quả cao đều thuộc các tập đoàn khai thác của các chủ tàu nhiều vốn. Trong 165 tàu được khảo sát có 50 tàu hành nghề lưới vây và 11 tàu hành nghề lưới kéo đơn hoạt động theo hình thức tổ hợp tác sản xuất, còn lại 104 tàu hoạt động riêng lẻ. Trong đó có 10 tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây và 02 tổ hợp tác sản xuất nghề lưới kéo đơn. Kết quả khảo sát như sau:
- Số tàu trong mỗi tổ hợp tác sản xuất: 3 – 10 tàu, phụ thuộc chủ yếu vào khả năng vốn của chủ tàu (xem bảng 3.2).
- Hiệu quả khai thác của các tàu trong tổ hợp: 12/12 tổ đều thu lãi, khai thác đạt hiệu quả 100% trên tổng số tàu trong tổ. Hiệu quả khai thác luôn ổn định từ khá đến cao với mức lãi ròng trên 15 triệu đồng/chuyến/tàu (xem bảng 3.3 và bảng 3.5).
- Hiệu quả ở các tàu khai thác đơn lẻ: Qua kết quả điều tra, hiệu quả các tàu khai thác đơn lẻ khá thấp và không ổn định trong từng chuyến biển, được thể hiện qua bảng 3.7
Bảng 3.7: Thống kê hiệu quả ở các tàu khai thác đơn lẻ Hiệu quả khai thác Lãi ròng trên 15tr.đ/tàu/chuyến Lãi ròng từ 5 – 15tr.đ/tàu/chuyến Lãi ròng dưới 5tr.đ/tàu/chuyến Tổng cộng Số lượng tàu 16 36 52 104 Tỷ lệ % 15 35 50 100
Qua bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ các tàu khai thác bị thua lỗ, hoà vốn, lãi thấp (mức lãi ròng dưới 5 triệu đồng/tàu/chuyến) ở các tàu khai thác đơn lẻ khá nhiều, chiếm 50% (52 tàu) trên tổng số tàu khai thác đơn lẻ được khảo sát.