Mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây kết hợp ánh sáng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh tiền giang và đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp (Trang 27 - 30)

3.2.1.1. Qui mô và lợi nhuận:

Mỗi tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây ở Tiền Giang đều do một chủ quản lý, vì vậy qui mô của tổ cũng như số lượng tàu thuyền trong tổ phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ tàu. Trong 10 tổ hợp tác sản xuất thì tổ ít nhất là 3 tàu, tổ nhiều nhất là 10 tàu được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Thống kê số lượng tàu trong các tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây

TT Tổ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số tàu 3 3 3 4 4 5 5 6 7 10

Trên các tàu trong tổ đều được trang bị các thiết bị đáp ứng yêu cầu khai thác. Tuy nhiên, các trang thiết bị trên các tàu không đồng nhất về thông số kỹ thuật cũng như giá trị. Đồng thời hiệu quả mang lại của các tổ hợp tác sản xuất trên từng đơn vị tàu thuyền cũng khác nhau.

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, ngư trường và kinh nghiệm, tay nghề thuyền trưởng mà mức lợi nhuận thu được của mỗi tàu trên từng chuyến biển cũng khác nhau. Lợi nhuận của các tàu trong các tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây khá ổn định. Theo kết quả điều tra, l ãi ròng bình quân năm 2007 của một tàu trong các tổ được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3: Thống kê lãi ròng bình quân trong năm 2007 của 1 tàu trong các tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây

TT Tổ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số tàu (tàu) 3 3 3 4 4 5 5 6 7 10 Bình quân Lãi 1 chuyến (tr.đ) 28 35 20 47 40 47 45 52 60 55 42,9 Lãi cả năm 2007 (tr.đ) 196 245 140 329 280 329 315 364 420 385 300,3 Qua bảng 3.3 cho thấy bình quân mỗi tàu trong các tổ hợp tác khai thác nghề lưới vây thu lãi ròng từ 20 – 60 triệu đồng trong mỗi chuyến biển và từ 140 – 420 triệu đồng trong năm 2007.

3.2.1.2. Phương thức hợp tác sản xuất:

Do những đặc điểm khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội nên mỗi tổ có mức độ hợp tác khác nhau. Nhìn chung các tàu trong tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây thường thực hiện hợp tác trong khai thác với nguy ên tắc hợp tác và nội dung chủ yếu sau:

- Nguyên tắc hợp tác: Hợp tác trong chuyên chở và giúp nhau trong sản xuất, riêng mỗi thành viên sẽ tự thu – chi và hạch toán độc lập.

- Nội dung hợp tác:

+ Luân phiên vận chuyển sản phẩm vào bờ: sản phẩm sau khai thác, được dồn lại cho một tàu chở về bờ để tiêu thụ nhằm bán được giá cao, giảm chi phí đi lại và tăng thời gian bám biển khai thác của các t àu còn lại. Các tàu thay phiên nhau vận chuyển sản phẩm về bờ và đưa nguyên - nhiên liệu trở lại ngư trường cung cấp cho các tàu trong tổ. Tùy thuộc vào số lượng tàu trong mỗi tổ, sản lượng cá khai thác được mà thời gian về bờ giữa các tàu trong tổ dài hay ngắn, thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Thống kê bình quân chu kỳ vận chuyển sản phẩm và chu kỳ về bờ trong các tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây

TT Tổ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số tàu (tàu) 3 3 3 4 4 5 5 6 7 10 Bình quân Chu kỳ chuyển sản phẩm (ngày) 10 15 12 11 12 9 9 7 6 5 10 Chu kỳ về bờ của 1 tàu (ngày) 30 45 36 44 45 45 45 42 42 45 42

Qua bảng 3.4 ta thấy cứ 5 – 15 ngày thì có 1 tàu trong tổ phải vận chuyển sản phẩm về bờ. Đồng thời chu kỳ về bờ của mỗi tàu trong tổ hợp tác khai thác nghề lưới vây ở Tiền Giang từ 30 – 45 ngày và được tạm tính là một chuyến biển để hạch toán hiệu quả sản xuất. Các tàu thuộc tổ thứ 2 và tổ thứ 10 có chu kỳ về bờ (thời gian chuyến biển) như nhau (45 ngày) nhưng chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ của tổ thứ 2 là 15 ngày do số lượng tàu trong tổ này ít (chỉ 3 tàu),

ngược lại ở tổ thứ 10 chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ chỉ 5 ngày do số lượng tàu trong tổ khá nhiều (10 tàu).

+ Trao đổi thông tin về ngư trường khai thác: Do đặc điểm nghề l ưới vây ở Tiền Giang là khai thác kết hợp với ánh sáng và chà rạo nên ngư trường khai thác của các tàu cũng khá ổn định. Với hình thức khai thác theo tổ hợp tác sản xuất mà các tàu đều do một chủ quản lý thì thông tin về ngư trường, nguồn lợi luôn được chia sẽ kịp thời cho các tàu thành viên. Nhờ đó giảm được chi phí đi lại cũng như không mất thời gian chong đèn khai thác thăm dò ở từng cụm chà.

+ Giúp đỡ lẫn nhau khi có sự cố trên biển: Các tàu trong tổ hợp tác thường khai thác ở các khu vực gần nhau và liên lạc hàng ngày để trao đổi thông tin về sản lượng cũng như diễn biến tình hình khai thác nên kịp thời hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có sự cố trên biển như: tai nạn lao động, các hỏng hóc tàu thuyền cũng như trang thiết bị phục vụ khai thác và các sự cố khác do thiên tai v.v.. Nhờ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại khi có sự cố xảy ra tr ên các tàu thành viên.

+ Hợp tác trong sử dụng lao động: Lực l ượng lao động nghề cá ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung thường không ổn định, lao động có xu hướng chuyển từ tàu có hiệu quả thấp sang các tàu khai thác có hiệu quả cao nhằm cải thiện thu nhập cho bản thân. Tuy nhi ên lao động trên các tàu trong tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây ít có sự xáo trộn do thuyền vi ên tự ý chuyển đổi phương tiện khai thác nhờ vào cơ chế thống nhất giữa các tàu thành viên trong tổ trong việc sử dụng lao động như: không nhận lao động của các tàu thành viên tự ý chuyển sang, không cạnh tranh lao động giữa các t àu trong tổ…

3.2.1.3. Phương thức ăn chia lợi nhuận:

Lợi nhuận trên các tàu trong tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây được chia theo tỷ lệ 6:4 (chủ 6 và thuyền viên 4) sau khi trừ chi phí sản xuất trong từng chuyến biển. Thường sau khi trừ chi phí sản xuất, lãi ròng của chủ tàu từ 20 – 60 triệu đồng (bảng 3.3), mỗi thuyền viên được hưởng từ 2 – 5 triệu đồng sau mỗi chuyến biển 30 – 45 ngày tuỳ theo phân điểm do thuyền trưởng chấm công. Lợi nhuận trên các tàu thành viên phần lớn được ăn chia một cách độc lập dựa tr ên kết quả sản xuất của chuyến biển, không phân bổ đồng cho các t àu thành viên.

Trong 10 tổ hợp tác sản xuất nghề lưới vây ở Tiền Giang có 1 tổ cũng ăn chia theo tỷ lệ 6:4 (chủ 6 và thuyền viên 4) tuy nhiên lợi nhuận lại được hạch toán đều cho tất cả các tàu thành viên.

Phương thức ăn chia độc lập hoặc hạch toán đều cho các t àu thành viên đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Hạch toán đều tạo sự đo àn kết tốt, triệt để trong lực lượng lao động cũng như các tàu thành viên nhưng c ũng dễ gây tâm lý so đo giữa các tàu cũng như lao động trong tổ và phương thức này chỉ thực hiện được ở các tổ do một chủ tàu quản lý. Phương thức hoạch toán độc lập cho từng tàu dựa trên kết quả sản xuất thì ngược lại tuy chưa tạo được sự gắn kết triệt để giữa các tàu thành viên nhưng lại có ưu điểm là kích thích sản xuất và thực hiện được ở các tổ mà tàu thành viên do 1 hoặc nhiều chủ quản lý.

3.2.1.4. Phương thức quản lý điều hành và cơ chế kích thích sản xuất:

Các tàu lưới vây xa bờ ở Tiền Giang đều do một chủ quản lý v ì vậy khá thuận lợi trong quản lý điều hành trên bờ cũng như trên biển. Việc ghi chép sổ sách mua bán của các tàu ở bờ đều do chủ tàu thực hiện, riêng quản lý và điều hành tổ chức sản xuất trên biển đối với các tàu cũng do người nhà của chủ thực hiện thông qua hệ thống thông tin, li ên lạc.

Cơ chế kích thích thuyền viên chủ yếu là hình thức ăn chia 6:4 giữa chủ tàu và thuyền viên, lợi nhuận của tàu càng cao thì lương thuyền viên càng cao và ngược lại. Chưa có tổ nào có những cơ chế khác để kích thích sản xuất tr ên từng tàu cũng như trong tổ hợp tác sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá mô hình tổ hợp tác sản xuất nghề khai thác hải sản xa bờ tỉnh tiền giang và đề xuất mô hình hợp tác sản xuất phù hợp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)