2. Mục tiêu nghiên cứu
3.6.2. Xung đột giữa các hộ gia đình trong quản lý rừng cộng đồng
Trên cơ sở điều tra thực tiếp các hộ gia đình đã xác định được 2 xung đột cơ bản là tình trạng lấn chiếm nương, rẫy, do không rõ ranh giới giữa các hộ và xung đột do tình trạng các loại gia súc như trâu, bò không được chăn thả cẩn thận đã phá cây trồng của các hộ gia đình khác. Có 20/90 (22,3%) hộ gia đình được phỏng vấn cho rằng họ đang có xung đột với những hộ gia đình khác trong đó vấn đề về xung đột đất đai có12/20 ý kiến (60%), xung đột về gia súc phá cây có 8/20 ý kiến (40%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Đây là những xung đột nhỏ, dễ dàng giải quyết được. Thực tế chưa có vụ xung đột nào không được giải quyết và chính quyền xã sẽ đứng ra xử lý.
Hình 3.3: Ranh giới đất giữa các hộ chưa rõ ràng 3.6.3. Xung đột giữa cộng đồng với bên ngoài
Qua tổng hợp số liệu điều tra thực tế cho thấy có 19/90 (21,1%) ý kiến cho rằng hiện nay cộng đồng thôn đang có xung đột với các đối tượng bên ngoài cộng đồng.
Mâu thuẫn giữa cộng đồng thôn với người dân bên ngoài cộng đồng chủ yếu về về việc khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ trong rừng của cộng đồng.
Về nguồn gốc phát sinh: Mâu thuẫn bắt đầu từ việc thiết lập quyền quản lý và sử dụng tài nguyên rừng cho thôn, đồng nghĩa với không thừa nhận quyền sử dụng các sản phẩm từ rừng của các cộng đồng và bộ phận dân cư lân cận mà lâu nay họ vẫn có thói quen sử dụng. Bên cạnh đó ranh giới giữa các thôn cũng chưa được xác định rõ ràng dẫn đến tình trạng người dân ngoài cộng đồng có những xâm phạm.
Về tính chất của xung đột: Xung đột giữa cộng đồng thôn với bộ phận dân cư bên ngoài cộng đồng không phải xung đột về bản chất do cơ chế quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
lý rừng cộng đồng tạo ra. Xung đột này được gọi là xung đột cơ hội, tức là nếu có cơ hội thì xung đột này xảy ra, còn không thì sẽ không có xung đột này. Trong trường hợp này, nếu khi xác định vị trí giao rừng cho cộng đồng đảm bảo thuận lợi, rừng gần cộng đồng nào thì giao cho cộng đồng đó, hoặc đảm bảo có rừng cho những bộ phận dân cư thôn lân cận thì xung đột này đã không xảy ra. Xung đột này tương đối dễ quản lý và phòng tránh.
3.7. Đánh giá về hiệu quả của phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Ba Bể
Bảng 3.23: Hiệu quả của phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng
Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng Tẩn Lùng Lủng Mình Nà Hai Nà Vài Nà Lần Khuổi SLẳng
1.Giải quyết nhu cầu gỗ, lâm sản - Có 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 0 0 2.Tăng thu nhập - Có 20% 55% 35% 33% 20% 16% - Không 80% 45% 65% 67% 80% 84%
3.Tạo công ăn việc làm - Có 27% 25% 50% 0 100% 100% - Không 73% 75% 50% 100% 0 0 4. Hạn chế khai thác trộm - Có 100% 80% 90% 100% 100% 100% - Không 0 20% 10% 0 0 0
5.Hiểu quả môi trường
- Có 100% 100% 100% 100% 100% 100%
- Không 0 0 0 0 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Theo kết quả điều tra thực tế phương thức quản lý rừng cộng đồng có thể đưa ra những kết luận như sau:
- Hiệu quả về kinh tế: Phương thức quản lý này đem lại thu nhập rất ít cho người dân. Trước 2010 khi địa bàn còn thực hiện dự án 661, các cộng đồng đều có nguồn thu từ việc bảo vệ rừng từ 100.000-200.000 VNĐ/ha/năm. Số tiền này được chi trả cho việc tuần tra bảo vệ rừng, xây dựng các công trình trong thôn hoặc có thể chia đều cho các hộ.
Tuy nhiên hiện nay nguồn thu này đã hết. Rừng cộng đồng nghiêm cấm hành vi khai thác gỗ đem bán, các hộ gia đình chỉ được khai thác gỗ để làm nhà và phải viết đơn xin phép khai thác. Như vậy rừng cộng đồng chỉ đáp ứng như cầu về gỗ và lâm sản chứ không đem lại thu nhập cho người dân.
- Hiệu quả về môi trường: theo đánh giá phương thức quản lý rừng cộng đồng có hiệu quả cao nhất về môi trường, hạn chế tốt nhất tình trạng khai thác trộm. Nguyên nhân là mỗi thôn đều có quy ước riêng, cộng đồng thường xuyên đi kiểm tra, bảo vệ rừng của cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng
Tẩn Lùng Lủng Mình Nà Hai Nà Vài Nà Lần Khuổi SLẳng
1.Phương thức bảo vệ
- 1 tháng tuần tra/ lần 100% 0 0 0 0 0
- Có người báo mới đi 0 100% 100% 0 0 0
- Thường xuyên 0 0 0 100% 100% 100%
2. Sự chấp hành quy ước của thành viên
- Tốt 100% 100% 100% 64% 77% 100%
- Không tốt 0 0 0 36% 23% 0
3. Hình thức xử phạt khi vi phạm quy ước
- Nhắc nhở 100% 100% 100% 100% 100% 100%
- Giao cho xã giải quyết 0 0 0 0 0 0
4. Hình thức xử phạt người ngoài cộng đồng
- Nhắc nhở 75% 100% 100% 100% 0 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Phương thức bảo vệ rừng của cộng đồng đem lại hiệu quả rất cao. Phương thức đi tuần tra bảo vệ ở mỗi cộng đồng có sự khác nhau về tần suất đi kiểm tra. 3 thôn thường xuyên đi tuần tra rừng, 2 thôn có người báo cáo mới tiến hành đi kiểm tra, 1 thôn đi tuần tra theo tháng.
Tất cả cho rằng sự chấp hành quy ước bảo vệ khai thác của các thành viên đều tốt. Người trong cộng đồng vi phạm sẽ bị nhắc nhở ở mức độ nhẹ, nặng thì sẽ giao cho xã giải quyết. Hình thức này cũng áp dụng cho những đối tượng ngoài cộng đồng khi sảy ra vi phạm.
3.8. Phân thích SWOT cho phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Ba Bể
Bảng 3.25: Phân tích SWOT cho phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng
Điểm mạnh Điểm yếu
- Có tinh thần đoàn kết trong hoạt động tập thể
- Có kinh nghiệm trong quản lý rừng cộng đồng
- Cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng CĐ
- Một số thành viên thiếu nhiệt tình gây ảnh hưởng tập thể
- Hiệu quả quản lý rừng phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của Ban quản lý rừng CĐ
Cơ hội Thách thức
- Có nhiều chính sách mới ban hành, nhiều chương trình dự án được thực hiện.
- Hôi nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển, bảo vệ rừng.
- CĐ chưa được công nhận là chủ đất, trên danh nghĩa rừng CĐ thuộc sự quản lý của UBND xã.
Phương thức quản lý này được đánh giá có nhiều ưu điểm trong bảo vệ rừng. Cộng đồng có tính tự trị, đoàn kết do vậy hoạt động phát triển bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
rừng ở đây được thực hiện với tinh thần cao, có sự tham gia của tất cả các thành viêc. Bên cạnh đó, cộng đồng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng cộng đồng từ lâu đời nên tính tự giác được thể hiện rõ nét.
Tuy nhiên những khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải đó chính là trong Ban quản lý rừng chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Hầu hết các nhiệm vụ đang dồn vào một mình Trưởng thôn kiêm trưởng Ban quản lý rừng. Các thành viên Ban quản lý, tổ trưởng bảo vệ rừng hoạt động nhiều nhưng chế độ phụ cấpthấp.
Thách thức chính là trong khi cộng đồng bảo vệ rừng nhưng lại không được xác nhận quyền làm chủ, không có hỗ trợ cho việc bảo vệ.
3.9. Giải pháp phát triển rừng cộng đồng, phối hợp 3 phƣơng thức quản lý rừng
- Về chính sách:
Cần thiết có chính sách quy hoạch vùng phát triển lâm nghiệp cộng đồng, cân đối hài hoà giữa các chủ thể quản lý rừng cho từng vùng, từng khu vực, địa phương và chú ý đến những nơi cộng đồng còn truyền thống quản lý rừng chung và đời sống phụ thuộc vào rừng.
Phát triển chính sách giao đất giao rừng, trong đó làm rõ vấn đề giao quyền và trách nhiệm sử dụng đất cho nhóm hộ/dòng họ, cộng đồng.
Để thực hiện điều này cần cụ thể hoá luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng. Cải tiến chính sách hưởng lợi, phân chia lợi ích cho người nhận rừng, cần căn cứ và tăng trưởng của rừng để bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hưởng lợi.
Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, tiếp tục giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, các nhân và đặc biệt là cho cộng đồng quản lý trực tiếp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Đối với quản lý rừng nhà nước nên tập trung vào các khu rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn xung yếu do các lâm trường quốc doanh, Vườn quốc gia... quản lý. Nên có một cơ cấu diện tích rừng nhà nước nhất định, đồng thời cải cách phương thức quản lý của các đơn vị là chủ rừng này thì mới mong cải thiện được thực trạng hiện nay.
Đối với quản lý rừng tư nhân cần tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, tạo sinh kế ổn định để người dân tập trung vào phát triển kinh tế từ rừng, hạn chế tình trạng phá rừng
Đối với quản lý rừng cộng đồng cần nhanh chóng có những văn bản xác nhận rừng cộng đồng và các quy ước của nó trên cơ sở tôn trọng các đề xuất của cộng đồng.
- Về tổ chức, thể chế:
Thành lập và nâng cao hiệu lực, tính pháp lý của Ban quản lý rừng cộng đồng và quy ước quản lý rừng do cộng đồng tham gia xây dựng.
Phát triển hệ thống quản lý lâm nghiệp cấp cơ sở từ thôn, xã đến huyện; cải cách hành chính lâm nghiệp để đáp ứng được nhu cầu quản lý hình thức lâm nghiệp cộng đồng.
Phát triển và ban hành cách tiếp cận và hệ thống giải pháp kỹ thuật dựa vào cộng đồng, kết hợp tiến bộ kỹ thuật với kiến thức sinh thái địa phương.
- Về nâng cao năng lực
Đào tạo cho đôi ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông lâm, kiểm lâm cấp huyện, xã; bao gồm đào tạo kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy, phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia, điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia
- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
- Nhà nước cần phải khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Ba Bể
Huyện Ba Bể bao gồm 15 xã nông thôn, 150 làng và 9.886 hộ. Tổng diện tích đất tự nhiên là 68.421 ha, trong đó 58,679.9 ha đất rừng. Tỷ lệ đói nghèo theo chuẩn mới còn rất cao gần 60%.
Các hình thức quản lý và sử dụng rừng tại Ba Bể: + Hộ gia đình: 25.670,74 ha chiếm 44,49%
+ Tổ chức kinh tế: 3.122,18 ha chiếm 5,41% + UBND cấp xã: 19.757,14 ha chiếm 34,24%
+ Cơ quan, đơn vị nhà nước: 9.142,15 ha chiếm 15,85 %
Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của 3 xã nghiên cứu
Quảng Khê, Đồng Phúc, Bành Trạch đều là 3 xã vùng cao của huyện Ba Bể, trong những năm qua, bằng sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và người dân, đời sống kinh tế, văn hóa chính trị của 3 xã đều có những sự thay đổi, góp phần nâng cao phát triển kinh tế của toàn huyện. 3 xã đại diện cho 3 khu vực vùng lõi, vùng đệm và vùng ngoài của vườn quốc gia Ba Bể nên có những sự khác nhau về các loại rừng nhưng lại tường đồng về các phương thức quản lý rừng.
Đánh giá phương thức quản lý rừng cộng đồng
Hiện nay ở Ba Bể chỉ tồn tại một hình thái quản lý cộng đồng là thôn, bản. Đặc trưng cơ bản của cộng đồng trong quản lý rừng hiện nay là bao gồm các thành viên có cùng quyền lợi với khu rừng cộng đồng. Các quy ước về cơ bản là do cộng đồng đặt ra và đã được thừa nhận về mặt pháp lý.
Tuy nhiên cộng đồng chưa thực sự có quyền sở hữu diện tích rừng đang bảo vệ, cần nhanh chóng bàn giao, chứng nhận quyền sở hữu đất cho cộng đồng trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Hiệu quả về kinh tế, môi trường: Rừng cộng đồng đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tuy nhiên chưa đáng kể, phương thức quản lý này có tác động tốt trong duy trì và bảo tồn tài nguyên, trong ổn định xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Chia sẻ lợi ích: Trong phương thức quản lý rừng cộng đồng, sự chia sẻ lợi ích là công bằng, rõ ràng và cụ thể với những quy ước chung mà cả cộng đồng phải tuân theo.
- Những xung đột cỏ bản: Phương thức quản lý này vẫn còn tồn tại ba mẫu thuẫn cơ bản: với các cơ quan tổ chức, trong nội bộ cộng đồng và ngoài cộng đồng. Các mâu thuẫn này về cơ bản đã có những cách giải quyết khá triệt để và hầu như cộng đồng tự xử lý được.
- Điểm mạnh, điểm yếu của phương thức quản lý rừng cộng đồng: Phương thức quản lý này được đánh giá có nhiều ưu điểm trong bảo vệ rừng. Cộng đồng có tính tự trị, đoàn kết do vậy hoạt động phát triển bảo vệ rừng ở đây được thực hiện với tinh thần cao, có sự tham gia của tất cả các thành viêc. Bên cạnh đó, cộng đồng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng cộng đồng từ lâu đời nên tính tự giác được thể hiện rõ nét.
Tuy nhiên những khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải đó chính là trong Ban quản lý rừng chưa có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Hầu hết các nhiệm vụ đang dồn vào một mình Trưởng thôn kiêm trưởng Ban quản lý rừng. Các thành viên Ban quản lý, tổ trưởng bảo vệ rừng hoạt động nhiều nhưng chế độ phụ cấpthấp.
2. Kiến nghị
- Cần có chính sách xác định sự phân quyền trong quản lý rừng.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba phương thức quản lý rừng, phải
có sự phân cấp quản lý rõ ràng trên cơ sở xác định giới hạn quản lý của từng phương thức cũng như địa bàn quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Cần mạnh dạn giao đất giao rừng cho cộng đồng quản lý và cấp giấy