2. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.2. Đặc điểm chung của xã Quảng Khê liên quan đến quản
tăng lên, theo đánh giá của trưởng thôn đây là thời kì dân trong thôn tàn phá rừng nhiều nhất.
Đến năm 1995, số hộ tăng lên 18 và đều là dân tộc Dao. Do là một thôn vùng cao nên không sảy ra lũ lụt trong thôn, tuy nhiên về nước canh tác nông nghiệp thì năm nào trong thôn cũng thiếu, gây rất nhiều khó khăn. Đến năm 2003, khi Nhà nước mở rộng tuyến đường từ huyện Chợ Đồn về, dân làng trong thôn đã dùng tiền quỹ và đóng góp để thuê máy ủi, máy xúc mở rộng đường 4m vào thôn.
Vào các năm 2005, 2007 sảy ra rét đậm, rét hại làm chết trâu bò trong thôn, năm 2007 bị chết 30 con trâu gây tổn thất nặng nề về kinh tế cho các hộ. Năm 2010 thôn mới bắt đầu được sử dụng điện lưới quốc gia, cũng trong năm này thôn quyết định dùng tiền quỹ từ việc bảo vệ rừng theo chương trình 661 để đổ bê tông đường lên thôn, tuy nhiên số tiền không nhiều nên chỉ đổ được 1 vài đoạn .
Đến năm 2012 số hộ tăng lên 36 hộ với 173 nhân khẩu.
3.3.2. Đặc điểm chung của xã Quảng Khê liên quan đến quản lý tài nguyên rừng nguyên rừng
Về vị trí địa lý:
Quảng Khê nằm ở phía Tây của Huyện Ba Bể, có tổng diện tích đất tự nhiên 5.451,22 ha, xã cách trung tâm huyện 26 km về phía tây có địa giới giáp với các xã:
+ Phía Đông giáp với xã Yến Dương, Đồng Phúc + Phía Tây giáp với xã Nam Mẫu
+ Phía Bắc giáp với xã Thượng Giáo, Khang Ninh, Địa Linh + Phía Nam giáp với xã Hoàng Trĩ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Địa hình phức tạp nhiều núi đá vôi xen lẫn núi đất. Do ảnh hưởng của địa hình nên việc phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhất là khai thác đất đai để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Xã có độ cao trung bình từ 400 – 1200m so với mặt nước biển. Quảng Khê nằm trong lưu vực vùng đệm hồ Ba Bể, địa thế của xã dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
Về điều kiện khí hậu:
Nhiệt độ thay đổi trong năm lớn, lượng mưa không đều, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nông lâm nghiệp. Nhìn chung nền kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự túc, tự cấp, chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, thu nhập bình quân trên đầu người thấp, năm 2012 còn có 369 hộ nghèo chiếm tỉ lệ 51,11%.
Về thuỷ lợi:
Trong những năm trở lại đây được sự đầu tư từ chương trình 135/CP và sự đầu tư lồng ghép từ các chương trình khác, hệ thống thuỷ lợi của xã tạm thời mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tưới tiêu, nguồn nước dùng cho trồng trọt của nhân dân chủ yếu chờ vào các nguồn nước chỉ có trong mùa mưa do vậy vẫn chưa đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi còn nhiều bất cập cần tiếp tục đầu tư, xây dựng.
Có 9 suối tại xã Quảng Khê, bao gồm: Khuổi Sao, Ban Piac, Ban Pjan, Lung Ca, Bo Xá, Khuổi Lay, Nà Ngông, Khuổi En, và Cốc Ngoan. Chỉ có Khuổi Sao dòng cung cấp đủ nước để gieo trồng trong cả hai mùa khô và mùa mưa. Hầu như các hệ thống dòng khác là thiếu nước tưới trong mùa khô; đặc biệt là dòng suối Cốc Ngoan không có nước vào mùa khô.
Về lâm nghiệp: Hiện nay diện tích rừng tại địa phương chưa được giao
cụ thể cho người dân. Nằm ở vùng đệm của Vườn Quốc gia chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc, chỉ để cho cỏ gianh, lau lách mọc, xã cũng mới thực hiện chương trình trồng rừng 147 từ năm 2010.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Về thực trạng sử dụng đất đai: Quảng Khê là một xã có diện tích đất tự nhiên rộng 5451,72 ha, tuy nhiên quỹ đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ít nhất là các hộ dân tộc sinh sống ở vùng cao chủ yếu canh tác trên nương rẫy cỗ định, đất bạc mầu, năng suất các loại cây trồng thấp, chưa đủ lương thực.
Đảng uỷ và Chính quyền địa phương đã rất trú trọng trong việc chỉ đạo cơ cấu cây trồng nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích nhưng trình độ dân trí không đồng đều việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến việc thực hiện một số mô hình không đạt hiệu quả.
Bảng 3.7: Thống kê diện tích đất đai xã Quảng Khê năm 2012
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Tổng diện tích 5451,72 100,00 2. Đất nông nghiệp 5315,62 97,50
2.1. Đất sản xuất nông nghiệp 789,49 14,50
2.1.1. Đất trồng cây hàng năm 531,13 9,74
2.1.2. Đất trồng cây lâu năm 258,36 4,75
2.2. Đất lâm nghiệp 4526,13 83,00
2.2.1. Rừng sản xuất 2097,00 38,50
2.2.2. Rừng phòng hộ 1057,13 19,40
2.2.3.Rừng đặc dụng 1354,00 25,10
3. Đất phi nông nghiệp 115,60 2,12
4. Đất chƣa sử dụng 20,50 0,30
Nguồn: Tổng hợp từ bảng kiểm kê diện tích đất đai xã tính đến ngày 01/12/2012
Qua bảng 3.7 ta có thể nhận thấy phần lớn diện tích đất đai của xã là đất lâm nghiệp (chiếm 83% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó đất rừng sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
xuất chiếm tỉ lệ cao nhất là 38,50%, rừng đặc dụng có tỉ lệ cao thứ hai với 25,10%. Tất cả diện tích rừng đặc dụng trong xã đều do vườn Quốc Gia Ba Bể trực tiếp quản lý. Rừng phòng hộ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 19,40 %. Quảng Khê là một trong nhưng xã có diện tích đất lâm nghiệp nhiều nhất trong toàn huyện. Hiện nay theo xu thế chung, phần lớn diện tích rừng sản xuất và phòng hộ đều đã được giao cho hộ gia đình sử dụng và UBND xã quản lý, còn lại diện tích rừng đặc dụng không giao mà vườn quốc gia sẽ quản lý và bảo vệ.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã tương đối thấp (14,50 %), trong khi đó phần lớn thu nhập của người dân trong xã vẫn từ nông nghiệp là chủ yếu. Do vậy tập trung phát triển nghề rừng đang là hướng đi cần thực hiện ở Quảng Khê.
Dân sô, lao động:
Tổng số hộ trong toàn xã là 740 hộ, tổng số nhân khẩu là 3.444 người. Có 4 dân tộc cùng sinh sống: dân tộc Tày là 2.578 người chiếm 74,8 %, dân tộc Dao là 728 người chiếm 21,1 %, dân tộc Nùng là 82 người chiếm 2,3 %, dân tộc Kinh là 56 người chiếm 1,6 % dân số của xã.
3.3.2.1. Đặc điểm của thôn Nà Hai liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy: Vào năm 1961 thôn Nà Hai mới được thành lập, lúc này mới chỉ có 6 hộ là người Dao Quý Lâm đến sinh sống và khai hoang. Năm 1969 số hộ tăng lên là 7, do là một thôn vùng cao nên người dân canh tác chủ yếu trên nương rẫy mà mình khai phá được. Năm 1979, số hộ tăng lên là 20 nguyên nhân là do có nhiều hộ chuyển từ Cao Bằng xuống vì chiến tranh biên giới với Trung Quốc, các hộ mới chuyển đến hầu hết là người Dao Đỏ tuy nhiên các hộ gia đình trong thôn sống rất đoàn kết với nhau. Giai đoạn từ năm 1991-1996, các hộ trong thôn làm ăn định cư, phát nương làm rẫy, tổ chức ổn định kinh tế, hoạt động hăng say trong hợp tác xã. Từ năm 1996 đến nay, hợp tác xã tan rã, các hộ đã tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
mua diện tích đất để canh tác tư nhân. Đây là giai đoạn nhu cầu đất canh tác của người dân tăng cao do đó tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra mạnh mẽ, tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng trong thôn.
Năm 2004, thôn tiến hành mở rộng đường vào thôn, góp phần vào việc giao lưu hàng hóa thuận lợi cho người dân. Đến năm 2007, thôn được chương trình 661 hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng cộng đồng do thôn quản lý từ lâu đời. Các thành viên trong thôn tích cực tham gia bảo vệ, số tiền có đươc dùng vào các việc chung của toàn thôn. Tuy nhiên cuối năm 2010 khi chương trình kết thúc, thôn không được hỗ trợ kinh phí nữa nhưng khu rừng của thôn vần được bảo vệ rất tốt. Năm 2010 cũng là năm mà người dân mới được sử dụng điện, đời sống bà con được nâng cao. Năm 2011, số hộ trong thôn tăng lên 75 hộ. Năm 2012 thôn được sử dụng nước sạch do xã cấp.
Bảng 3.8: Lƣợc sử thôn Nà Hai, xã Quảng Khê
Thời gian Sự kiện
1961 Thành lập thôn với 6 hộ người dân tộc Dao 1969 Cả thôn mới có 7 hộ
1979 Đồng bào Hạ Sơn từ Cao Bằng chuyển xuống sinh sống (người Dao Đỏ) nâng tổng số hộ toàn thôn lên 20 hộ
1991-1996 Nhân dân trong thôn làm ăn định cư, phát nương làm rẫy 2004 Làm đường cái qua thôn
2007 Được hỗ trợ của chương trình 661 2010 Có điện trên toàn thôn
2011 Số hộ tăng lên 75
2012 Có nước sạch sinh hoạt cho cả thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.3.2.2. Đặc điểm của thôn Nà Vài liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp
Bảng 3.9: Lƣợc sử thôn Nà Vài, xã Quảng Khê
Thời gian Sự kiện
1966 Thành lập thôn với 3 hộ người Dao. 1967-1968 Thành lập tổ hợp tác gồm 8 hộ. 1970-1971 Cả thôn có 11 hộ.
1973-1974 Ban định canh định cư ở Quảng Khê chuyển 3 hộ người Dao về thôn, lúc này cả thôn có 15 hộ.
1979-1985 Chiến tranh biên giới, 5 hộ từ Cao Bằng chuyển về thôn. 1990 Cả thôn có 30 hộ.
2006 Thuê máy ủi làm đường vào bản.
2009
Xuất hiện dịch bệnh làm chết nhiều trâu bò ở thôn, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế của bà con.
Có điện trên toàn thôn.
2012 Có 59 hộ với 293 nhân khẩu người dân tộc Dao.
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm năm 2012
Nà Vài là một thôn vùng cao của xã Quảng Khê và là một trong nhưng thôn được thành lập muộn nhất. Vào năm 1966 thôn Nà Vài được thành lập với 3 hộ là người Dao, do nguồn nước ở xa không thuận tiện cho việc sản xuất nên người dân lúc này sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng, đời sống vô cùng khó khăn. Năm 1967, thành lập tổ hợp tác Nà Vài bao gồm 8 hộ gia đình. Các hộ tập trung sản xuất, canh tác cùng nhau tuy nhiên tình trạng đói nghèo vẫn là một thách thức lớn.
Năm 1970 -1971 số hộ tăng lên 11. Năm 1973-1974 ban định canh định cư Quảng Khê chuyển 3 hộ người dao về thôn, lúc này cả thôn có 15 hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Giai đoạn từ 1979 -1985 do chiến tranh biến giới xảy ra, lại có thêm 5 hộ người Dao từ Cao Bằng chuyển về thôn sinh sống. Đến năm 1990 cả thôn có 30 hộ, cũng vào năm này sảy ra dịch bệnh làm chết rất nhiều trâu trong thôn. Năm 2006, thôn đã thuê máy ủi vào làm đường trong thôn, việc đi lại của người dân gặp rất nhiều thuận lợi. Đến năm 2009 trong thôn lại sảy ra dịch bệnh làm chết nhiều trâu trong thôn, đời sống các hộ gia đình gặp khó khăn. Đến nay thôn có 59 hộ với 293 nhân khẩu.