2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1. Quá trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu tố quan trọng tạo nên cơ sở cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của các cộng đồng để quản lý nguồn tài nguyên này là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống, vừa có thể tạo ra một cách quản lý tài nguyên có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Ngày nay ở Việt Nam, quản lý rừng cộng đồng đã được nhận thức như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao.
Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào quá trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành giải pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi gia đình và cộng đồng.
Các giai đoạn phát triển chính sách lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ): Giai đoạn trước năm 1954:
Thừa nhận sự tồn tại của rừng cộng đồng. Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật tục truyền thống.
Giai đoạn 1954 - 1975: Không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống. Lâm nghiệp hộ gia đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó, ở miền Nam, giống thời kỳ trước năm 1954.
Giai đoạn 1976 - 1985:
Quản lý tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể, trong khi đó rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp.
Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ chỉ chú ý phát triển 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (hợp tác xã). Lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể phát triển ở quy mô lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung cao độ. LNCĐ và lâm nghiệp hộ gia đình không được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, một số nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn duy trì các khu rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý, nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lãng quên do thiếu sự quan tâm của Nhà nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Quyết định 184 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1982 và Chỉ thị 29 của Ban bí thư năm 1983 về giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, và bắt đầu chú ý đến hợp đồng khoán rừng cho hộ gia đình. Giai đoạn 1986 - 1992:
Lần đầu tiên Nhà nước đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp đối với rừng truyền thống của làng bản.
Năm 1986, Chính phủ bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới bằng việc thừa nhận 5 thành phần kinh tế.
Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật Đất đai và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Lâm nghiệp cộng đồng (làng bản, hộ gia đình) được thừa nhận.
Ngày17/1/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 17/HTBT về việc thi hành Luật BV& PTR xác nhận làng, bản có rừng trước ngày ban hành Luật BV& PTR là chủ rừng hợp pháp.
Giai đoạn 1993 - 2002:
Tăng cường quá trình phi tập trung hóa trong quản lý rừng, quan tâm đến xã hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với LNCĐ chưa rõ ràng. Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm.
Bộ NN&PTNT thành lập Tổ công tác Quốc gia về LNCĐ để triển khai một số nghiên cứu và tổ chức nhiều hội thảo quốc gia về LNCĐ.
Nhiều chương trình, dự án quốc tế đã quan tâm đến phát triển LNCĐ, nhưng về cơ bản LNCĐ chưa được thể chế hóa rõ ràng.
Luật Đất đai (sửa đổi) năm 1993, Nghị định số 02/CP năm 1994 và Nghị định số163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối tượng cộng đồng. Luật Dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Tuy nhiên trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản của Nhà nước và của ngành cho phát triển LNCĐ như Nghị định số 01/CP năm 1995 về giao khoán đất lâm nghiệp, Nghị định số 29/CP năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm của Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng trong cộng đồng, Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý 3 loại rừng, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng.
Giai đoạn từ 2003 đến nay:
Hình thành khung pháp lý cơ bản cho lâm nghiệp cộng đồng.
Theo Luật Đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất. Luật BV&PTR mới năm 2004 có một mục riêng quy định về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.
Luật Dân sự (sửa đổi) tháng 7 năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên rừng cộng đồng đóng góp và cùng quản lý, sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.
Như vậy, đến nay Việt Nam đó có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho phát triển LNCĐ, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg năm 2001 và các văn bản chính sách khác... Khung pháp lý và chính sách này thể hiện các điểm căn bản sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Thứ nhất, cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận khoán rừng.
- Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu rừng cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có hiệu quả; Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng; Khu rừng giáp danh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.
- Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
- Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên và các hoạt động liên quan đến khu vực; Thực hiện nghĩa vụ chính trị và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân chia rừng cho các thành viên rừng cộng đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
dân cư thôn; Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển Lâm nghiệp cộng đồng
Quản lý rừng cộng đồng là phương thức quản lý dựa vào những tổ chức, luật lệ cộng đồng. Nó cần thiết cho cả quản lý rừng thuộc sở hữu của Nhà nước, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân và đặc biệt có ý nhĩa ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức chấp hành pháp luật còn chưa cao và nhận thức của người dân về rừng còn hạn chế.
Quản lý rừng cộng đồng sẽ thành công khi nó đảm bảo chia sẻ hợp lý các hoạt động từ hoạt động quản lý. Cộng đồng sẽ không thể tích cực tham gia quản lý rừng khi không nhìn thấy lợi ích của chính mình trong quản lý rừng. Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa Nhà nước với cộng đồng, giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Quản lý rừng cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính sách và thể chế. Cho đến nay, phát triển LNCĐ ở Việt Nam đó gặt hái được nhiều thành công trên các mặt như cơ chế chính sách, phương pháp và cách thức thực hiện cũng như thành quả trên thực tiễn. Bên cạnh những thành công vẫn còn có nhiều mặt hạn chế. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong phát triển LNCĐ sau: Về cơ chế, chính sách: Để phát triển LNCĐ cần phải có một khung pháp lý quy định pháp nhân cơ bản của cộng đồng là chủ thể trong quản lý và sử dụng rừng và đất rừng. Bên cạnh khung pháp lý cũng cần có hệ thống chính sách đủ để cộng đồng phát huy năng lực sẵn có và tiềm năng hỗ trợ từ bên ngoài cho quản lý rừng cộng đồng. Phải sau 15 năm, tính từ 1991 đến nay, nghiên cứu, thử nghiệm, tổng kết và đúc rút từ thực tiễn, về cơ bản Việt Nam có một khung pháp lý tương đối rõ và hệ thống chính sách đang trong giai đoạn hoàn thiện là tiền đề hết sức cơ bản cho phát triển LNCĐ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cộng đồng dân cư sống cạnh bìa rừng trên địa bàn huyện Ba Bể.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa bàn huyện Ba Bể
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Ba Bể và các xã nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình hình phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng về vấn đề sở hữu và sử dụng đất của cộng đồng dân cư sống cạnh bìa rừng trên địa bàn huyện.
- Phân tích sự chia sẻ lợi ích của hình thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Ba Bể.
- Xác định những xung đột về sử dụng, quản lý rừng trong hình thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Ba Bể.
- Đánh giá sự tác động của hình thức quản lý rừng cộng đồng đến đời sống người dân huyện Ba Bể.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đưa ra những cơ chế về quyền sở hữu và sử dụng đất hữu hiệu đối với cộng đồng dân cư.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập số liệu thứ cấp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Báo cáo tình hình hoạt động lâm nghiệp cộng đồng trên địa bàn của Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Trạm kiểm lâm…
- Các báo cáo, đánh giá, số liệu của các dự án đã và đang tiến hành do các tổ chức nước ngoài tài trợ tại địa bàn tỉnh, huyện.
* Thu thập số liệu sơ cấp:
Để thu thập được số liệu thứ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA):
a, Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm đối với tất cả hình thức quản lý rừng cộng đồng, đặt ra những câu hỏi, tình huống để phỏng vấn theo nhóm để thu được những thông tin cần thiết.
b, Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP): Tiến hành phỏng vấn cán bộ kiểm lâm, trưởng thôn, trưởng bản, cán bộ khuyến nông khuyến lâm, cán bộ hội phụ nữ, trưởng các nhóm có rừng cộng đồng… để thu được nhiều thông tin hữu ích.
c, Lịch sử thôn: Để có được cái nhìn tổng quan của thôn liên quan đến sử dụng đất rừng theo thời gian.
+ Phương pháp điều tra trực tiếp hộ gia đình:
Xây dựng phiếu điều tra đầy đủ thông tin cần thu thập: các thông tin về quyền sở hữu đất rừng, loại hình sử dụng đất, sự phân chia lợi ích từ rừng đặt trong mối quan hệ về giới, nhóm hộ nghèo. Tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên các hộ để tiến hành điều tra 90 hộ theo cách chọn mẫu ở trên nhằm đảm bảo tính khách quan.
Phương pháp chọn điểm điều tra: Lựa chọn ra 3 xã theo sự phân bố địa lý: Vùng lõi, vùng đệm và vùng ngoài của vườn quốc gia Ba Bể và 3 xã này đại diện cho huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng để điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chọn mẫu điều tra: Mỗi xã tiến hành lựa chọn 2 thôn đại diện về phương thức quản lý rừng cộng đồng, mỗi thôn lựa chọn ngẫu nhiên 15 hộ để tiến hành điều tra theo phiếu điều tra (tổng mẫu điều tra: 90 hộ).
2.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông qua chương trình excle. Việc xử lý thông tin là cở sở cho việc phân tích số liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Bể
3.1.1. Về đặc điểm tự nhiên
Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 68.412ha (bằng 14,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn). Nằm trong toạ độ địa lý 22o27’ đến 22o35’ vĩ độ Bắc và 105o44’ đến 10o58’ kinh độ Đông, ranh giới hành chính của huyện như sau:
Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng Phía Nam giáp huyện Bạch Thông
Phía Đông giáp huyên Ngân Sơn
Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.
Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Trên địa bàn huyện cũng được thiên nhiên phú cho nhiều danh lam, thắng cảnh mà điển hình là hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch rất lớn. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng,