2. Mục tiêu nghiên cứu
3.4.3. Phương thức quản lý rừng cộng đồng
Hiện nay, ở Việt Nam có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Tuy nhiên, qua các cuộc hội thảo dường như mọi người đều thống nhất ở Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa của FAO như sau:
- Thứ nhất là quản lý rừng cộng đồng
Đây là hình thức mà mọi thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Rừng của cộng đồng là rừng của thôn đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống), rừng trồng của các hợp tác xã, rừng tự nhiên đã đuợc giao cho các hợp tác xã trước đây mà sau khi chuyển đổi hoặc giải thể, hợp tác xã đã giao lại cho các xã hoặc các thôn quản lý. Những diện tích rừng này có thể Nhà nước chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tự tổ chức quản lý sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó.
Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng, được hình thành chủ yếu thông qua chính sách giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.
Tóm lại hình thức quản lý này bao gồm các đối tượng chính sau:
Cộng đồng trực tiếp quản lý những diện tích rừng hoặc những đám cây gỗ của họ từ lâu đời.
Cộng đồng trực tiếp quản lý những khu rừng được Nhà nước giao. Các hoạt động mang tính chất lâm nghiệp khác do cộng đồng tổ chức phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng.
Cũng cần nói thêm rằng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, có quy định nếu cộng đồng được giao rừng tự nhiên thì cộng đồng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu khu rừng đó và được thực hiện thông qua chính sách hưởng lợi từ rừng, đương nhiên nếu cộng đồng quản lý rừng trồng được hình thành bằng nguồn vốn tự có của mình thì cộng đồng có quyền sở hữu khu rừng đó.
- Thứ hai là quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý, sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
dụng sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt…).
Hình thức này có thể chia thành hai đối tượng:
- Rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp…).
- Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường, công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác. Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng.
Thực tế ở Ba Bể hiện nay cho thấy hầu hết các khu rừng cộng đồng được thôn bảo vệ từ lâu đời, đều có những quy ước bảo vệ rừng cụ thể cho các thành viên trong thôn. Khi có những chương trình dự án lâm nghiệp hỗ trợ, cộng đồng sẽ nhận được những khoản đầu tư hay tài trợ đó. Cụ thể ở đây là tiền bảo vệ rừng cho cộng đồng theo quyết định 661 hay hỗ trợ cây giống, vật tư theo dự án 147.
Cộng đồng dân cư đều có những khu rừng chung để bảo vệ, diện tích mỗi thôn đang bảo vệ từ hàng chục đến hàng trăm ha tuy nhiên diện tích này chưa được giao cho thôn, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên danh nghĩa vẫn thuộc đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý. Đây là một vấn đề cần xem xét bởi vì cộng đồng thôn bản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những khu rừng này nhưng lại chưa được công nhận quyền sở hữu và sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Diện tích các khu rừng cộng đồng được điều tra năm 2012 tại 6 thôn thuộc 3 xã tiến hành nghiên cứu đề tài được thể hiện cụ thể trong bảng 3.18.
Bảng 3.18: Diện tích đất rừng dƣới hình thức quản lý cộng đồng tại 3 xã nghiên cứu năm 2012
Thôn Diện tích rừng cộng đồng (ha) Tẩn Lùng 546,98 Lủng Mình 310,00 Nà Hai 335,00 Nà Vài 99,46 Nà Lần 220,00 Khuối Slẳng 50,00 Bình quân 260,24
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012
Trong phạm vi thực hiện của luận văn, 6 thôn tiến hành nghiên cứu đều có diện tích rừng do cộng đồng quản lý, bình quân mỗi thôn đang quản lý, bảo vệ 260,24 ha. Đây là một phần diện tích đất lâm nghiệp khá lớn.
Kết quả nghiên cứu 6 rừng cộng đồng năm 2012 tại Ba Bể cho thấy về phương diện tổ chức, cơ cấu của rừng cộng đồng như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng
Tẩn Lùng Lủng Mình Nà Hai Nà Vài Nà Lần Khuổi SLẳng
1.Tổ chức quản lý
Thôn 100% 61% 100% 50% 58% 100%
Thôn+UB xã 0 39% 0 50% 42% 0
2.Ban quản lý RCĐ
Trưởng thôn+chi hội đoàn thể 100% 50% 35% 60% 75% 100%
Trưởng thôn+UB xã 0 0 25% 40% 10% 0
Trưởng thôn+các thành viên 0 50% 40% 0 15% 0
3.Người đề ra quy ước
Bí thư chi bộ+cộng đồng 10% 0 0 0 0 0
Trưởng thôn+cộng đồng 50% 60% 57% 50% 0 0
Trưởng thôn+UB xã 40% 40% 43% 50% 100% 100%
Cộng đồng 0 0 0 0 0 0
4.Các quy ước
1. Cùng nhau bảo vệ chăm sóc, thành
viên có nhu cầu cộng đồng họp và cho phép 50% 50% 50% 50% 100% 100%
2. Không được khai thác gỗ và lâm sản 50% 50% 50% 50% 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Tổ chức quản lý: Phần lớn ý kiến cho rằng thôn là đối tượng quản lý rừng cộng đồng bên cạnh đó còn có sự tham gia của UBND xã.
- Ban quản lý rừng cộng đồng: Đa phần đều cho rằng trưởng thôn kết hợp với các chi hội đoàn thể trong thôn làm ban quản lý rừng cộng đồng.
- Người đề ra quy ước: Trưởng thôn, cộng đồng và UBND xã cùng đưa ra và phê duyệt các quy ước của cộng đồng.
- Các quy ước: mỗi một rừng cộng đồng đều có những quy ước riêng, rất đa dạng nhưng đều có những quy định chung là cùng nhau bảo vệ, chăm sóc, thành viên có nhu cầu cộng đồng sẽ họp và phê duyệt, không được khai thác gỗ để bán...
Ở nước ta rừng cộng đồng có thể do thôn, nhóm hộ hay dòng tộc quản lý tuy nhiên ở Ba Bể chỉ có duy nhất loại hình rừng cộng đồng do thôn quản lý mà thôi. Tât các các hộ gia đình trong thôn đều tham gia vào việc bảo vệ rừng, cùng chia sẻ những trách nhiệm và lợi ích từ rừng.
3.5. Sự chia sẻ lợi ích trong phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng tại huyện Ba Bể
Các lợi ích ở đây được hiểu là quyền hưởng lợi của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khi tham gia quản lý rừng. Lợi ích trong quản lý rừng bao gồm lợi ích về kinh tế hay còn gọi là lợi ích vật chất trực tiếp từ các sản phẩm của rừng như lợi ích về gỗ, củi, các lâm sản ngoài gỗ, cung cấp nguồn nước. Lợi ích về môi trường như khả năng phòng hộ, điều hoà khí hậu…là lợi ích gián tiếp.
Cho đến nay Nhà nước chưa có một quy định cụ thể về quyền hưởng lợi của cộng đồng trong quản lý rừng tự nhiên. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách giao rừng cho cộng đồng quản lý thể hiện trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản dưới luật khác.
Hiện nay, quyền hưởng lợi của cộng đồng chủ yếu áp dụng theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (gọi tắt là Quyết định số 178). Ngoài ra có một số mô hình thí điểm giao rừng cho cộng đồng thôn quản lý có áp dụng cơ chế hưởng lợi riêng theo chủ trương của ngành hoặc địa phương.
Theo Quyết định số 178 quyền hưởng lợi được quy định như sau: Đối với rừng đặc dụng được Nhà nước cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hoá, xã hội và du lịch sinh thái. Đối với rừng phòng hộ được Nhà nước cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, được thu hái lâm sản ngoài gỗ như hoa, quả, dầu, nhựa; được khai thác gỗ cây chết khô, cây đổ gãy, cây sâu bệnh; được khai thác tre nứa với cường độ tối đa 30% khi rừng đạt độ che phủ 80% và hưởng toàn bộ sản phẩm; được khai thác gỗ theo phương thức khai thác chọn với cường độ khai thác không quá 20%. Hộ gia đình được hưởng 80-90% sản phẩm khai thác sau khi nộp thuế, phần còn lại nộp ngân sách Nhà nước.
Đối với rừng sản xuất được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc và khai thác lợi ích khác của rừng phù hợp với quy chế của rừng sản xuất; được tận dụng sản phẩm trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy trình, quy phạm hiện hành; được khai thác lâm sản để giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng (không quá 10m3/hộ); được khai thác chính khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác, được hưởng lợi 100% đối với quản lý rừng thứ sinh nghèo kiệt, được hưởng 70-80% đối với rừng phục hồi sau nương rẫy hoặc rừng cây có kích thước phổ biến dưới 20cm, được hưởng 2% mỗi năm đối với rừng có trữ lượng trung bình trở lên.
Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã để bảo đảm chi thường xuyên cho các hoạt động (i) quản lý bảo vệ rừng ở địa phương với định mức hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích rừng do UBND cấp xã trực tiếp quản lý; (ii) chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Khoản hỗ trợ này dùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
để chi cho duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bồi dưỡng cho những người tham gia chữa cháy rừng với mức chi bằng ngày công lao động nghề rừng cao nhất ở địa phương, và đền bù thiệt hại sức khỏe do tai nạn khi tham gia chữa cháy rừng,… Các xã có rừng và có nguồn thu được lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã theo quy định của Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Các nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã và hỗ trợ của chủ rừng khi khai thác, kinh doanh gỗ, lâm sản,… đều được phép đưa vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã để sử dụng theo quy định pháp luật.
Trước khi tìm hiểu sự chia sẻ lợi ích trong rừng cộng đồng, chúng ta cùng đánh giá những đặc trưng của những khu rừng cộng đồng trong pham vị nghiên cứu của đề tài tại Ba Bể.
Bảng 3.20: Đặc trƣng về tài nguyên rừng cộng đồng tại Ba Bể
Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng Tẩn Lùng Lủng Mình Nà Hai Nà Vài Nà Lần Khuổi SLẳng 1.Kiểu rừng - Đầu nguồn 50% 100% 100% 100% 100% 100% - Tái sinh 50% 0 0 0 0 0 2.Số lượng gỗ quý - Ít 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Nhiều 0 0 0 0 0 0 3.Số lượng LSNG - Ít 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Nhiều 0 0 0 0 0 0
4. Thay đổi diện tích
- Tăng 0 0 0 0 0 0
- Giảm 0 0 0 12% 11% 65% - Giữ Nguyên 100% 100% 100% 88% 89% 35% 5. Lý do giảm số lượng
- Khai thác bữa bãi 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Lý do khác 0 0 0 0 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Về kiểu rừng và dạng tài nguyên: Đại bộ phận rừng cộng đồng ở khu vực hiện nay là rừng tự nhiên mà chủ yếu là rừng tái sinh, đầu nguồn. Điều này cũng thể hiện sự ảnh hưởng của các phương thức quản lý. Do thay đổi cơ chế quản lý, đa dạng hóa hình thái đã làm cho tài nguyên rừng đang có xu hướng khôi phục lại. Tuy nhiên tốc độ khôi phục còn chậm và chưa đạt được như mong muốn của chúng ta hiện nay.
- Đặc trưng về chất lượng rừng: Số lượng gỗ quý hiếm hầu như không có và còn rất ít. Nguyên nhân là do những khu rừng này trước đây đã không có gỗ quý do đặc trưng của địa hình núi đá vôi, nơi nào có thì người dân cũng đã khai thác hết. Lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là: vàu, tre, măng, nấm, cây dược liệu... Một số ít còn động vật như sóc, gà rừng, mật ong còn rất ít. Số lượng cái loại lâm sản ngoài gỗ này giảm theo thời gian, trước đây người dân sống chủ yếu dựa vào những loại lâm sản này nhưng đến hiện nay, nhu cầu về lâm sản chủ yếu đáp ứng cuộc sống gia đình. Cụ thể vàu, tre để làm hàng rào, nấm măng để cải thiện bữa ăn, hầu như không có sản phẩm đem bán.
- Sự suy giảm rừng: có 3/6 thôn cho rằng diện tích rừng cộng đồng tại thôn mình bị giảm còn lại các thôn đều nhận định là giữ nguyên, bảo vệ được diện tích các khu rừng này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm diện tích rừng ở đây đó chính là vấn đề khai thác bừa bãi của các hộ gia đình, khai thác trộm của cộng đồng lân cận. Tuy nhiên hầu hết diện tích rừng vẫn được giữ nguyên. Điều này thể hiện được hiệu quả của phương thức quản lý rừng cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/
Chỉ tiêu Ý kiến của cộng đồng
Tẩn Lùng Lủng Mình Nà Hai Nà Vài Nà Lần Khuổi SLẳng
1.Nguồn lợi - Gỗ làm nhà 70% 56% 50% 50% 25% 85% - Lâm sản 30% 44% 50% 50% 75% 15% 2.CĐ khai thác gỗ, lâm sản - Có 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 0 0 3.Nộp thuế khai thác - Có 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 0 0 4. Công bằng trong sử dụng - Có 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 0 0 5.Quyền của phụ nữ - Có 100% 100% 100% 100% 100% 100% - Không 0 0 0 0 0 0 6. Cách thức sử dụng - Bảo vệ, sử dụng chung 65% 56% 100% 50% 100% 100% - Chỉ bảo vệ không sử dụng 0 0 0 0 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/