Đặc điểm chung của xã Bành Trạch liên quan đến quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương thức quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 103)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.3. Đặc điểm chung của xã Bành Trạch liên quan đến quản lý

nguyên rừng

Vị trí địa lý:

Xã Bành Trạch nằm ở phía Đông của huyện Ba Bể cách trung tâm huyện Ba Bể khoảng 7 km. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

Phía Bắc giáp xã Phan Thanh huyện Nguyên Bình và xã An Thắng huyện Pắc Nặm.

Phía Đông giáp xã Phúc Lộc huyện Ba Bể.

Phía Nam giáp xã Yến Dương và xã Địa Linh huyện Ba Bể. Phía Tây giáp thị trấn Chợ Rã và xã Thượng Giáo huyện Ba Bể.

Địa hình, địa mạo.

Xã Bành Trạch có địa hình đồi núi cao, bị chia cắt bởi 2 con sông và các thung lũng, các dãy núi cao, những núi thấp, thoải tạo thành những cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp. Xã có độ cao trung bình từ 400-1200m so với mặt nức biển. Bành Trạch có địa thế dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình nên đất đai của xã được chia làm 2 loại chính:

Đất đồi (đất đỏ vàng) được hình thành do sự phong hóa của đá mẹ. Loại đất này thích hợp với việc phát triển rừng, cây đỗ tương và cây ăn quả cũng như việc phát triển kinh tế vườn đồi nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Đất ruộng (sản phẩm của dốc tụ) chiếm tỷ lệ nhỏ, các cánh đồng chạy dọc theo 2 con sông và các con suối nhỏ, ven các tuyến đường liên thôn, liên xã. Do đặc điểm địa hình nên việc canh tác chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn nhất là vào mùa khô.

Nhìn chung đất đai của xã không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng, đất rừng có tầng đất mặt trung bình nên cần phải có biện pháp cải tạo phù hợp như bón phân chuồng, phân xanh. Đặc điểm đất đai của xã phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp đặc biệt là trồng cây làm nguyên liệu giấy như: Mỡ, keo…

Khí hậu:

Xã Bành Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20oC. Chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ trung bình la 26oC, thấp nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 12oC.

- Lương mưa trung bình năm 1.248mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, lượng mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, thường xẩy ra tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất cục bộ ở một số vùng.

- Độ ẩm không khí khá cao 83% và không có sự chênh lệch nhiều.

Thuỷ văn:

Xã Bành Trạch có nhiều loại thực phủ, diện tích đất rừng chiếm diện tích khá cao, từ 80% đến 90% trong tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng rừng trồng chiếm khoảng 2% đến 3% chủ yếu là rừng mỡ, keo… Nhiều loại cây phục vụ cho chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75% đến 85%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên đất

Bảng 3.10: Thống kê diện tích đất đai xã Bành Trạch

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Tổng diện tích 5967,47 100

2. Đất nông nghiệp 5368,93 89,97

2.1. Đất sản xuất nông nghiệp 482,48 8,08

2.1.1. Đất trồng cây hàng năm 478,83 8,02

2.1.2. Đất trồng cây lâu năm 4,05 0,06

2.2. Đất lâm nghiệp 4868,45 81,89

2.2.1 Rừng sản xuất 4135,68 69,30

2.2.2 Rừng phòng hộ 750,77 22,59

2.2.3. Rừng đặc dụng 0 0

3. Đất phi nông nghiệp 249,88 4,19

4. Đất chƣa sử dụng 348,66 5,84

Nguồn: Tổng hợp từ bảng kiểm kê diện tích đất đai xã tính đến ngày 01/12/2012

- Đất nông nghiệp 5368,93 ha, chiếm 89,97% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp là 249,88 ha, chiếm 4,19 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 348,66 ha, chiếm 5,84% tổng diện tích tự nhiên

+ Đất trồng cây lâu năm: có diện tích 4,05 ha, chiếm 0,06% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trồng cây ăn quả lâu năm như nhãn, vải, xoài…

+ Đất rừng phòng hộ: có diện tích 750,77ha, chiếm 22,59% tổng diện tích tự nhiên. Hiện này diện tích loại đất này có xu hướng giảm do nạn khai thác, chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của người dân địa phương cũng như tình trạng cháy rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

+ Đất rừng sản xuất: có diện tích 4135,68 ha, chiếm 69,30% tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm: có rừng tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên phòng hộ; rừng trồng sản xuất, rừng trồng phòng hộ, rừng tre nứa. So với các năm trước diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể do có các hoạt động trồng rừng của người dân.

- Đất chưa sử dụng 348,66 ha, chiếm 5,84% tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm các diện tích đất hoang sản xuất, hoang phòng hộ trạng thái Ia (cỏ, guột, thảm thực vật…), Ib (nương ngô, ót, cây bụi, sim, mua…), Ic (cây thân gỗ tái sinh nhỏ, cây tạp, có giá trị sử dụng thấp…) và đất hoang núi đá, đất bằng chưa sử dụng.

* Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của xã cũng khá phong phú, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 4886,45 ha (69,3%). Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do UBND xã, Lâm trường, hộ gia đình, cá nhân quản lý. Diện tích rừng sản xuất là 4135,68 ha bao gồm các loại cây keo, mỡ và cây bản địa. Ngoài ra còn 750,77 ha rừng tự nhiên phòng hộ.

* Tài nguyên nhân văn.

Tính đến tháng 1năm 2012 toàn xã có 685 hộ gia đình. Dân số làm nông nghiệp là chủ yếu. Toàn xã có các dân tộc anh em cùng chung sống hòa đồng, gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông, phân bố tại 13 thôn của xã. Trong đó dân tộc Tày chiếm khoảng trên 65 %, các dân tộc còn lại chiếm khoảng 35%. Trừ khu trung tâm xã dân cư tương đối tập trung, còn lại dân cư phân bố xen lẫn khu vực đất canh tác. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ dân trí phát triển còn thấp và không đồng đều, người dân chưa thật sự cần cù, chịu khó, số cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực còn thấp.

Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế :

Trong những năm qua thực hiện chủ trương đổi mới nông nghiệp, nông thôn, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã, nền kinh tế của thôn đã có những bước tiến đáng kể. Đến nay có trên 50% số hộ có đời sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

khá. Bộ mặt nông thôn có những thay đổi đáng kể. Người dân trong thôn đã biết kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp với việc làm các nghề phụ như làm mộc, nấu rượu... để nâng cao thu nhập.

Nhiều lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn các mô hình canh tác...được triển khai đem lại những kiến thức thiết thực cho bà con trong xã. Xã cũng tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ cấu cây giống, con giống theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, tiếp tục phát triển đa dạng hóa các ngành nghề, chú trọng đến thương mại, dịch vụ đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân địa phương. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu trên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, ngành nghề chậm phát triển, một bộ phận người dân còn giữ tập quán lạc hậu và chưa thực sự siêng năng.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Tính đến năm 2012 toàn xã có tổng số 685 hộ phân bố ở 13 thôn, chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp. Hầu hết những người trong độ tuổi lao động đều có việc làm (nhưng chỉ theo mùa vụ). Lực lượng lao động dồi dào nhưng chưa thật sự chịu khó, trình độ chuyên môn, kỹ thuật chưa cao nên năng suất lao động còn thấp. Tỷ lệ gia tăng dân số của xã tuy đã giảm so với các năm trước song vẫn còn khá cao.

3.3.1.1. Đặc điểm của thôn Nà Lần liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp

Nà Lần là một thôn khá gần với trung tâm xã Bành Trạch. Kết quả phỏng vấn cho thấy: Năm 1940, thôn Nà lần đã tồn tại, đã có 6 hộ gia đình dân tộc Tày sinh sống. Năm 1942, lũ lụt, bão phá hủy tất cả các cánh đồng lúa ở Nà Lần. Số lượng các hộ gia đình trong thôn tăng lên 8 tại thời điểm đó. Dân làng tham gia binh lính Việt Nam chống lại quân đội Pháp năm 1943. Năm 1955, Nhóm công tác cộng đồng (các thành viên thay nhau cung cấp lao động cho các thành viên khác) được thành lập. Có khoảng 14 hộ. Năm 1959,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Hợp tác xã được thành lập; nhiều cánh đồng lúa mới được huy động sản xuất. Các hợp tác xã giải thể vào năm 1990. Từ 1991-1993, rừng đã bị phá hủy rất nhiều, đốt, phá hủy rừng ở Khuổi Trá. Năm 1996 sảy ra lũ lụt lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa của bà con, hầu như diện tích lúa bị mất trằng. Năm 1997, đất lâm nghiệp được giao cho cộng đồng quản lý.

Đến năm 2002 khi xã có điện lưới quốc gia thì thôn Nà Lần cũng mới có đường điện để sử dụng, lúc này cả thôn có 28 hộ gia đình bao gồm người Tày, Nùng và Kinh.

Đến năm 2012 số hộ gia đình tăng lên 32 với 190 khẩu.

Bảng 3.11: Lƣợc sử thôn Nà Lần, xã Bành Trạch

Thời gian Sự kiện

1940 Thôn được thành lập với 8 hộ gia đình dân tộc Tày 1942 Lũ lụt, bão xảy ra. Số hộ gia đình tăng lên 10 hộ 1943 Dân làng tham gia chống Pháp

1955 Nhóm công tác cộng đồng được thành lập, có khoảng 24 hộ 1959 Hợp tác xã được thành lập

1990 Hợp tác xã giải thể 1991-1993 Rừng bị phá hủy nhiều

1996 Lũ lụt lớn ảnh hưởng tới mùa màng và đời sống kinh tế của bà con 1997 Đất lâm nghiệp được giao cho các hộ dân

2002 Có điện trên toàn thôn

2008 Sảy ra lũ lớn, thiệt hại nặng nề cho vụ mùa

Cả thôn có 28 hộ bao gồm dân tộc Kinh, Tày và Nùng 2012 Có 32 hộ dân với 190 khẩu người Kinh, Tày và Nùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.3.2.2. Đặc điểm của thôn Khuổi SLẳng liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp

Bảng 3.12: Lƣợc sử thôn Khuổi SLẳng, xã Bành Trạch

Thời gian Sự kiện

1961 Thành lập HTX Khuổi Slẳng với 17 hộ gia đình 1972, 1986 Lũ to sảy xa

1990 Sảy ra dịch bệnh làm chết 30 con trâu trong thôn 1991 Thành lập thôn khuổi Slẳng

1995 Nhà nước bắt đầu giao rừng cho các hộ sử dụng va quản lý Mở đường từ Nà Phặc vào Chợ Rã đi qua thôn.

2003 Thôn được sử dụng điện

2010 Dự án 147 hỗ trợ thôn trong việc trồng và bảo vệ rừng

2012 Thôn có 53 hộ, trong đó: kinh 5 hộ, Dao 9 hộ, Nùng 3 hộ, còn lại là hộ Tày

Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm năm 2012

Kết quả thảo luận cho thấy: Khuổi Slẳng là thôn nằm trên đường trục chính của xã, cách thị trấn Chợ Rã 7km nên gặp rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nhiều lĩnh vưc khác.

Năm 1961 HTX Khuổi Slằng được thành lập bao gồm 17 hộ dân tộc Tày và Nùng tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do có vị trí thấp, lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

gần suối nên đất trồng lúa của HTX khá nhiều, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất. Tuy nhiên điều đó cũng gây nên một tình trạng là lũ lụt thường xuyên sảy ra. Vào các năm 1972 và 1986 sảy ra trận lũ lớn nhất làm mất trắng mùa màng của người dân trong thôn, gây nên tình trạng thiếu lương thực trong thời gian này. Tiếp đến vào năm 1990, dịch tụ huyết trùng sảy ra là chết 30 con trâu trong thôn. Năm 1991 HTX giải thể, lúc này thôn Khuổi Slẳng mới chính thức được lấy tên, người dân trong thôn tự sản xuất và canh tác trên diện tích được giao khoán của mình.

Từ những năm này trở đi, người dân trong thôn bắt đầu trồng rừng nhưng với quy mô nhỏ lẻ. Năm 1995, đường được thông xe từ Nà Phặc vào, người dân trong thôn đi lại rất thuận tiện. Đến năm 1996, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho người dân, các hộ trong thôn đã có những diện tích được công nhận của mình. Năm 2002 đường được nhà nước đầu tư dải nhựa. Năm 2003 thôn bắt đầu được sử dụng điện. Đến năm 2012 thôn có 53 hộ trong đó chủ yếu là dân tộc Tày, còn lại là các dân tộc Dao, Kinh, Nùng.

3.4. Thực trạng sở hữu và sử dụng đất của phƣơng thức quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện Ba Bể

Hiện nay ở Ba Bể tồn tại 3 phương thức quản lý tài nguyên rừng đó chính là quản lý rừng nhà nước, quản lý rừng hộ gia đình và quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhiên có một vấn đề đó chính là trong khi rừng do nhà nước và hộ gia đình quản lý đã rất rõ ràng trong việc giao các diện tích quản lý thì rừng cộng đồng ở đây chưa được xác định. Trên danh nghĩa cộng đồng không có đất rừng tuy nhiên thực tế rất nhiều cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng ở vùng cao trong huyện đang quản lý, bảo vệ những khu rừng chung. Đây là những khu rừng mà cộng đồng đã cùng nhau bảo vệ từ lâu đời và cho đến nay vẫn tiếp tục bảo vệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Đồ thị 1: Cơ cấu diện tích rừng phân theo các phương thức quản lý tại Ba Bể

Theo số liệu thống kê đất đai huyện Ba Bể năm 2012, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là 57693,63 ha, trong đó diện tích rừng giao cho hộ chiếm 44,5%, còn lại diện tích rừng đang được nhà nước quản lý ( bao gồm: UBND xã, tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị nhà nước).

Tại Bắc Kạn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng quản lý mới được thực hiện ở hai xã Bản Thi, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn) và bốn thôn thuộc hai xã Văn Minh, Lạng San (huyện Na Rì). Còn lại tất cả các huyện và các xã khác đều chưa thực hiện.

Đây là thực trạng đáng buồn bởi vì cộng đồng thôn, bản ở Ba Bể hiện vẫn đang bảo vệ những khu rừng cộng đồng rất tốt trong khi đó trên giấy tờ những khu rừng này thuộc quyền quản lý của UBND xã.

3.4.1. Phương thức quản lý rừng nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu về rừng và đất rừng, thiên về quản lý hành chính với mục tiêu phúc lợi xã hội và an ninh môi trường. Ở nước ta quản lý nhà nước cũng dựa trên nguyên lý ấy.

Sau khi chính phủ có chính sách giao đất, giao rừng năm 1994, diện tích rừng thuộc hình thức quản lý nhà nước giảm mạnh so với trước đó. Đến năm 2012 diện tích rừng thuộc loại hình quản lý này chỉ còn 55,5% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện Ba Bể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.13 : Diện tích rừng dƣới hình thức nhà nƣớc quản lý tại Ba Bể năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Tổng đất rừng Nhà nƣớc quản lý Tổng DT Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý sử dụng quan, đơn vị nhà nƣớc Tổ chức khác Diện tích Ha 57693,63 32022,89 3122,18 19757,14 9143,57 1,42 So với tổng đất rừng % 100,00 55,50 5,41 34,25 15,84 0

Nguồn: Tổng hợp từ bảng thống kê diện tích đất đai huyện Ba Bể

Diện tích rừng này bao gồm các tổ chức kinh tế, UBND xã, cơ quan đơn vị nhà nước và các tổ chức khác quản lý. Trong đó UBND xã hiện đang quản lý nhiều nhất (34,25%). Các cơ quan đơn vị nhà nước (15,84%), các tổ chức kinh tế (5,41%) và ít nhất là các tổ chức khác với diện tích không đáng kể.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương thức quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 59 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)