Đặc điểm chung của xã Đồng Phúc liên quan đến quản

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương thức quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 53)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1. Đặc điểm chung của xã Đồng Phúc liên quan đến quản

nguyên rừng

3.3.1. Đặc điểm chung của xã Đồng Phúc liên quan đến quản lý tài nguyên rừng nguyên rừng

Xã Đồng Phúc là xã nằm ở phía Nam của huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện Ba Bể khoảng 39 km, có tổng diện tích đất tự nhiên là 5989.97 ha, chiếm 8,62 % tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Phía Bắc giáp xã Quảng Khê và Yến Dương; Phía Đông giáp xã Chu Hương và Mỹ Phương; Phía Nam giáp Huyện Bạch Thông;

Phía Tây giáp xã Hoàng Trĩ và huyện Chợ Đồn.

Xã Đồng Phúc gồm 14 thôn, 8 thôn vùng đất thấp là Nà Dụ, Cốc Coong, Nà Ca, Nà Khau, Bản Chấn, Nà Thau, Tân Lượt, và Nà Bjooc (chủ yếu là người Tày với vài hộ gia đình Kinh) và 6 xã vùng cao làng Lung Ca, Cốc Phay, Lủng Mình, Khùa Quang, Tẩn Lùng, và Nà Pha (5 làng Dao và 1 người H’Mông). Tỷ lệ nghèo là hơn 65%.

Khí hậu:

Xã Đồng Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20o

C, chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 26oC, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình là 12oC. Lượng mưa trung bình năm 1.248mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, lượng mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8, thường sảy ra tình trạng lũ lụt, lũ quét, sat lở đất cục bộ ở một số vùng.

Thực vật:

Xã Đồng Phúc có nhiều loại thực phủ, diện tích đất rừng chiếm tỉ lệ khá cao từ 80 đến 88% trong tổng diện tự nhiên, chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng. Những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75-85%.

Bảng 3.4: Thống kê diện tích đất đai xã Đồng Phúc năm 2012 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Tổng diện tích 5898,97 100,00

2. Đất nông nghiệp 5681,66 96,30

2.1. Đất sản xuất nông nghiệp 511,63 8,67

2.1.1. Đất trồng cây hàng năm 480,14 8,13

2.1.2. Đất trồng cây lâu năm 31,49 0,54

2.2. Đất lâm nghiệp 5160,18 87,63

2.2.1. Rừng sản xuất 3252,51 55,14

2.2.2. Rừng phòng hộ 1907,67 32,36

2.2.3. Rừng đặc dụng 0 0

3. Đất phi nông nghiệp 187,61 3,20

4. Đất chƣa sử dụng 29,70 0,50

Nguồn: Tổng hợp từ bảng kiểm kê diện tích đất đai xã tính đến ngày 01/12/2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Bảng 3.4 cho thấy các loại đất sử dụng là rất đa dạng ở xã Đồng Phúc. Mặc dù trồng lúa là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương nhưng diện tích đất trồng cây hằng năm là rất nhỏ so sánh với các loại khác. Đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất với 87,63%. Ở Đồng Phúc chỉ có hai loại rừng: sản xuất và rừng phòng hộ, trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm 55,14% tổng diện tích tự nhiên, rừng phòng hộ chiếm 32,36%.

Hầu hết diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên với diện tích 3.252,5 ha; chiếm 99,89% rừng tự nhiên. Tại xã Đồng phúc chưa có hoạt động trồng rừng lớn, năm 2010 mới bắt đầu thực hiện trồng rừng theo chương trình 147. Đất quy hoạch để trồng rừng hiện nay chủ yếu là đất trống với những cây bụi và không có giá trị kinh tế. Du canh là phổ biến với thời kỳ hoang hoá là 3-4 năm đối với sắn và 2-3 năm đối với ngô trong đất dốc.

Hệ thống giao thông:

Xã Đồng Phúc có tỉnh lộ 258 chạy qua, nền đường trải nhựa rộng 6m. Hệ thống đường xá thôn bản nhiều tuyến đường còn nhỏ hẹp, chất lượng nền đường xấu. Nhìn chung hệ thống giao thông trong khu đô thị đi lại thuận lợi, cá biệt có vài hệ thống giao thông chưa được cải tạo, nền đường chủ yếu là đất do vây khi đi lại vào mùa nưa là rất khó khăn.

Dân cƣ:

Xã Đồng Phúc có tổng số 601 hộ trong đó có dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Mông cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số còn lại là các dân tộc khác, mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau nhưng sống rất hòa đồng.

Phân bố dân cư: Trừ trung tâm xã dân cư tương đối tập trung, còn lại phân bố ở các thôn, bản xen lẫn khu vực đất canh tác trong các lũng sâu. Mật độ phân bố dân cư không đồng đều.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Kinh tế:

Trung tâm xã có dịch vụ buôn bán nhỏ do đó đời sống có khá hơn, còn lại các thôn bản đất đai xấu, phương thức canh tác đơn điệu, ngành nghề chưa phát triển. Nền kinh tế chủ yếu là dựa vào nông nghiệp và một số ngành nghề thủ công khác, nhìn chung mặt bằng kinh tế của xã thấp, đại đa số người dân còn nghèo, điện lưới quốc gia và mạng lưới thông tin liên lạc cỏ bản đã phủ trùm gần hết các thôn bản trong xã.

3.3.1.1. Đặc điểm của thôn Tẩn Lùng liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp

Bảng 3.5: Lƣợc sử thôn Tẩn Lùng, xã Đồng Phúc

Thời gian Sự kiện

1979 Có 6 hộ gia đình di cư đến, lập tên làng là Tẩn Lùng, đất đai sẵn có, thành lập các tổ hợp tác

1981-1983 Số hộ tăng lên thành 15 hộ

1991 Tổ hợp tác tan rã, bắt đầu làm ăn cá lẻ, thiếu đất canh tác, dân đói, phá rừng làm nương rẫy

1992 Nông dân bán trâu và bò để mua thóc lúa

1997 Chính quyền cấm chuyển đổi đất rừng, giao đất lâm nghiệp cho 22 hộ

2000 Nông dân được sở hữu đất lúa, không chuyển đổi đất rừng 2002 Tổ chức Heveltas tổ chức các khóa học đào tạo nâng cao

năng lực cho người dân về nông nghiệp

2009 Số hộ gia đình tăng đến 28, tất cả là dân tộc Dao 2012 Số hộ tăng lên 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Năm 1979, sáu hộ gia đình di cư từ làng Tân Mới đến vị trí mới với tên mới làng Tẩn Lùng vì điều kiện tại Tẩn Lùng thích hợp cho việc thành lập làng mới hơn ở làng cũ (Tân Môn) do: (i) có sẵn đất trồng lúa, (ii) tài nguyên nước có thể sử dụng cho sinh hoạt và các hoạt động canh tác nông nghiệp, (iii) gần đường giao thông, (iv) gần trường học. Tại thời điểm này một tổ chức xã hội hợp tác được thành lập. Từ 1981-1983 số hộ gia đình trong làng Tẩn Lùng tăng từ 6 hộ gia đình khoảng 15 hộ. Năm 1991, tổ hợp tác sụp đổ vì vậy nông dân ở Tẩn Lùng bắt đầu làm việc trên lĩnh vực riêng của họ.

Nhiều người dân không có đất canh tác, đặc biệt là lúa gạo, bởi vì đất của tổ hợp tác được trả lại cho chủ sở hữu đất đai thực sự ở làng Bản Chấn. Điều đó dẫn đến cắt bớt diện tích rừng tự nhiên cho canh tác, gần như tất cả các dân làng bị đói, không có thực phẩm cho nhu cầu hàng ngày, họ thu hoạch củ mài từ rừng làm thức ăn hàng ngày. Năm 1992, nông dân bán trâu và bò để mua thóc lúa. Năm 1997, chính quyền địa phương và cơ quan kiểm lâm đã bị cấm chuyển đổi rừng, giao đất lâm nghiệp cho 22 hộ gia đình của làng (100% số hộ vào thời điểm đó), và giao rừng cộng đồng ở Pu Lung Vi làng Tẩn Lùng. Năm 2000, tất cả các hộ trong làng sở hữu ruộng, họ dừng lại việc chuyển đổi rừng để canh tác. Năm 2002, dự án tổ chức Heveltas tổ chức một số các khóa học đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng về hệ thống nông nghiệp, trồng lúa, ngô, cây ăn quả của nông dân trong làng. Gia súc chết vì thời tiết lạnh trong năm 2007. Trong năm 2009, số hộ gia đình tăng đến 28, năm 2012 số hộ là 33 và tất cả đều là người Dao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3.3.1.2. Đặc điểm của thôn Lủng Mình liên quan đến rừng và canh tác nông nghiệp

Bảng 3.6: Lƣợc sử thôn Lủng Mình, xã Đồng Phúc

Thời gian Sự kiện

1963 Thôn được thành lập với 3 hộ người Dao

1979 Có một số hộ người Dao từ Cao Bằng xuống, bà con làm ăn đinh cư, phát nương làm rẫy

1995 Số hộ tăng lên 18

2003

Có đường thuận lợi cho thôn do nhà nước làm đường từ Chợ Đồn xuống. Thôn dùng tiền quỹ từ việc bảo vệ rừng thuê máy xúc mở đường rộng 4m

2007 Rét đậm, rét hại làm chết 30 con trâu và nhiều vật nuôi khác 2010 Nhà nước đầu tư đường điện. Tháng 12 thôn tiến hành đổ bê

tông đường lên thôn 2011 Số hộ tăng lên 34

2012 Toàn thôn có 36 hộ người dân tộc Dao với 173 nhân khẩu và 77 lao động.

Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm năm 2012

Kết quả phỏng vấn cho thấy: Sau khi hợp tác xã được thành lập, vào năm 1963 thôn Lủng Mình đã được thành lập, lúc này mới có 3 hộ người Dao sinh sống trong thôn. Địa bàn thôn chủ yếu là núi cao, diện tích ruộng có thể trồng lúa vào lúc này là rất thấp do đó những hộ ban đầu này đã khai phá diện tích đất rừng rất nhiều, phát nương làm rẫy.

Năm 1979, do chiến tranh biến giới sảy ra, một số hộ dân tộc Dao ở Cao Bằng đã chuyển về góp phần làm đông đúc dân cư trong thôn, bà con canh tác lúa ruộng, lúa nương, trồng ngô, sắn. Từ giai đoạn này trở đi, sự tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương thức quản lý rừng cộng đồng trong phát triển lâm nghiệp bền vững tại huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)