GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 71)

CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG

Như đã tìm hiểu những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế mà công ty cần khắc phục, ta đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng.

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty

3.2.1.1 Quản lý chặt chẽ hàng tồn kho

Các phương pháp quản lý hàng tồn kho:

Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Tồn kho là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng là khối lượng hàng tồn kho được giữ là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất – kinh doanh của đơn vị. Công ty giữ hàng tồn kho vì một vài chi phí thấp, chuẩn bị lượng hàng trước khi giao hàng, năng lực sản xuất có hạn, lượng đặt mua lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể được khấu trừ theo số lượng mua, giảm được chi phí mua hàng.

Muốn quản lý hiệu quả hàng tồn kho khi lượng hàng tồn kho của công ty trong những năm qua rất lớn, vượt quá mức cần thiết, công ty cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng trong mọi hoạch định tồn kho là cần đặt bao nhiêu hàng cho mỗi loại nguyên vật liệu và khi nào thì tiến hành đặt hàng. Hàng tồn kho còn đến mức nào thì doanh nghiệp cần phải đặt để bổ sung, xác định mức tái đặt hàng có thể là số lượng hoặc giá trị hàng hóa. Mục tiêu của việc xác định điểm tái đặt hàng là nhằm hạn chế tối đa chi phí lưu kho và thiệt hại do thiếu hàng. Mức tái đặt hàng phụ thuộc vào ba yếu

tố: thời gian chờ đợi, mức dự trữ an toàn và mức sử dụng dự kiến hàng ngày, trong đó: Thời gian chờ đợi là số ngày tính từ ngày đặt hàng cho đến khi nhận được hàng đặt, công ty dựa vào đơn đặt hàng và phiếu nhập kho để xác định khoảng thời gian này. Mức dự trữ an toàn là số lượng hoặc giá trị hàng tồn kho dự phòng cho các trường hợp hàng đặt đến trễ hoặc khi công ty sử dụng nguyên vật liệu nhiều hơn so với dự kiến. Mức sử dụng dự kiến hàng ngày là mức sử dụng bình quân của một loại nguyên vật liệu. Mức tái đặt hàng được xác định như sau:

Mức tái đặt hàng = Mức dự trữ an toàn + Mức sử dụng dự kiến hàng ngày x Thời gian chờ đợi Việc xác định mức tái đặt hàng theo cách trên có ưu điểm dễ áp dụng, thuận lợi cho công ty trong việc xác định thời gian tái đặt hàng. Ngoài phương pháp trên công ty có thể xây dựng một số mô hình quản lý hàng tồn kho dưới đây.

 Mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ

Mô hình EOQ là một mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng, được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp, dựa trên cơ sở giữa chi phí tồn trữ hàng tồn kho và chi phí đặt hàng có mối quan hệ tương quan tỷ lệ nghịch. Cụ thể, nếu số lượng sản phẩm cho mỗi lần đặt hàng tăng lên thì số lần đặt hàng trong kỳ giảm xuống và dẫn đến chi phí đặt hàng trong kì giảm trong khi chi phí tồn trữ hàng hóa tăng lên. Do đó, mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất. Muốn xác định đúng mức tồn kho tối ưu, công ty cần ghi nhận đầy đủ các chi phí liên quan đến dự trữ, lưu kho và chi phí đặt hàng.

Mô hình quản lý hàng tồn kho EOQ được xây dựng như sau:

doanh nghiệp lại tiếp tục đặt mua Q đơn vị hàng mới. Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ là 0 nên số lượng tồn kho

bình quân trong kỳ là: 2 2 0 Q Q  

Biểu đồ 3.1. Biến động hàng tồn kho trong một chu kỳ, hàng tồn kho bình quân [8 tr 124]

Gọi C là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho thì tổng chi phí

tồn trữ hàng tồn kho trong kỳ là: QxC

2

Gọi S là hàng tiêu thụ trong kỳ nên số lần đặt hàng trong kỳ là

Q S Gọi T là tổng chi phí thì : T= xO Q S xC Q  2 Dự trữ trung bình Q/2 Q Lượng hàng cung ứng Thời gian

Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng tổng chi phí theo các mức sản lượng tồn kho

Gọi Q* là lượng hàng tồn trữ tối ưu tức tại Q* là lượng hàng cho chi phí thấp nhất dẫn đến: Q* =

C SO

2

Nếu gọi T* là thời gian dự trữ tối ưu được tính bằng cách lấy số lượng hàng tối ưu Q* chia cho nhu cầu sử dụng hàng tồn kho bình quân một ngày, tức S/365 ( giả định một năm có 365 ngày), đơn vị tính ngày.

Ta có công thức sau: T* = 365 / * S Q

Công thức trên cũng có thể được viết lại như sau: T* =

S xQ *

365

 Mô hình EOQ mở rộng

Mô hình EOQ dựa trên một số giả định, bao gồm nhu cầu về hàng tồn kho, thời gian chuẩn bị giao nhận hàng bổ sung, chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ là cố định. Tuy nhiên trong ứng dụng thực tế mô hình hàng tồn kho, một vài giả định không còn giá trị. Do vậy, để hiểu sự khác biệt về các giả định đã tác động đến phân tích số lượng đặt hàng tối ưu như thế nào là điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí lưu kho Q/2

Chi phí đặt hàng Q Lượng hàng cung ứng Q* 0 Chi phí Formatted: Font: 11 pt

cần thiết và quan trọng. Để thiết lập mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả công ty cần phân tích một số phương pháp khi một vài giả định ban đầu được thay thế.

Thời gian chuẩn bị giao nhận hàng khác.

Mô hình EOQ giả định rằng việc cung cấp bổ sung hàng tồn kho sẽ được diễn ra ngay tức thời, như vậy thời gian chuẩn bị giao nhận hàng là bằng 0. Tuy nhiên, trên thực tế thường có một khoảng thời gian trôi qua giữa thời điểm đặt mua hàng và thời điểm hàng được nhận tại kho. Khoảng thời gian chuẩn bị giao nhận hàng này có thể bao gồm khoảng thời gian cần thiết để sản xuất mặt hàng đó hay khoảng thời gian cần thiết để đóng gói và vận chuyển hoặc cả hai trường hợp. Nếu thời gian chuẩn bị giao nhận hàng là một con số nào đó không thay đổi theo thời gian và được biết chắc chắn thì

số lượng đặt hàng tối ưu Q* sẽ không bị tác động bởi việc đặt hàng lại.

Trong thực tế công ty không bao giờ chờ đến cuối chu kỳ hàng tồn kho mới đặt hàng mà là thường đặt hàng trước n ngày cho cuối mỗi chu kỳ dự trữ. Số ngày n được xác định bằng với thời gian chuẩn bị giao nhận hàng bổ sung.

Gọi Q' là điểm đặt hàng lại, khi đó điểm đặt hàng lại được tính bằng công thức sau:

Q' = 365

S

nx ; với S/ 365 là nhu cầu hàng tồn kho trong một ngày.

Chiết khấu theo số lượng

Khi công ty đặt hàng với số lượng lớn thì thông thường sẽ được nhà cung cấp bán với giá chiết khấu khi đó công ty sản xuất sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất ra, tiết kiệm được chi phí trên mỗi đơn vị khi thực hiện đơn hàng và mỗi đơn vị trong quá trình vận chuyển.

toán mức sinh lợi ròng hàng năm khi số lượng đặt hàng được gia tăng từ mức tồn kho EOQ lên mức đặt hàng cần thiết để có thể nhận được khoản chiết khấu. Nếu mức sinh lời ròng tăng thêm hàng năm là số dương thì số lượng đặt hàng tối ưu là số lượng đặt hàng cần thiết để có thể được hưởng chiết khấu. Nếu không, số lượng đặt hàng tối ưu sẽ là giá trị EOQ.

Mô hình kiểm soát hàng tồn kho theo rủi ro

Trong mô hình EOQ, việc phân tích dựa trên những giả định. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các vấn đề phát sinh trong quản lý hàng tồn kho là những giả định này lúc nào cũng diễn ra đúng như vậy. Thông thường nhu cầu hàng tồn kho biến động theo mùa vụ hay biến động có tính chất chu kỳ hoặc biến động bởi những ảnh hưởng ngẫu nhiên và những dự báo không chính xác mức cầu hàng tồn kho trong tương lai. Với những tác động như vậy, khả năng thiếu hụt hàng tồn kho là hoàn toàn có thể xảy ra. Để khắc phục sự thiệt hại trong những trường hợp như vậy, công ty cần sử dụng cách thức bổ sung một lượng hàng tồn kho an toàn để sẵn sàng đáp ứng trước những biến động bất thường đó.

Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0

Hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và thời gian sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Hệ thống cung ứng đúng thời điểm được dựa trên những ý tưởng cho rằng tất cả các mặt hàng cần thiết có thể được cung cấp trực tiếp cho các giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác cả về thời điểm giao hàng lẫn số lượng hàng được giao thay vì phải dự trữ thông qua tồn kho.

Mô hình tồn kho theo mô hình EOQ có hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất.

một số loại dự trữ của doanh nghiệp. Vì thế, muốn đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý hàng tồn kho phải kết hợp với các phương pháp quản lý hàng tồn kho với nhau có hiệu quả, linh hoạt.

Trong ngắn hạn, có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm hàng tồn kho dự trữ, giảm chi phí và thu hồi vốn: Giảm giá Có hai phương pháp thông thường để giảm giá bán là: mua 1 tặng 1 và giảm giá 50%; Tổ chức bán hàng lưu động tại các hội chợ, trung tâm thương mại, tụ điểm du lịch. Kí gửi hàng tại nơi bán; Tặng hoặc trao đổi sản phẩm; Thâm nhập vào thị trường mới.

3.2.1.2. Quản lý các khoản phải thu

Các khoản phải thu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Khi các khoản phải thu chuyển thành tiền sẽ giúp công ty thanh toán các khoản nợ, thanh toán lương, mua nguyên vật liệu và thực hiện các giao dịch khác. Do đó, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu là biện pháp quan trọng cần thực hiện ngay nhằm đảm bảo nền tài chính vững mạnh cho công ty.

Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu công ty không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Ngược lại, khi bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, từ đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Như vậy, công ty muốn có doanh thu cao để tăng lợi nhuận mà không bị mất vốn do không thu hồi được nợ cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này,

chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của phòng tài chính. Phòng tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường cũng như điều kiện công ty.

Khoản phải thu tại công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng là số tiền khách hàng nợ do mua chịu nguyên liệu sản xuất. Các khoản phải thu này ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Tuy vậy, công tác quản lý các khoản phải thu tại công ty còn nhiều hạn chế. Trong thời gian 2009 – 2011, các khoản phải thu khách hàng của công ty tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng khoản nợ khó đòi, thời gian thu hồi vốn tăng lên. Nguyên nhân là do các khoản nợ không được theo dõi, đôn đốc thường xuyên, việc sàng lọc khách hàng chưa đạt hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế đó, công ty cần xây dựng chính sách bán chịu phù hợp với điều kiện của công ty. Chính sách bán chịu cần xây dựng theo các chỉ tiêu như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách và quy trình thu nợ. Trong mỗi thời kỳ kinh doanh, để đảm bảo tăng doanh thu nhưng không làm tăng khoản phải thu khó đòi công ty cần phân tích chặt chẽ chính sách bán chịu, bao gồm:

Tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ. Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức. Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh

hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về mặt lý thuyết, công ty nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu, vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Công ty có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vì vậy công ty cần phải xác định thời điểm nào nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu và khi nào công ty không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. Để có được chính sách bán chịu phù hợp công ty có thể áp dụng một số mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu như sau:

Sơ đồ 3.2 Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu

Khi áp dụng mô hình nới lỏng chính sách bán chịu công ty sẽ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nhưng cũng làm tăng các khoản phải thu. Do đó, công ty cần xem xét giữa việc tăng lợi nhuận có đủ bù đắp chi phí đầu vào khoản phải thu không, từ đó ra quyết định về tiêu chuẩn bán chịu. Muốn đạt được kết quả cao khi xây dựng chính sách bán chịu công ty

Tăng khoản phải thu

Tăng chi phí vào khoản phải thu

Tăng doanh thu

Tăng lợi nhuận đủ bù đắp tăng chi phí

không?

Tăng

lợi nhuận Ra quyết định Nới lỏng

Gốm sứ Bát Tràng cần thực hiện chặt chẽ công tác đánh giá tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 71)