Thực trạng tài sản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 48)

Để đánh giá thực trạng sử dụng tài sản tại doanh nghiệp ta phải làm rõ thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Để hiểu được vấn đề này ta phân tích bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp trong những năm 2009, 2010, 2011.

Bảng 2.1 – Cơ cấu tài sản của công ty TNHH gốm Bát Tràng

ĐVT: triệu đồng; %.

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Tài sản ngắn hạn 5.407 63,7 4.401 50,1 4.413 52,0 Tài sản dài hạn 3.087 36,3 4.381 49,9 4.075 48,0 Tổng tài sản 8.494 8.782 8.488

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009-2011của công ty

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản của công ty thay đổi qua các năm theo chiều hướng tăng lên. Năm 2009 tổng tài sản của công ty là 8.494 triệu đồng. Sang tới năm 2010 tổng tài sản đã tăng lên 8.782 triệu đồng, tăng 3,4% tương ứng 288 triệu đồng. Tuy nhiên, trước khó khăn chung của nền kinh tế, năm 2011 tổng tài sản của công ty là 8.488 triệu đồng giảm 3,4%.

Từ năm 2009 đến năm 2011 tài sản của công ty liên tục có sự thay đổi về quy mô và cơ cấu. Năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn, nhưng sang năm 2010 tỷ lệ tài sản ngắn hạn lại giảm đi đáng kể làm tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm từ 63,7% xuống 50,1%. Đến năm 2010 tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 41,9% so với năm 2009, chiếm 49,9% trong tỉ trọng

tài sản của đơn vị. Tỉ trọng này hầu như không thay đổi trong năm 2011 mặc dù tổng tài sản năm 2011 giảm 3,4% xuống còn 8.488 triệu đồng. Số TSDH tăng lên là do công ty có tham gia góp vốn vào công ty liên kết. Sự thay đổi này cũng đem lại những lợi ích kinh tế, bất lợi khác nhau cho doanh nghiệp.

Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tổng tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cần đánh giá hiệu quả của từng loại tài sản thông qua cơ cấu của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn. Một cơ cấu tài sản hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu của từng loại tài sản giúp ta thấy tác động của từng đối tượng đến kết quả chung, qua đó nhà quản lý có thể đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.

2.2.1.1. Thực trạng tài sản ngắn hạn của Công ty

Tài sản ngắn hạn là bộ phận không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh, nó thể hiện các khoản đầu tư, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có vòng quay ngắn, biến đổi nhanh trong tổng tài sản. Do đó, khi doanh nghiệp thay đổi mục tiêu kinh doanh thì ngay lập tức có thể làm thay đổi cơ cấu tài sản cũng như thay đổi cơ cấu thành phần tài sản ngắn hạn. Khi tài sản ngắn hạn thay đổi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản.

Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2011, công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng liên tục có sự thay đổi thành phần của tài sản ngắn hạn, tùy thuộc vào mục tiêu từng thời điểm mà cơ cấu tài sản ngắn hạn có sự thay đổi theo để phù hợp với nhu cầu.

Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % I.Tiền và các khoản tương

đương tiền 3.399 63 178

4 50 1,1

1.Tiền 3.399

2.Các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn

hạn 371 7 1.315 30 552 12,5 1.Phải thu khách hàng 353 7 1265 29 552 12,5 2.Trả trước cho người bán 18 50 1 0,11

3.Các khoản phải thu khác 0 0 0

III.Hàng tồn kho 874 16 2.211 50 3.316 75,1 1.Nguyên liệu, vật liệu 800 15 1168 27 2641 59,9 2.Chi phí SXKD dở dang 74 1 712 16 419 9,5 IV.Tài sản ngắn hạn khác 763 14 697 16 495 11,2 1.Thuế GTGT được khấu trừ 740 14 673 15 471 10,7 2.Thuế và các khoản phải thu NN

3.Tài sản ngắn hạn khác 24 0 24 1 24 0,5 Tổng tài sản ngắn hạn 5.407 100 4.401 100 4.413 100

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng các năm 2009 – 2011

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng đã phân tích ở trên, tỷ trọng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2010 tỷ lệ hàng tồn kho tăng 153% so với năm 2009, chiếm 50,24%. Sở dĩ công ty có mức tồn kho lớn một phần do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất nói chung trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, sức tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh.

Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009 lỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 62,86% trong tổng tài sản ngắn hạn nhưng sang năm 2010 giảm mạnh xuống mức 4,04%, đến năm 2011 giảm mạnh xuống còn 1,14%. Năm 2009 lượng tiền là 3.399 triệu đồng, được dự trữ chủ yếu tại tài khoản thanh toán của công ty tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cuối năm 2009 có số dư tiền và các khoản tương đương tiền lớn như vậy là do công ty được bổ sung 3.600 triệu đồng vốn điều lệ. Năm 2010 lượng tiền tuyệt đối giảm mạnh nguyên nhân là do tổng tài sản dài hạn năm 2009 tăng gần 42% so với năm trước, công ty huy động tiền để tham gia đầu tư vào công ty liên kết. Lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên trong khi lượng tiền mặt tại két giảm, đây là xu hướng chung của tất cả các doanh nghiệp khi các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Số dư khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng thấp bất thường cũng là do lượng tiền đã chuyển thành hàng tồn kho của công ty. Nếu tình trạng này tiếp tục tái diễn trong năm 2011 khi lượng tiền mặt chỉ chiếm 1,14% trong tổng tài sản. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn trong những năm tiếp theo sẽ gây khó khăn cho công ty trong quá trình thanh toán. Như vậy, trong các năm 2009 – 2011 lượng tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty có sự biến động lớn. Nó cho thấy khả năng quản lý, điều hành còn nhiều tồn tại cần khắc phục khi doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thành phần tiếp theo trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu ngắn hạn, chỉ tiêu này có xu hướng biến động khác nhau qua các năm. Năm 2009, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn là 6,85%. Năm 2010 tỷ lệ này tăng mạnh chiếm tỷ lệ 29,88% tổng tài sản ngắn hạn, tăng gấp 3,54 lần so với năm 2009. Đến năm 2011, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn giảm còn 12,51%, giảm số tuyệt đối từ 1.315 triệu đồng xuống 552 triệu đồng. Từ năm

2009, quy mô sản xuất của công ty được mở rộng nên quy mô các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng lên, mặt khác do chính sách tín dụng đối với khách hàng được đẩy mạnh để tạo khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành và tăng doanh thu cho công ty. Năm 2010 khoản phải thu giảm do công ty đã có những biện pháp hợp lý trong quản lý, thu hồi công nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Do đó, để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, không gặp rủi ro trong quá trình thu hồi nợ công ty cần đưa ra các biện pháp thu nợ kịp thời và vẫn tăng được doanh thu.

Tài sản ngắn hạn khác trong công ty luôn chiếm khoảng 15% trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn. Trong đó chủ yếu là khoản Thuế GTGT được khấu trừ (chiếm 96%). Đây là nhân tố chủ quan ngoài sự kiểm soát của công ty.

2.2.1.2 Thực trạng tài sản dài hạn của Công ty

Tài sản dài hạn là thành phần thứ hai trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Không doanh nghiệp nào có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh nếu không có tài sản dài hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất của mỗi doanh nghiệp.

Muốn đưa ra phương thức quản lý tài sản dài hạn đạt hiệu quả cao nhà đầu tư phải nắm được thực trạng tài sản cũng như thực trạng sử dụng

tài sản của doanh nghiệp.

Bảng 2.3 – Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % Giá trị tr.đồng Tỷ trọng % I.Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 0 1.Phải thu dài hạn khách hàng 0 0 0

0 0 0

II. Tài sản cố định 3.087 100 2.360 54 2.053 50 1.Tài sản cố định hữu hình 2.472 80 2.360 54 2.053 50

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế 2.Tài sản cố định thuê tài chính

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

3.976 3.944 3.944

III.Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn -1.504 -1.584 -1.891 1.Đầu tư vào công ty liên

doanh, liên kết 616 20 0 0 0 0

IV.Tài sản dài hạn khác 0 0 1.391 32 1.391 34 1.Chi phí trả trước dài hạn 0 0 1.391 32 1.391 34 2.Tài sản dài hạn khác 0 0 631 14 631 15 Tổng tài sản dài hạn 3.087 100 4.381 100 4.075 100

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng các năm 2009 – 2011

Trong cơ cấu tài sản dài hạn của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng tài sản cố định luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cá biệt năm 2009, TSCĐ chiếm tỉ lệ 100%, sang năm 2010 tỷ lệ tài sản cố định giảm, chỉ còn 53,85% trong tổng tài sản dài hạn. Sang năm 2011, tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 50,38% nguyên nhân là do năm 2010 công ty đầu tư vào công ty liên kết mới thành lập là công ty TNHH gốm sứ Khánh An. Sang năm 2011 công ty đã hoạt động ổn định và cũng mang lại lợi nhuận cho công ty Bát Tràng, số tiền lãi đã được chia vào đầu năm 2012, thể hiện hiệu quả bước đầu của công ty trong việc sử dụng tài sản dài hạn. Lợi nhuận được chia sau là 193.000.000đ, đạt tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 14%.

Các khoản phải thu dài hạn của công ty không phát sinh cho thấy chính sách thận trọng của công ty trong bán hàng. Công ty có thể cân nhắc tới việc mở rộng chính sách tín dụng vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho của công ty.

Danh mục đầu tư tài chính dài hạn của công ty còn ít, nguyên nhân là công ty chưa thực hiện cổ phần hóa nên số vốn còn hạn chế do nguồn tài trợ bị giới hạn. Bên cạnh đó nguồn nhân lực am hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính

chưa có, nếu đầu tư sẽ gặp rủi cao. Quy mô vốn nhỏ khi đầu tư phân tán, nguồn nhân lực thiếu sẽ khó kiểm soát dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng

2.2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty là chỉ tiêu tổng hợp, phân tích khả năng quản lý, sử dụng tổng tài sản. Để nắm rõ thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản cần phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản tại công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần (1) 5.401,11 4.920,57 5.339,79

Lợi nhuận sau thuế (2) 166,78 57,02 179,95

Tổng tài sản bình quân (3)

6.950,43 8.638,21 8.634,96 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =(1)/(3)

0,78 0,57 0,62

Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =(2)/(3)

0,02 0,01 0,02

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011 của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu thuần trong ba năm có sự biến động, năm 2010 doanh thu thuần giảm so với năm 2009, số tuyệt đối là 480,54 triệu đồng (giảm 9%), năm 2011 doanh thu thuần đã tăng lên đáng kể gần lấy lại mức doanh thu thuần năm 2009 đạt 5.339,79 triệu đồng.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng tăng khi doanh nghiệp có sự đổi mới, gia tăng về tài sản. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế là 202,15 triệu đồng.

Sang năm 2010, lợi nhuận sau thuế giảm nhưng đã lấy đà tăng trở lại vào năm 2011, đạt 218,12 triệu đồng, tăng 2,87 lần so với năm 2010 và tăng 1,08 lần so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là hết sức quý giá trong hoàn cảnh kinh tế trong giai đoạn này

Chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sử dụng tài sản của mỗi công ty là hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Cụ thể, năm 2009 mỗi đồng tài sản sử dụng trong kỳ đem lại cho công ty 1,1 đồng doanh thu. Sang năm 2009, mỗi đồng tài sản sử dụng tạo ra 0,78 đồng doanh thu. Năm 2010 do đầu tư vào công ty liên kết chưa mang lại hiệu quả nên chỉ số này giảm. Năm 2010 là 0,57 giảm 27% so với năm 2009. Sang năm 2011 chỉ số này đã được cải thiện nhưng chưa đạt được như năm 2009. Cho thấy sự đầu tư của công ty cũng đang mang lại hiệu quả nhưng bị tác động nhiều bởi khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy đã phát huy được sức sản xuất của tài sản nhưng sức tiêu thụ kém làm giảm lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Hệ số sinh lời tổng tài sản cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tại công ty hệ số giảm trong năm 2010 nhưng sang năm 2011 đã phục hồi gần bằng với chỉ số của năm 2009 đạt mức 0,02. Tức là mỗi đồng tài sản đem lại 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế đạt 2% trên tổng số tài sản đầu tư bình quân trong kỳ.

2.2.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Quản lý tài sản ngắn hạn là một phần quan trọng trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Sự thay đổi của hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do đó, thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cần được phân tích chi tiết, quan tâm đúng mức để kịp thời có những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu thuần (1) 5.401,11 4.920,57 5.339,79 Lợi nhuận sau thuế (2) 166,78 57,02 179,95 TSNH bình quân trong kỳ (3) 4.131,71 4.903,80 4.406,90 Phải thu NH bình quân trong kỳ (4) 380,64 842,76 933,50 Hàng tồn kho bình quân trong kỳ (5) 565,13 1.542,48 2.763,43 Vòng quay hàng tồn kho = (1)/(5) 9,56 3,19 1,93 Vòng quay khoản phải thu NH = (1)/(4) 14,19 5,84 5,72 Hiệu suất sử dụng TSNH= (1)/(3) 1,31 1,00 1,21 Hệ số sinh lợi TSNH = (2)/(3) 0,04 0,01 0,04

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2009 – 2011 của công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng

Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của công ty. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm trong những năm qua cho thấy công ty có khả năng sản xuất nhưng lượng hàng tiêu thụ giảm nhiều gây ra tình trạng ứ đọng hàng hóa. Cụ thể, năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 9,56 nhưng sang năm 2010 giảm xuống còn 3,19 tương ứng với 66,6%. Tiếp đến

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)