SO SÁNH VỚI MỘT SỐ CÔNG TY CÓ CÙNG QUY MÔ VÀ ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 59)

BÀN KINH DOANH

Bảng 2.7 So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản với công ty khác Chỉ tiêu Công ty Bát Tràn g Chỉ số bình quân

Chi tiết các công ty So sánh Quang Vinh Trung Hạnh Hưng Thanh số tuyệt đối (%) Hiệu suất sử dụng tổng tài

sản 0,66 1,070 1,07 1,04 1,10 (0,42) (63) Hệ số sinh lợi tổng tài sản

(ROA) 0,02 (0,001) 0,03 0,01 (0,03) 0,02 103 Hiệu suất sử dụng TSNH 1,17 1,381 1,62 1,18 1,35 (0,21) (18)

Hệ số sinh lợi TSNH 0,03 0,002 0,04 0,01 (0,04) 0,03 94

Hệ số thanh toán hiệu hành 3,22 1,682 2,34 1,17 1,54 1,54 48

Vòng quay các khoản phải

thu 8,58 5,320 1,92 5,07 8,97 3,26 38 Vòng quay hàng tồn kho 4,89 5,722 13,58 1,59 2,00 (0,83) (17)

Hiệu suất sử dụng TSDH 1,50 6,361 3,93 9,18 5,98 (4,86) (324)

Hệ số sinh lợi TSDH 0,04 (0,013) 0,10 0,05 (0,19) 0,05 134

Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính năm 2008 - 2011

Chọn mẫu 03 công ty để xây dựng số liệu là các công ty sau: Công ty TNHH Quang Vinh, Công ty TNHH gốm sứ Trung Hạnh, công ty TNHH gốm sứ Hưng Thanh. Đây là các công ty cùng đóng trên địa bàn xã Bát Tràng huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Là đại diện tiêu biểu của 65 công ty TNHH sản xuất gốm sứ của Bát Tràng: có số vốn điều lệ từ 1.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng. Số liệu của công ty được thu thập trong 4 năm từ 2008 – 2011. Các chỉ số được so sánh trong bảng là số bình quân số học trong 3 năm của 3 công ty. Và chỉ số trung bình cộng của các chỉ tiêu đó là bức tranh chung nhất của doanh nghiệp sản xuất gốm sứ giai đoạn 2009 – 2011. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty gốm sứ Bát Tràng thấp hơn so với số bình quân nhưng mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các doanh nghiệp khác. Trong 3 năm 2009 – 2011 hầu như các doanh nghiệp sản xuất không có lãi, thậm chí còn bị lỗ 0,001 đồng lợi nhuận khi đầu tư một đồng tài sản thì công ty TNHH Bát Tràng vẫn thu được 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế khi đầu tư một đồng vào tài sản. (Và đầu tư vào TSDH mang lại lợi nhuận cao hơn TSNH). Điều đó cho thấy công ty cũng đã sử dụng Tài sản tương đối hiệu quả.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty Bát Tràng là 4,89 thấp hơn so với chỉ số bình quân là 5,72 cho thấy công ty lượng hàng hóa, nguyên vật liệu của công ty còn bị tồn đọng nhiều. Đây là vấn đề công ty cần quan tâm để tính toán và quản trị tốt hơn hàng tồn kho nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp.

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu của công ty Bát Tràng gấp 1,62 lần chỉ số chung cho thấy các công ty đã quản lý chặt chẽ các khoản thu nên các khoản phải thu không quá lớn. Tuy nhiên với số lượng hàng tồn kho nhiều hơn như vậy công ty Bát Tràng cũng phải xem xét lại chính sách bán hàng của mình để tăng doanh thu giải phóng hàng tồn kho.

Chỉ số hệ số thanh toán hiện hành của công ty Bát Tràng khá cao đã phản ánh đúng khả năng làm chủ tài chính của công ty. Vì công ty hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ nguồn vốn tự có của mình không phát sinh vay nợ nào. Cho thấy chính sách thận trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Như vậy, đặt vào bức tranh chung của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ năm 2009 – 2011, công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng cũng khẳng định hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty cũng còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc sử dụng tài sản thật sự hiệu quả, không chỉ so

với mặt bằng chung của các doanh nghiệp gốm sứ mà so với chính nội lực của công ty.

2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG SẢN TẠI CÔNG TY TNHH GỐM SỨ BÁT TRÀNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 59)