Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 92)

Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh ngoài số vốn tự có công ty cần huy động nguồn vốn từ bên ngoài, đặc biệt nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay quá cao gây khó khăn cho doanh nghiệp, để công ty đạt được mục tiêu phát triển

sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể áp dụng một số biện pháp sau tạo thuận lợi cho doanh nghiệp:

- Ngân hàng Nhà nước cần có các chế tài quy định chặt chẽ về tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như mức lãi suất trần huy động, lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng nhằm giảm áp lực cho phía doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh quá trình cho vay kinh doanh của các công ty, linh hoạt trong việc giải quyết thủ tục, hồ sơ cho vay để công ty có thể chủ động nắm bắt cơ hội, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.

- Trong giai đoạn kinh tế hội nhập, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi có sự ủng hộ của Nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, nâng cao dần vị thế trên thị trường trong nước, mở rộng trên thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Bối cảnh kinh tế hiện nay đã đem lại không chỉ cơ hội mà cả thách thức đối với các doanh nghiệp muốn đứng vững, phát triển trên thị trường. Cũng là điều kiện để sàng lọc lại các công ty kinh doanh hiệu quả nhất. Muốn tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức cần nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Vì thế, việc sử dụng, quản lý tài sản luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi công ty.

Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng trang trí, mang tính thủ công mỹ nghệ, giàu tính truyền thống. Suốt thời gian qua, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của đơn vị. Do đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Bát Tràng” được nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. Trên cơ sở phân tích số liệu và tình hình thực tế tại đơn vị đưa ra một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong quá trình nghiên cứu, dù có nhiều cố gắng xong luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp cũng như bạn đọc để hoàn thiện hơn đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nhâm Phong Tuân đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, trang bị cho tôi kiến thức để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp Quyển 1 (2007), Nxb Tài chính, Hà Nội

2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh

nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nxb Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

4. Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo

tài chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

5. Vũ Quang Hòa (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản

cố định ở công ty Sao vàng Hà Nội, khoá luận tốt nghiệp

6. Công ty TNHH Hưng Thanh (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tài

chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

7. Lưu Thị Hương (1998), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nôi

8. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Tài chính doanh nghiệp,

Nxb Tài chính, Hà Nội

9. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nxb

Thống kê, Hà Nội

10.Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính,

Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

11.Công ty TNHH Quang Vinh (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tài

chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

12.Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống

kê, Hà Nội

13.Lê Thị Huyền Trang (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

vốn lưu động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – VINACOMIN, luận văn thạc sĩ

14.Công ty TNHH Trung Hạnh (2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo tài

chính nộp tại Chi cục thuế Gia Lâm, Hà Nội

Internet

15.http://www.google.com.vn

16.http://www.kiemtoan.com.vn

17.http://www.mof.gov.vn

PHỤ LỤC

PHIỀU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP

Đánh dấu X vào ô chọn

I/ Thông tin chung

1.Trình độ của người tham gia điều tra

Sau Đại học Cử nhân Trung học

2. Chức vụ của người tham gia điều tra

Quản lý N.V Văn phòng Công nhân S.X

3. Độ tuổi của người tham gia điều tra

Trên 55 tuổi 18 - 55 tuổi Dưới 18 tuổi

II/ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Bằng chấm điểm vào các mục sau (Thang điểm đánh gía 0 – 3 theo mức độ tăng dần)

1. Khó khăn của doanh nghiệp hiện nay: lợi thế của doanh nghiệp (0), gặp rất ít khó khăn (1), là vấn đề khó của doanh nghiệp (2), vấn đề rất khó khăn của doanh nghiệp (3)

1.1 Vốn và tài chính

1.2 Cơ sở hạ tầng

1.3 Công nghệ sản xuất

1.4 Cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp

1.5 Năng lực đội ngũ lãnh đạo

1.6 Năng lực của nhân viên

1.7 Thông tin và khả năng tiếp cận thị trường

1.9 Đối thủ cạnh tranh 1.10 Môi trường kinh doanh: thay đổi chính sách.

2. Cách thức giải quyết khó khăn: dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3)

2.1 Liên hệ các chuyên gia

2.2 Tìm hiểu và vận dụng kinh nghiệm của doanh nghiệp khác 2.3 Tìm kiếm, Xây dựng, Củng cố các mối quan hệ 2.4 Liên doanh, liên kết, sáp nhập các công ty

2.5 Khác

3. Thực tế sử dụng TSCĐ của DN. Không có trong thực tế(0), tồn tại trong thực tế (1), phổ biến trong thực tế (2), là tình trạng chung (3) 3.1 Không có quy chế sử dụng, chế độ bảo dưỡng định kì máy

móc, nâng cấp máy móc theo kịp công nghệ mới.

3.2 Vận hành quá công suất quy định.

3.3 Sử dụng công nghệ lạc hậu, lỗi thời.

3.4 Trình độ công nhân còn hạn chế.

3.5 Nguồn lực dành cho TSCĐ còn chưa tương xứng.

4. Khó khăn của doanh nghiệp trong quản lý hàng tồn kho; Dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3)

4.1 Yếu tố đầu vào không ổn định

4.2 Chi phí lưu kho cao

4.4 Yếu tố khác

5. Giải pháp nhằm giảm số dư Các khoản phải thu; Dễ thực hiện, là lợi thể của doanh nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3)

5.1 Thắt chặt chính sách bán chịu: điều kiện mua hàng, thời hạn thanh toán, biện pháp xử lý với trường hợp quá hạn.

5.2 Tăng mức chiết khấu thanh toán hoặc các biện pháp khuyến mãi, tặng quà khi thanh toán nhanh, thanh toán đúng hạn;

5.3 Đôn đốc các khoản phải thu khó đòi;

5.4 Đa dạng các hình thức bán hàng: hàng đổi hàng;… 6. Biện pháp quản lý tiền mặt; Dễ thực hiện, là lợi thể của doanh

nghiệp (0), thực hiện được (1), khó thực hiện (2), rất khó để thực hiện (3)

6.1 Quy trình thu – chi rõ ràng, chặt chẽ; nghiêm túc tuân thủ; 6.2 Phản ánh trung thực luồng tiền vào – ra trên sổ sách

6.3 Xác định lượng tiền dư tại quỹ hợp lý

6.4 Hàng ngày Kiểm kê, đối chiếu sổ quỹ kế toán – thủ quỹ

III/Bạn có hoàn toàn đồng ý (3), đồng ý (2), không đồng ý (1), hoàn toàn không đồng ý (0) với các nhận định sau về công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng

Thang điểm từ 3 – 2 – 1- 0

1. Lãnh đạo doanh nghiệp có đầy đủ các phẩm chất và năng lực để điều hành doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh

2. Doanh nghiệp thường xuyên mở các lớp đào tạo hoặc đưa công

nhân đi đào tạo nâng cao tay nghề .

3. Việc phân cấp quản lý sử dụng và chịu trách nhiệm về Tài sản của doanh nghiệp được cụ thể bằng văn bản và thực hiện nghiêm túc

theo quy định.

4. Lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu

sử dụng

5. Lượng hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 6. Tài sản cố định được bảo trì, bảo dưỡng, và đáp ứng được nhu

cầu sản xuất.

7. Phương thức bán hàng của công ty đa dạng, phù hợp với nhiều

đối tượng khách hàng.

8. Các mặt hàng sản xuất của doanh nghiệp đa dạng, phong phú

đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

9. Việc mở rộng thị trường là khả thi.

10. Đa dạng đầu tư phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh

Bảng kết quả điều tra TC Khách hàng/điểm Điểm TB Xếp hạng I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.1 1 2 2 1 2 3 3 2 1 3 1,43 2 1.2 1 1 1 1 3 3 2 2 2 2 1,29 6 1.3 0 1 1 2 1 2 3 2 2 1 1,07 7 1.4 1 0 0 1 1 2 1 0 1 1 0,57 10 1.5 2 1 2 2 2 2 1 2 2 3 1,36 3 1.6 2 2 1 2 3 2 1 3 1 2 1,36 3 1.7 2 1 1 2 1 2 1 2 2 1 1,07 7 1.8 2 2 1 2 2 2 1 2 3 2 1,36 3 1.9 2 1 2 3 3 2 2 3 2 2 1,57 1 1.10 1 2 1 2 1 1 2 1 2 1 1,00 9 II 2.1 2 1 2 2 2 2 1 1 2 1 1,14 2 2.2 1 2 2 2 1 2 3 2 2 2 1,36 1 2.3 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 0,79 4 2.4 2 1 2 2 1 2 2 2 1 1 1,14 2 III 3.1 2 1 3 2 2 2 1 2 2 1 1,80 1 3.2 0 1 1 0 1 2 1 1 2 0 0,90 5 3.3 0 1 0 2 1 2 1 1 1 1 1,00 4 3.4 2 2 1 2 2 2 1 2 1 2 1,70 2 3.5 2 1 2 1 1 1 1 1 2 1 1,30 3 IV 4.1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 0,86 3 4.2 2 2 2 1 2 3 1 2 2 3 1,43 2 4.3 3 3 3 2 2 3 3 3 2 2 1,86 1 4.4 0 1 2 1 0 1 2 0 0 0 0,50 4

V 5.1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 0 1,10 4 5.2 1 2 1 1 2 2 2 1 1 1 1,40 3 5.3 2 2 2 1 2 3 2 2 2 1 1,90 1 5.4 2 2 2 1 1 2 2 2 2 1 1,70 2 VI 6.1 1 0 1 2 1 1 1 0 1 1 0,90 3 6.2 3 2 3 2 2 2 1 2 2 2 2,10 2 6.3 3 2 3 2 1 3 3 3 2 2 2,40 1 6.4 0 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0,60 4

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 92)