Khái quát công nghệ sản xuất gốm sứ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 44)

Sản phẩm gốm sứ chẳng những bao gồm các loại sản xuất từ đất sét, kaolin mà còn bao gồm các loại sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu không thuộc silicat như titanat, pherit, cermet,…

Như vậy đồ gốm là những sản phẩm được tạo hình từ nguyên liệu dạng bột, khi nung ở nhiệt độ cao, chúng kết khối, rắn như đá và cho nhiều đặc tính quý: cường độ cơ học cao, bền nhiệt, bền hoá, bền điện. Một số loại gốm - kỹ thuật còn có các tính chất đặc biệt như tính áp điện, tính bán dẫn hoặc có độ cứng đặc biệt (ngang kim cương). Điều kiện ở đây là nguyên liệu, dạng bột khi nung không bị phá huỷ. Để sản xuất gốm sứ có được các thuộc tính quý giá như trên thì công nghệ sản xuất chúng cũng ngày một phức tạp và hiện đại hơn; ngày nay ranh giới giữa công nghệ gốm sứ với hợp kim bột và công nghệ thuỷ tinh không còn sự cách biệt.

Có nhiều cách phân loại gốm sứ dựa trên các cơ sở khác nhau: - Phân loại theo cấu trúc và tính chất của sản phẩm: gốm thô, gốm mịn, gốm đặc biệt

- Phân loại theo mặt hàng: gạch, ngói, sành, sành đá vôi, sứ frít, sứ xương, sứ corum, v.v.

Phân loại theo lĩnh vực sử dụng: cách phân loại này không căn cứ vào cấu trúc hay tính chất chủ yếu của nó, cũng không quan tâm đến loại nguyên liệu dùng để sản xuất ra chúng mà dựa vào phạm vi sử dụng, thực chất đây là cách gọi một nhóm sản xuất có đặc tính kỹ thuật giống nhau nên chúng được dùng trong một lĩnh vực nhất định.

Khái quát có để tạo thành một thành phẩm gốm sứ, gồm các bước sau: Phối liệu  Tạo hình  Phơi sấy, sửa hàng mộc  Trang trí hoa văn và phủ men  Nung  Đóng gói thành phẩm.

Trong kỹ thuật gốm sứ, gia công và chuẩn bị phối liệu giữ một vai trò khá quan trọng, khâu kỹ thuật ban đầu này chẳng những sẽ góp phần nâng cao chất lượng thành phẩm mà còn có khả năng cải thiện các tính chất của nguyên, phối liệu nhất là các tính năng của nó ở trạng thái dẻo. Phối liệu gốm sứ khi đem tạo hình phải là dạng bột. Tùy mặt hàng và yêu cầu về tính chất sản phẩm mà độ mịn của nó yêu cầu khác nhau, nhưng trong thiên nhiên thực tế hầu hết ở dạng cục, vì vậy phải nghiền. Mục đích của quá trình nghiền là làm tăng bề mặt riêng của từng loại nguyên liệu hay của phối liệu. Kỹ thuật nghiền chia ra hai loại: nghiền thô và nghiền mịn, với đồ gốm ứng với hai loại nghiền đó là gốm thô (hay gốm xây dựng) và gốm mịn (sành mịn và sứ) tuỳ loại nguyên liệu, tuỳ loại sản phẩm mà chọn chế độ nghiền, loại máy nghiền cho phù hợp).

Phối liệu sau khi đã luyện đạt yêu cầu có thể đem tạo hình nhưng tốt nhất là để ủ trong kho một thời gian, ủ càng lâu độ dẻo càng tăng, mức độ đồng nhất về mọi mặt cũng tốt hơn nên tạo hình dễ và chất lượng sản phẩm sẽ tăng một cách đáng kể.

Mục đích của tạo hình sản phẩm gốm sứ là để thoả mãn các yêu cầu về kích thước và hình dạng đồng thời kỹ thuật tạo hình cũng phải nghiên cứu kỹ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà trước hết là của bán thành phẩm, trong đó độ đồng nhất vẫn là chỉ tiêu hàng đầu.

Các phương pháp tạo hình: Tạo hình bằng phương pháp dẻo.Tạo hình dẻo bao gồm phương pháp vuốt bằng tay trên bệ quay, gắn sáp trong khuôn thạch cao (chum, vại) xây trên máy Bantua, hoặc ép dẻo bằng các loại máy (phổ biến là ép trên máy ép lento. Để tạo hình dẻo, các sản phẩm sứ điện th- ường dùng phương pháp cắt gọt (tiện) lưỡi dao làm bằng dây (nhiều lưỡi dao khác nhau) có hình dạng như thế nào đó để tiện mặt ngoài sản phẩm.

Tạo hình bằng phương pháp đổ rót: Khi đổ hồ rót vào khuôn thạch cao, dưới tác dụng hút nước của khuôn thạch cao các phân tử vật chất chuyển động theo hướng sức nước bị hút, bám vào thạch cao thành một lớp đều đặn, sít đặc, theo thời gian chiều dày của lớp mộc tăng dần.

Phương pháp này có ưu điểm là tạo hình được các bản loại sản phẩm hình dáng phức tạp, mật độ đều đặn, song yêu cầu về tay nghề của người công nhân khá cao mới đảm bảo chất lượng bán thành phẩm đạt yêu cầu, mặt khác yêu cầu về nhân lực nhiều và diện tích sản xuất lớn ngay cả trong trường hợp đã cơ khí hoá khá cao khâu đổ rót.

Tạo hình bằng phương pháp ép: Phối liệu để tạo hình bằng phương

pháp ép chủ yếu là dạng bột song cũng có trường hợp phối liệu ở trạng thái dẻo. Dưới tác động của lực ép bột, phối liệu sít đặc và rắn chắc lại theo hình

dạng của khuôn ép.

Để cho phối liệu gốm sứ có thể tạo hình được chúng ta đã thêm vào một lượng nước nhất định, lượng nước đó gọi là độ ẩm làm việc. Trước lúc nung phải tách lượng nước đó khỏi sản phẩm nếu không lúc nung lượng nước ấy sẽ bốc hơi nhanh và bên trong sản phẩm sẽ xuất hiện áp suất hơi, áp suất này sẽ tăng một cách đột ngột, là nguyên nhân gây ứng lực lớn làm nổ sản phẩm. Quá trình tách nước lý học được tiến hành ngoài lò nung - đó là quá trình sấy.

Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bộ", phải dùng bàn xoay thì gọi là "làm hàng bàn".Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm...

Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình

thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal nhập từ nước ngoài.

Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới đem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men phải được làm sạch bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là bí quyết trong nghề nghiệp ở đây.

Nung là khâu rất quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ, nó ảnh hư- ởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm nung ít khuyết tật, chất lượng cao (sản phẩm không bị biến dạng, kết khối tốt, màu sắc đảm bảo yêu cầu các tính chất như: cường độ cơ học, độ bền hoá, bền điện cao…) phải nắm vững cơ sở lý thuyết của quá trình nung, kỹ thuật nung để điều khiển quá trình nung một cách chủ động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Gốm sứ Bát Tràng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)