4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tạo cây hoàn chỉnh
Thí nghiệm 7. Ảnh hưởng nền môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chồi lan Dendrobium chrysanthum Lindl.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng nền môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của chồi lan
Dendrobium chrysanthum Lindl. (Sau 8 tuần nuôi cấy)
Môi trường Chiều cao (cm) Số lá/chồi Số rễ/chồi
VW 5,07 4,98 5,29 KC 4,07 4,59 5,56 MS (ĐC) 4,27 4,86 5,37 RE 5,58 5,34 5,89 LSD0,05 0,19 0,25 0,37 Cv % 2,6 3,4 4,3
Ghi chú: Mỗi CT đều được bổ sung (10g saccarose + 6g agar)/lít môi trường
Trong mỗi giai đoạn thì nhu cầu về chất dinh dưỡng của cây nuôi cấy mô là khác nhaụ Ở giai đoạn nhân chồi thì môi trường MS là thích hợp nhất. Vậy giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh thì nền môi trường nào là tối ưủ Để giải đáp vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm 7: “Ảnh hưởng của nền môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của cây lan Dendrobium chrysanthum Lindl.”. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành nuôi cấy chồi trên 4 nền môi trường khác nhau: MS, VW, KC và RE nhằm xác định xem môi trường nào thích hợp cho sinh trưởng giai đoạn in vitro cây lan
Dendrobium chrysanthum Lindl.
Như vậy, nền môi trường nuôi cấy phù hợp nhất cho sinh trưởng của chồi lan
Dendrobium chrysanthum Lindl. là nền RẸ
Thí nghiệm 8. Ảnh hưởng than hoạt tính đến khả năng ra rễ của chồi lan
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56 Than hoạt tính được bổ sung vào môi trường ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nuôi cấy in vitro. Than hoạt tính không phải là chất điều tiết sinh trưởng, nó đóng vai trò như là chất hút ẩm của môi trường. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ một số chất không có lợi cho sự phát triển của cây như các chất được sản sinh ra trong quá trình khử trùng môi trường nuôi cấy hoặc một số chất do cây trồng tiết rạ Đôi lúc than hoạt tính cũng đóng vai trò như chất điều tiết sinh trưởng (Ebert và cs., 1993; Eymar và cs., 2000; George và Sherrington, 1984). Bổ sung THT vào môi trường nuôi cấy (0,1 – 0,3%) có tác dụng loại trừ sự hóa nâu đối với các loài phong lan Phalenopsis, Cattleya và Aerides. Ngoài ra, bổ sung thêm than hoạt tính vào môi trường có thể có lợi cho việc hình thành rễ của cây do than hoạt tính có tác dụng hạn chế mức độ chiếu sáng hoặc than hoạt tính có khả năng hấp thụ các chất ức chế sự ra rễ có trong môi trường nuôi cấy (Dumas và cs.,1995; George và Sherrington, 1984). Để nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính đến khả năng tạo rễ của cây lan Dendrobium chrysanthum Lindl., chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm 8.
Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng môi trường nuôi cấy RE (theo kết quả từ thí nghiệm 7) đồng thời bổ sung thêm các hàm lượng than hoạt tính khác nhau là: 0; 0,5g; 1,0g; 1,5g; 2,0g tương ứng cho 5 công thức thí nghiệm. Sau 30 ngày nuôi cấy chúng tôi đã thu được kết quả như sau (bảng 4.8).
Khi bổ sung THT vào môi trường nuôi cấy tất cả các mẫu cấy đều hình thành rễ, các công thức không bổ sung THT chỉ có 83,33% số mẫu cấy hình thành rễ. Trong số các công thức có bổ sung THT thì CT3 (bổ sung 1g THT vào môi trường) mẫu đưa vào nuôi cấy có số lượng rễ sau 30 ngày nuôi cấy nhiều nhất (3,76 rễ) và nhiều hơn so với các công thức khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%, đồng thời cây sinh trưởng tốt. Các công thức bổ sung 1,5 và 2,0g THT tuy hình thành các rễ dài song số lượng rễ thấp (chỉ được 3,43 và 3,13 rễ), thấp cây, điều này có thể do THT dư thừa đã hấp phụ một số chất điều tiết sinh trưởng và dinh dưỡng cần thiết khác khiến cây không sử dụng được nên chậm phát triển.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57
Bảng 4.8. Ảnh hưởng than hoạt tính đến khả năng ra rễ của chồi lan
Dendrobium chrysanthum Lindl. (Sau 30 ngày nuôi cấy) Tỷ lệ tạo rễ (%) Hàm lượng THT Sau 10 ngày Sau 15 ngày Sau 30 ngày Số rễ TB/cây Chiều dài rễ TB (cm) Hình thái rễ ĐC + 0 0 6,67 83,33 3,39 1,37 Vừa, trắng ngà ĐC + 0,5 0 15,56 100,00 3,44 2,20 Vừa, trắng ngà ĐC + 1,0 0 72,22 100,00 3,76 2,28 Mập, tròn, trắng
ĐC + 1,5 0 66,67 100,00 3,43 2,30 Vừa, có lông tơ
ĐC + 2,0 0 52,22 100,00 3,13 2,65 Gầy, có nhiều
lông tơ
LSD0,05 0,22 0,20
CV % 3,5 5,1
Ghi chú: ĐC = (Môi trường RE + 10g saccarose + 6g agar)/lít
Vậy bổ sung 1,0g THT vào 1 lít môi trường nuôi cấy lan Dendrobium chrysanthum Lindl. sẽ tạo môi trường nuôi cấy tối ưu cho tạo cây hoàn chỉnh.
Thí nghiệm 9. Ảnh hưởng cường độ chiếu sáng tới sinh trưởng của chồi lan
Dendrobium chrysanthum Lindl.
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung. Để cây lan in vitro Dendrobium chrysanthum Lindl. Sinh trưởng và triển tốt thì cần được chiếu sáng với cường độ ánh sáng bao nhiêu là phù hợp? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên những chế độ về cường độ ánh sáng khác nhau như sau:
CT1 (ĐC): 800 lux CT2 : 1.300 lux CT3 : 1.800 lux CT4 : 2.300 lux
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58
Bảng 4.9. Ảnh hưởng cường độ chiếu sáng đến sinh trưởng của chồi lan Dendrobium chrysanthum Lindl.(Sau 30 ngày nuôi cấy) Cường độ chiếu
sáng (lux)
Chiều cao
TB/chồi (cm) Số lá/chồi Số rễ/chồi
800 (ĐC) 3,97 3,86 3,59 1300 4,63 4,49 3,98 1800 3,48 4,08 3,67 2300 3,29 3,91 3,47 LSD0,05 0,41 0,19 0,29 Cv % 5,5 2,7 3,8
Ghi chú: ĐC = (Môi trường RE + 10g saccarose + 1g THT + 6g agar)/lít
Qua theo dõi chúng tôi thấy chồi được nuôi cấy trong điều kiện có cường độ chiếu sáng thấp từ 800 - 1300 lux phát triển mạnh, tán lá mở rộng, lá dài, xanh bóng mượt, bộ rễ khỏe, đặc biệt ở cường độ chiếu sáng là 1300 lux cây mẫu sinh trưởng rất tốt (chiều cao, số lá và số rễ/chồi tương ứng là 4,63 cm, 4,49 lá, 3,98 rễ cao hơn các công thức khác có ý nghĩa). Khi tăng cường độ ánh sáng thì sinh trưởng của chồi lại giảm (cây ra ít lá, ít rễ, thấp cây).
Qua các thí nghiệm 7, 8, 9 chúng tôi đi đến kết luận: Ở giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh thì môi trường nuôi cấy là: Nền RE + (10g saccarose + 1,0g THT + 6g agar/1)lít môi trường và nuôi cấy trong điều kiện ánh sáng 1300lux là tối ưu cho
Dendrobium chrysanthum Lindl.