Viện Di truyền nông nghiệp cũng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và ra rễ của chồị Kết quả đã đưa ra được quy trình nhân giống lan Hồ điệp bằng nuôi cấy mô tế bàọ
Năm 2008, Nguyễn Quang Thạch và cs đã nhân giống địa lan Hồng hoàng, các chồi non có kích thước 4 – 6cm hoặc các hạt được sử dụng làm mẫu cấy, môi trường tối ưu để khởi động mẫu chồi là MS + (2% saccarose + 0,65% agar + 1,5ppm BAP hoặc 2ppm Kinetin)/lít, môi trường gieo hạt là MS + (1% saccarose + 0,1% peptone + 1% than hoạt tính + 0,65% agar)/lít. Môi trường thích hợp nhất để nuôi cấy lát mỏng đã xác định là : MS + (2% saccarose + 1ppm kinetin)/lít. Môi trường thích hợp nhất để nhân giống là : MS + (2% saccarose + 1ppm kinetin hoặc 0,5ppm BAP + 0,65% agar)/lít. Nghiên cứu đã xác định môi trường tối thích để tạo cây hoàn chỉnh là MS + 1% than hoạt tính + 2% saccarosẹ Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trồng cây địa lan (Cymbidium spp.) cấy mô. Nghiên cứu tiến hành trên 4 giống địa lan Xanh chiều, Trung Quốc xanh, Hồng hoàng và Bạch ngọc. Kết quả xác định được thời gian đưa cây ra ngoài vườn ươm tốt nhất ở vùng đồng bằng là từ tháng 1 đến tháng 5, từ tháng 9 đến tháng 12 và vùng đồi núi là từ tháng 3 đến tháng 10. Giá thể cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt khi đưa ra vườn ươm là dớn – xơ dừa tỷ lệ 1:1. Chế độ phân bón luân phiên hợp lý có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển của cây so
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32 với bón đơn độc một loại phân bón. Chế độ bón phân tốt nhất cho cây vườn ươm là 5 lần NPK (30 :10 :10) + 1 lần NPK (20 :20 :20) + 1 lần NPK (30 :10 :10) + 1 lần dung dịch hữu cơ sữa cá + 1 lần vitamin tổng hợp.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs (2004) quy trình nhân giống địa lan bằng kỹ thuật nuôi cấy mô cho kết quả là: chồi bên có kích thước 3 – 5 cm là cơ quan thích hợp nhất đưa vào nuôi cấy tạo vật liệu khởi đầu cho quá trình nhân giống vô tính. Môi trường nuôi cấy tạo vật liệu khởi đầu thích hợp là môi trường MS + (100ml nước dừa + 10g saccarose + 1,5ppm BA + 6,5g agar)/lít.
Môi trường tái sinh cây địa lan từ protocorm là MS + 2% saccarose + 15% nước dừạ Môi trường thích hợp để tạo cây hoàn chỉnh là MA + (10g saccarose + 0,3ppm NAA (hoặc 1g than hoạt tính) + 6,5g agar)/lít.
Dương Tấn Nhựt và cs tại Phân viện Sinh học Đà Lạt đề xuất môi trường nuôi cấy đỉnh sinh trưởng để tạo protocorm của Cymbidium spp. là môi trường ½ MS (Murashige và Skoog, 1962) hay môi trường Knudson C. Môi trường nuôi cấy là môi trường MS có bổ sung chất kích thích sinh trưởng gồm 0,2mg/l NAA ; 2,0 mg/l BA và 15% nước dừa là thích hợp cho quá trình nhân nhanh protocorm. Cây địa lan cấy mô sau khi xử lý thuốc nấm Zineb 0,2% trồng vào khay dớn, ánh sáng trực tiếp dưới 30% với chế độ tưới nước và phun dinh dưỡng qua lá thích hợp có tỷ lệ sống của cây con đạt trên 95% (http://www.dalat.gov.vn/rauhoadl/DesktopDefault.aspx?Tabid=64 & Mid=605&ItemID=87).
Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006) cho biết sự ra hoa của Dendrobium sp.
liên quan đến sự chuyển tiếp mô phân sinh tạo lá và thân sang mô phân sinh tạo hoạ Mô phân sinh hoa tự là vị trí phát sinh cơ quan liên tục với một vùng nhỏ các tế bào gốc đa năng. Đời sống và hoạt động của mô phân sinh hoa tự liên quan đến số nụ hoa trên hoa tự được quan sát bằng cách sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô phân sinh hoa tự trên môi trường MA có bổ sung 1mg/l zeatin, 0,5mg/l AIA và 1mg/l GA3. Với 5mg/l BA, mô phân sinh hoa tự của phát hoa tạo cụm chồi dinh dưỡng thay vì tiếp tục tạo phát hoạ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33 Theo Vũ Ngọc Phượng, Thái Xuân Du (2007), có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên như một giải pháp tiết kiệm điện máy lạnh và đèn chiếu sáng để nuôi cấy phong lan Dendrobium, Doritanopsis và Catleya. Dendrobiumcó tốc độ lớn nhanh hơn Doritanopsis và Catleya. Khi sử dụng tinh bột thay cho đường tỷ lệ nhiễm giảm và lượng agar dùng làm đông môi trường giảm đị Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên chiếu mạnh cây có sắc tố tím đỏ. Trên đối tượng là cây Dendrobium, Doritanopsis và Catleya kết quả cho thấy ở môi trường ánh sáng tự nhiên việc sử dụng carbohydrat ở dạng tinh bột tốt hơn so với dùng đường. Kể từ ngày 30 trở đi bắt đầu ghi nhận được sự khác biệt với cây sống trên môi trường chứa đường. Trong vòng 60 ngày, thời gian nuôi cấy càng kéo dài về sau thì sự vượt trội càng rõ rệt.
Bùi Thị Tường Thu, Trần Văn Minh (2007) sử dụng môi trường VW bổ sung BA, NAA, kinetin, TDZ, nước dừa, đường sucrose nuôi cấy phát sinh và tăng sinh tế bào soma, phát sinh và tái sinh phôi giả (PLB) của cây hoa lan (Dendrobium, Phalaenopsis, Cymbidium).
Vũ Ngọc Lan và cs (2011) đã đưa ra quy trình nhân giống in vitro giống lan Thạch hộc (D.nobile Lindl) làm cây thuốc. Môi trường thích hợp cho nhân nhanh cụm protocorm là: KnudsonC + (100ml nước dừa + 10g saccarose + 60g khoai tây)/lít MT, trong 2 tháng cho hệ số nhân đạt 4,2 lần. Môi trường thích hợp cho nhân nhanh cụm chồi: Môi trường MS + (100ml nước dừa + 30g saccarose + 60g chuối chín + 1g than hoạt tính)/lít MT, sau 2 tháng nuôi cấy cho hệ số nhân 3,15 lần.