2.2.2.1.Thân
Các đại diện của chi Hoàng thảo (Dendrobium) rất dễ nhận biết ngoài thiên nhiên. Đó là các cây thân thảo mọc cụm, đứng thẳng hoặc rủ thõng, phân đốt, sống phụ sinh trên các cây gỗ hoặc ít gặp các loài sống bám trên đá, trong rừng ẩm. Chi lan Hoàng Thảo thuộc nhóm đa thân (sympodial) với nhiều giả hành. Đây là nhóm bao gồm các cây tăng trưởng liên tục nhưng có chu kỳ nghỉ sau những mùa sinh trưởng. Chi lan Hoàng Thảo vừa có thân thật vừa có giả hành. Giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, dự trữ nước và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển giả hành mớị Cấu tạo giả hành gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để tránh sự mất nước do sức nóng của mặt trờị Đa số các củ giả hành có màu xanh nên nó đã cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp (Trần Hợp, 2000). Tuy nhiên, việc phân biệt các taxon trong chi gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng của chúng thể hiện ở cơ quan dinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản. Thân của các đại diện chi Hoàng thảo đều phân đốt, hình trụ, hình con suốt, hình chùy, hình trứng…, có chiều dài thay đổi từ 2-3cm đến 120 cm hoặc đôi khi hơn, kích thước phổ biến là 20-50 cm. Lát cắt ngang thân có thể là hình tròn, bầu dục, đôi khi hình 4 cạnh nhưng được gọi chung theo kích thước ngang này là chiều dày, thay đổi từ 0,3-1,5 cm nhưng đa số hay gặp là khoảng 0,5-1cm. Thân có thể mảnh (sect. Grastidium, sect. Strongyle), đôi khi dẹp bên [(sect. Aporum, sect. Oxystophyllum) hoặc là dày mập lên (sect. Chrysotoxae, sect. Dendrobium, sect. Superbientia). Phần dầy mập lên của thân gồm một vài lóng ở sát gốc (sect. Crumenatae) hoặc ở sát đỉnh (sect. Bolbidium), còn thì đa số là ở giữa thân đều dần lên đến đỉnh và xuống phía gốc. Đôi khi phần dày lên theo hình con suốt có 4 gờ sắc (sect. Chrysotoxae, sect. Dendrobium, sect. Crumenatae). Ở cá biệt vài loài chỉ có các mấu dày lên, còn lóng thì hầu như không làm cho thân có dạng tràng hạt (sect. Pendulum) hoặc sự dày lên là dần dần và độc lập ở mỗi lóng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 18 làm thành dạng đùi gà nối tiếp (D.nobile, D. Wardianum). Phần tận cùng là gốc, nơi xuất phát của rễ, thường là nhỏ, mảnh nhưng cũng không ít trường hợp phình to rạ
2.2.2.2.Rễ
Sự đa dạng về hình thái và cấu trúc rễ đã làm cho chi lan Hoàng thảo phù hợp với điều kiện sống như khi sống trong đất thì rễ mập, thân rễ bò dài (Trần Hợp, 2000). Rễ của các đại diện chi Hoàng thảo là rễ khí sinh, thường mảnh, hình trụ, màu xanh và chuyển thành nâu khi già, chúng thường ôm lấy giá thể hoặc buông thõng xuống. Ở một số loài sống bám lơ lửng trên vỏ thân cây gỗ làm nhiệm vụ lấy nước, muối khoáng, hấp thụ dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi lớp mô hút ẩm dày bao gồm cả những lớp tế bào chết chứa đầy không khí do đó nó ánh lên màu xám bạc. Chiều dài của rễ từ 0,1-0,3 cm, rễ thường mọc ra từ phần gốc của thân hoặc đôi khi có thể ở mấu thân của một vài loài (D. bilobulatum, D. parcum…). 2.2.2.3.Lá
Lá mọc thành hai dãy so le nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ ôm thân, ít khi không có bẹ (sect. Bolbidium, sect. Chrysotoxae). Lá phân bố suốt dọc thân nhưng ở nhiều đại diện lá tập trung 2-5 chiếc ở đỉnh thân (sect. Chrysotoxae, sect. Bolbidium), cũng có khi phần đỉnh thân chỉ có hoa mà không có lá (D. acinaciforme, D.dalatense…). Lá thường tồn tại khi cây ra hoa nhưng ở nhiều loài lá rụng đi trước khi hoa nở. Số lượng lá thay đổi nhiều có khi chỉ còn 3-5 lá, thậm chí hiếm khi 1 hoặc 2 lá. Lá thường cứng, dạng da bóng, ít khi nạc và mềm (sect.Grastidium), bề mặt thường nhẵn, đôi khi bề mặt bẹ và lá (thường là khi lá còn non) có phủ lông cứng ngắn màu đen sớm rụng (sect.Formosae, sect. Conostalix). Đa số lá có dạng lưng-bụng bình thường, đôi khi gặp vài đại diện có lá hình trụ (sect. Strongyle, sect.Crumenatae). Ngoài ra còn gặp lá dẹt bên tức là đường sống lưng và bụng trở thành “mép lá” nếu so sánh vị trí tương ứng với lá lưng – bụng bình thường (sect.Aporum, sect.Oxystophyllum). Lá nguyên, mép nhẵn, màu xanh có các gân hình cung. Lá thường hình mác, bầu dục, đôi khi hình kiếm, hình thuôn hoặc ít khi lá hình thoi dài, hình nêm. Đỉnh lá nhọn hoặc tù, rất nhiều trường hợp lá xẻ 2 thùy nhọn, tù hoặc là tròn lệch nhaụ Chiều dài của lá thay đổi từ 1-19 cm và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19 chiều rộng từ 0,3-3,5cm. Lá hình trụ thường có bề dày từ 0,2-0,4cm (Dương Đức Huyến, 2007).
2.2.2.4. Cụm hoa
Cụm hoa chùm thường nhiều hoa, đôi khi ít hoa hoặc đơn độc. Cụm hoa dài thường rủ thõng xuống, nhiều loài có cụm hoa đẹp có giá trị làm cảnh (Dương Đức Huyến, 2007).
Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên. Màu sắc hoa đa dạng, sặc sỡ. Hoa đa số các loài có hương thơm, bao hoa chia 2 vòng: Vòng ngoài gồm 1 lá đài giữa và 2 lá đài bên, vòng trong gồm có 2 cánh hoa và một cánh môi (Dương Đức Huyến, 2007).
a/ Cằm
Là một bộ phận được hình thành nhờ mép phần gốc 2 lá đài bên dính nhau và dính với chân cột. Cằm có các hình bán cầu, hình túi đến hình cựa, hình trụ cong ít nhiều (Dương Đức Huyến, 2007).
b/ Cánh môi
So với lá đài, cánh hoa ít nhiều có kích thước và màu sắc khác biệt. Tuy nhiên, ngay trong các cánh hoa thì cánh môi khác nhiều so với các thành phần còn lại của bao hoa cả về màu sắc, kích thước lẫn trang trí. Trang trí đa dạng trên cánh môi như đốm, vạch, diềm tua, u lồi, đường sống, lông phủ chiếm vị trí khá quan trọng trong phân loạị Nhiều đại diện có gốc cánh môi dính với chân cột tạo thành cựa (Dương Đức Huyến, 2007).
c/ Cột (trụ nhi-nhụy)
Cột hay còn gọi là trụ nhị-nhụy, có khi còn được gọi là trụ, thường thấp, mặt trước hơi lõm lòng máng; đỉnh cột lõm để chứa khối phấn, hai mép đỉnh cột có 2 răng cột; phủ lên đỉnh cột là nắp bao phấn (thường gọi đơn giản là nắp).
Ở gốc cột có mỏ, thường là một phần phụ dạng màng nhô ra nhằm ngăn cách bao phấn với nhụy (hốc đặt phấn). Chỗ thấp nhất phía dưới cột là chân cột, thường hình tam giác thuôn và có tuyến mật.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20 Bao phấn hình mũ, bề mặt thường nhẵn hoặc có nhũ mịn, đôi khi có lông nạc bao phủ. Khối phấn hình chùy, không có chuôi, số lượng là 4, xếp thành 2 cặp.
Bầu hạ thường nhỏ và thon dần xuống cuống hoa, ranh giới giữa bầu và cuống hoa không rõ rệt, bầu 3 ô, rất nhiều noãn (Dương Đức Huyến, 2007).
2.2.2.5. Quả
Quả nang thường hình chùy hoặc hình con suốt, chứa rất nhiều hạt nằm xen lẫn những sợi lông mảnh. Khi quả già, gặp trời ẩm sợi này sẽ hút nước và trương lên, phá vỡ vỏ quả giải phóng hạt ra ngoàị Hạt rất nhỏ, hầu như không trọng lượng, bao quanh hạt là lớp màng dạng mắt võng, trong suốt chứa đầy không khí dễ dàng bay cùng hạt trong không khí nhờ gió.
Nhìn chung, so với những chi gần cận là Flickingeria, Epigeneium, Eria thì
Dendrobium có những điểm phân biệt căn bản sau đây:
+ Các đại diện Dendrobium luôn mọc cụm và có thân phân đốt chứ không mọc đơn độc trên thân rễ và chỉ có một lóng như các đại diện của Flickingeria.
+ Dendrobium luôn có số lượng khối phấn là 4 chứ không phải là 2 như ở chi Epigeneium hoặc 8 như ở Eria.
+ Chi Dendrobium không có lông mềm mịn trên lá hay các bộ phận của hoa như Eria (Dương Đức Huyến, 2007).