Tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân STM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan (Trang 70 - 72)

Kết quả từ bảng 3. 9 và bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ loãng xương tại CXĐ

và CSTL ở BN STM lần lượt là 28,8% và 36,4%. Tỷ lệ giảm MĐX tại CXĐ

và CSTL lần lượt là 45,5% và 34,8%. Tỷ lệ giảm MĐX và loãng xương tại CXĐ là 74,3% cao hơn ở CSTL là 71,2%.

Nguyễn Văn Thanh (2009) [12], nghiên cứu trên những bệnh nhân STM từ

18-50 tuổi chưa điều trị thay thế thận cho thấy tỷ lệ loãng xương tại hai vị trí CXĐ

và CSTL là 9,7% và 16,1%. Có thể đối tượng nghiên cứu của tác giả là những BN dưới 50 tuổi, quá trình mất xương ở độ tuổi này còn diễn ra chậm. Còn từ 50 tuổi trở lên quá trình hủy xương diễn ra mạnh hơn quá trình tạo xương dẫn đến sự giảm dần khối lượng xương cùng với thời gian và khi BN đã có suy thận thì mất xương diễn ra càng nhanh hơn.

Tỷ lệ loãng xương của chúng tôi cao hơn so với nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Nghiên cứu của Rix M và cộng sự (Đan Mạch- 1999) nghiên cứu trên 113 bệnh nhân STM điều trị bảo tồn. Đo MĐX CXĐ, CSTL bằng phương pháp DEXA. Kết quả cho thấy tỷ lệ loãng xương là 19%

đến 26% [81]. Có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi lớn tuổi hơn (từ

trên 50 tuổi) và chúng tôi chọn bệnh nhân STM giai đoạn 4 và 5. Còn trong nghiên cứu của Rix và cộng sự đối tượng nghiên cứu từ tuổi 18 và bệnh nhân bao gồm cả từ suy thận giai đoạn nhẹ .

Stavroulopoulos A và cộng sự (2008) nghiên cứu trên 89 bệnh nhân STM giai đoạn 3 và 4, tuổi từ 26-65 tuổi. Đo MĐX bằng phương pháp DEXA. Kết quả cho thấy tỷ lệ BN có LX và giảm MĐX tại vị trí cổ xương đùi là 37% [85]. Kết qủa này cũng thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều đó chứng tỏ sự

mất xương do tuổi cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với sự mất xương ở bệnh nhân suy thận mạn.

61

Lobao R và cộng sự (2004) nghiêncứu trên 103 bệnh nhân STM điều trị bảo tồn gồm 46 nữ và 57 nam, MLCT từ 10-78 ml/min. Tác giả dùng phương pháp DEXA để đánh giá MĐX. Kết quả cho thấy có 48,5% bị giảm MĐX và loãng xương [63].

Ở những bệnh nhân điều trị bằng phương pháp thay thế thận suy, tỷ lệ loãng xương thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, phương pháp điều trị

thay thế thận suy, dịch lọc, liều dùng heparin, thời gian điều trị, chủng tộc...[92]. Mặt khác các bệnh về xương do STM rất đa dạng và tất cảđều có thể dẫn đến mất xương với những mức độ khác nhau [27], [33], [52], [81], [91]. Một số bệnh nhân không bị giảm MĐX hoặc giảm MĐX một cách từ từ trong khi những bệnh nhân khác lại có sự mất xương nhanh chóng đặc biệt liên quan tới sự gia tăng nồng độ

PTH và phosphatase kiềm [41]. Tất cả các đều này đã tạo ra sự khác nhau về tỷ lệ

loãng xương, giảm MĐX ở những bệnh nhân STM.

Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ loãng xương, giảm MĐX ở trên những bệnh nhân STM điều trị thay thế thận có sự khác biệt rõ rệt giữa vị trí xương tứ chi và xương trục. Tỷ lệ loãng xương tại CSTL là 17%- 23% [37], [92], tại CXĐ là 47% [92], tại xương quay tỷ lệ này lên tới 80% [92]. Tỷ lệ LX và giảm MĐX tại CSTL là 35,2%-46% [50], [91], tại CXĐ là 68,2%- 78,4% [71], [91].

Mặc dù tỷ lệ loãng xương, giảm MĐX của các nghiên cứu trên những bệnh nhân điều trị bảo tồn và điều trị thay thế thận suy rất thay đổi. Ha Sung- Kyu và cộng sự (1996) [44] khi nghiên cứu MĐX trên những bệnh nhân điều trị bảo tồn nhận định sự mất xương ở những bệnh nhân STM là không đồng nhất. Tuy nhiên các nghiên cứu đều có xu hướng chung là tỷ lệ loãng xương, giảm MĐX ở

những bệnh nhân STM cao hơn khi so với nhóm chứng và cao hơn ở những bệnh nhân điều trị thay thế thận so với những bệnh nhân điều trị bảo tồn. Sự thể hiện mất xương đặc thù từng vị trí, CXĐ, xương quay có tỷ lệ loãng xương cao hơn

62

một cách rõ rệt so với tỷ lệ loãng xương tại CSTL, thể hiện khá rõ nét ở những bệnh nhân điều trị thay thế thận. Điều này phù hợp với giả thiết cho rằng sự mất xương ở những bệnh nhân suy thận mạn rõ hơn ở vị trí ngoại vi so với mất xương

ở vị trí trung tâm [23], [40], [81], [91].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan (Trang 70 - 72)