Phương pháp nghiêncứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan (Trang 38 - 43)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu, không có nhóm chứng

2.2.2. Phương pháp tiến hành

2.2.2.1.Hỏi tiền sử và thông tin cá nhân

Thông qua những câu hỏi ghi trên phiếu điều tra bao gồm:

- Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian bị bệnh, chếđộăn uống, thời gian mãn kinh… - Các bệnh tiết niệu hoặc các bệnh liên quan ( tăng huyết áp, ĐTĐ..)

- Tiền sử bệnh tật: về bệnh nội tiết như bệnh giáp trạng, bệnh tuyến thượng thận, Cushing, bệnh gan, bệnh phổi…

- Khai thác thông tin về tình trạng mãn kinh, cắt buồng trứng ở nữ. - Tiền sử dùng các loại thuốc có thể gây ra các rối loạn về chuyển hóa xương như: Corticoid, thuốc chống đông ( Heparin, flavic..), thuốc chống động kinh…..

- Tiền sử hút thuốc lá, nghiện rượu.

2.2.2.2. Khám toàn thân tỉ mỷ và làm bệnh án theo mẫu

- Khám thể lực: đo chiều cao, cân nặng, diện tích da theo bảng Dubois. - Tính chỉ số khối cơ thể - BMI: Cân nặng (kg) / [chiều cao (m) ]2

Nhận định kết quả với người Châu Á theo khuyến cáo của WHO năm 2002: Gầy : BMI < 18,7

Bình thường : 18,7 ≤ BMI ≤ 22,9 Thừa cân : 23 ≤ BMI ≤ 24,9 Béo : BMI ≥ 25

- Khám lâm sàng

+ Cơ năng: phát hiện xem bệnh nhân có các dấu hiệu sau: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lú lẫn, khó thở, đau ngực, đau hông lưng, các

29

triệu chứng về da , đau xương cột sống và đau xương các chi. Triệu chứng ngứa, dị cảm, chuột rút, calci hóa dưới da.

+ Thực thể: Tinh thần, da và niêm mạc, phù, mất nước, xuất huyết, hội chứng bàng quang, huyết áp, tim, phổi, chạm thận +/ - và vỗ hông lưng +/ - , số lượng nước tiểu.

2.2.2.3. Các xét nghiệm và thăm dò cận lâm sàng

Các xét nghiệm hoá sinh, huyết học được thực hiện tại khoa huyết học, khoa hóa sinh tại– Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các bệnh nhân được làm một số xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, phân loại giai đoạn suy thận và để chẩn đoán nguyên nhân gây STM bao gồm:

- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố. - Sinh hóa máu: Ure, creatinin, protid toàn phần, albumin, glucose, ALAT,ASAT, calci toàn phần, calci ion hoá, phospho máu, phosphatse kiềm, PTH, điện giải đồ.

- Nước tiểu: lấy nước tiểu 24 giờ, xét nghiệm ure, creatinin, protein niệu 24h - Siêu âm hệ thận - tiết niệu

30

2.2.2.4. Đo mật độ xương bằng hấp thụ tia X năng lượng kép

- Địa điểm thực hiện: Viện Lão khoa Quốc gia

- Loại máy : Đo mật độ xương bằng máy DEXA (Osteocore do Pháp sản xuất)

Máy Osteocore

- Vị trí đo: Cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Đây là hai vị trí theo khuyến cáo của WHO để chẩn đoán loãng xương.

Đo MĐX tại CSTL và CXĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Tại cột sống thắt lưng : Chỉ số mật độ chất khoáng (MĐX)

31

● Tại cổ xương đùi:Chỉ số MĐX được đo ở vùng cổ xương đùi (femoral neck), mấu chuyển lớn (trochanter region) và điểm giữa của hai mấu chuyển (intertrochanter region).

- Kỹ thuật đo: Bệnh nhân nằm trên bàn, máy tựđộng dịch chuyển đến vị trí cần đo và tựđộng chọn các thông số đo như liều lượng, tốc độ, liều lượng đo. Kỹ

thuật viên điều khiển máy để máy hoạt động theo đúng quy trình đã được xác lập từ trước lúc đo để hoàn thành phép đo.

- Phân tích kết quả: Kết quả được tính bằng lượng chất khoáng trên một

đơn vị diện tích vùng được quét (g/cm2). Kết quả cuối cùng được tính bằng giá trị

trung bình các chỉ số oqr các vùng được đo. Mật độ xương được hiển thị bằng chỉ

số T – score và Z- score.

● Kết quả đo mật độ xương được thu thập theo mẫu sau: Mật độ xương cột sống Vị trí BMD (g/cm2) T - score Z – score L1 L2 L3 L4 Tổng

Mật độ xương cổ xương đùi (CXĐ)

Vị trí BMD (g/cm2) T - score Z – score

CXĐ

T.G Ward

MCL

32

* Cách đánh giá kết quả theo WHO ( 1994)

TT Khối lượng xương T – score

1 Bình thường > - 1.0

2 Thấp - 2.5 đến - 1.0

3 Loãng xương < - 2.5

4 Loãng xương nặng < - 2.5 + gãy xương

2.3. Xử lý số liệu

Xử lý kết quả thu được bằng phương pháp thống kê y học theo chương trình phần mềm SPSS 15.0 với các thuật toán thống kê y học.

- Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của mật độ xương đo ở cột sống và cổ xương đùi.

- Kiểm định χ 2 để so sánh sự khác biệt giữa hai hay nhiều tỷ lệ.

- Test t-student để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm độc lập. - Kiểm định Anova để so sánh hai hay nhiều trung bình của các nhóm độc lập. - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các mức p < 0,05; p < 0,01 và p < 0,001. - Tìm mối tương quan giữa hai biến bằng tương quan Pearson ( -1 ≤ r ≤ 1). + Nếu r dương: tương quan thuận.

+ Nếu r âm: tương quan nghịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Thời gian nghiên cứu

33

Chương 3

KT QU NGHIÊN CU 3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan (Trang 38 - 43)