Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiêncứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan (Trang 63 - 64)

Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy thiếu máu là dấu hiệu thường gặp nhất trong STM. Suy thận càng nặng thì thiếu máu càng nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 55/66 bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu chiếm 83,3%.Nhóm bệnh nhân suy thận giai đọan 5 thì triệu chứng này gặp tới 93,9%. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả như

Nguyễn Thị Huyền [6], Nguyễn Văn Thanh [12]. Tăng huyết áp cũng là triệu chứng thường gặp của STM mặc dù THA là nguyên nhân hay hậu quả của STM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 52/66 bệnh nhân THA chiếm 78,8%, trong đó THA ở nhóm bệnh nhân suy thận giai đoạn 4 là 75,8% và ở nhóm bệnh nhân suy thận giai đoạn 5 là 81,8%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở những bệnh nhân STM giai đoạn 4, 5 chưa điều trị thay thế là 75% [6]. Triệu chứng buồn nôn, nôn chiếm tỷ lệ 39,4%, là triệu chứng thường do hội chứng ure máu cao hoặc do rối loạn điện giải như hạ natri máu…Các triệu chứng về phổi chiếm 34,8%, suy tim và bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ 18,2%; biểu hiện phù là 28,8%.

Đối với các triệu chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa calci- phospho máu, chuột rút chiếm tỷ lệ cao nhất (53%). Triệu chứng dị cảm trên da chiếm tỷ lệ 40,9%, ngứa chiếm tỷ lệ 13,6%. Nghiên cứu của Vĩnh Hưng [7], cho thấy dấu hiệu chuột rút chiếm tỷ lệ 58,8%, dấu hiệu dị cảm và ngứa

54

chiếm tỷ lệ là 85,3% và 70,6%. Các triệu chứng này chiếm tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, có thể do đối tượng nghiên cứu của tác giả tập trung vào những bệnh nhân STM giai đoạn cuối có MLCT< 20 ml/phút còn nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân có MLCT< 30ml/phút.

Đối với các triệu chứng liên quan đến xương, chúng tôi thấy bệnh nhân có triệu chứng đau lưng chiếm tỷ lệ 40,9% và có tới 50% trong số bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng về xương. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thanh [12], triệu chứng đau xương chiếm tỷ lệ là 5,6%, thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Triệu chứng đau lưng không phải là triệu chứng

đặc hiệu của loãng xương. Đau lưng là một tình trạng phổ biến ở cả người trẻ

lần người già. Ở người già đau lưng cũng có thể là do những nguyên nhân về

các bệnh xương khớp thông thường khác như thoái hóa cột sống…. Hơn nữa, do triệu chứng này khai thác chủ yếu dựa vào cảm giác chủ quan của bệnh nhân, mà ngưỡng đau và biểu hiện đau của mỗi người lại khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân suy thận mạn từ 50 tuổi trở lên và một số yếu tố liên quan (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)