Ảnh hưởng pH môi trường lên độ trương của gel

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính, và tính chất của hệ gel polyacrylamid (Trang 80 - 82)

Kết quả ảnh hưởng pH lên độ trương của gel phản ứng trans amid hóa trong điều kiện không dung môi (PAAGA-2) và dung môi nước (P AAGAC) được trình

bày trong bảng 3-18 và hình 3-43, hình 3-44.

Bảng 3-18: Ảnh hưởng pH của môi trường lên độ trương

của gel pH PAAGA-2 (%) PAAGAC (%) 1 3385 ± 123 12531 ± 312 2 3356 ± 198 12402 ± 199 3 3018 ± 121 8112 ± 211 4 2880 ± 107 3873 ± 157 5 2248 ± 112 2697 ± 69 6 1879 ± 89 3003 ± 123 7 1745 ± 92 2991 ± 78 8 1808 ± 106 4136 ± 211 9 1791 ± 71 5010 ± 145 10 1762 ± 86 6384 ± 214 11 1717 ± 93 7354 ± 298 12 1736 ± 101 7609 ± 242 13 1679 ± 78 7663 ± 234 14 1673 ± 91 7670 ± 201

Từ kết quả này cho thấy:

1. Độ trương của các mẫu PAAGA-2 và PAAGAC có sự phụ thuộc vào pH

của môi trường. Sở dĩ có sự phụ thuộc của độ trương vào pH của môi trường là do

các gel này có các nhóm chức bị ion hóa trong các môi trường pH tương ứng.

2. Mẫu PAAGA-2:

+ Do gel này có nhóm chức amin –NH2 và nhóm chức này bị ion hóa trong môi trường axit nên trong vùng pH < 5, độ trương cao hơn so với các pH từ 6-14.

+ Bắt đầu pH từ 5 thì có sự giảm độ trương và pH từ 7 đến 14 thì độ trương

hầu như không thay đổi nhiều, mặc dù độ trương có khuynh hướng giảm ở pH cao

(13 và 14).

+ Độ trương ở các pH cao có khuynh hướng giảm xuống là do ảnh hưởng của

lực ion (nồng độ ion Na+

có trong dung dịch) – dùng dung dịch NaOH 2M để điều

chỉnh pH của các dung dịch đệm. Nồng độ ion trong dung dịch tăng, làm giảm độ

chênh lệch áp xuất thẩm thấu giữa bên trong và bên ngoài mạng lưới polyme, nước

sẽ khó thâm nhập vào bên trong mạng lưới hơn, độ trương giảm.

+ So sánh giá trị pKb của EDA (pKb1 = 4 và pKb2 = 7) với độ trương của mẫu

này cho thấy rằng giá trị pKb của PAAGA-2 sẽ có giá trị gần 7.

3. Mẫu PAAGAC:

+ Do mẫu này có hai nhóm chức cacboxylat –COO- và amin –NH2 nên độ trương của PAAGAC sẽ tùy thuộc vào sự ion hóa của các nhóm chức này trong các

pH khác nhau

+ Trong vùng pH < 4, nhóm chức amin sẽ bị ion hóa và nhóm chức

cacboxylat sẽ bị proton hóa tạo thành nhóm cacboxylic –COOH.

+ Trong vùng pH > 8, nhóm chức amin không bị ion hóa, nhóm chức

cacboxylat tồn tại dưới dạng –COO-

+ Trong vùng pH từ 5 -7, có độ trương nhỏ nhất. Trong vùng này các nhóm chức không bị ion hóa. Vì vậy gel này sẽ có điểm đẳng điện tích pI, và giá trị sẽ

+ Độ trương trong vùng 1 < pH < 3 lớn hơn so với độ trương trong vùng 8 < pH < 14. Điều này chứng tỏ hàm lượng nhóm chức amin lớn hơn so với nhóm chức

cacboxylat

4. Như vậy, pH của môi trường ảnh hưởng đáng kể lên đáp ứng – độ trương

của gel. Từ kết quả phân tích này có thể kết luận gel này là một gel nhạy với pH của môi trường.

Hình 3-29a: Ảnh hưởng pH lên độ trương của PAAGA-2

Hình 3-29b: Ảnh hưởng pH lên độ trương PAAGAC

Một phần của tài liệu Tổng hợp, biến tính, và tính chất của hệ gel polyacrylamid (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)