Về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 83)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.2.2.Về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Do LUT đất 1 lúa không được lựa chọn là loại hình sử dụng đất trong tương lai nên quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 của huyện Thạch Hà cần phải chuyển đổi dần diện tích đất này sang các loại hình sử dụng đất khác mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn. Dự kiến đến năm 2020, đất 1 lúa bị thu hẹp lại còn 3.235,52 ha, giảm 1.539,15 ha do chuyển sang đất 2 lúa (739,05 ha), đất NTTS (278,18 ha) và đất phát triển công nghiệp, dịch vụ (521,92 ha).

Đất 2 lúa - màu và đất 2 lúa phải duy trì tăng lên (như đã nêu ở phần 3.4.1.3), hạn chế sử dụng các loại đất này để phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, chế xuất,…nhằm đảm bảo vấn đề lương thực, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường. Nên bố trí đưa các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất. Tuy nhiên, việc bố trí trồng các loại giống lúa mới thay thế giống cũ phải cân nhắc cho phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, không sử dụng giống không rõ nguồn gốc, giống kém chất lượng để đưa vào sản xuất đại trà.

Đất chuyên màu nên được quy hoạch thành từng vùng nguyên liệu cụ thể, theo định hướng sản xuất hàng hóa. Một số cây trồng như dưa chuột, đậu xanh, đậu đen, lạc là những cây có thế mạnh của huyện cần được phát triển mở rộng để tăng thu nhập cho người dân, cải tạo và nâng cao độ phì đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Về LUT đất lâm nghiệp, cần được bảo vệ, chăm sóc đối với diện tích rừng hiện có (đặc biệt là rừng phòng hộ) và mở rộng trồng rừng thêm trên những diện tích đất trống, đồi núi trọc (987,67 ha) để tăng độ che phủ rừng.

Đất nuôi trồng thủy sản cần được quy hoạch cho phù hợp, tập trung, tránh tình trạng phát triển tự phát, manh mún như hiện nay. Việc nuôi trồng thủy sản phải được định hướng cho người nông dân theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ và chuyển giao kỹ thuật cho họ để hạn chế rủi ro về dịch bệnh. Cần áp dụng kết hợp đồng bộ các giải pháp trên với xây dựng cơ sở hạ tầng, giải pháp kỹ thuật đưa các giống tốt vào sản xuất, giải pháp về chính sách (như trợ giá, thu mua nông sản của người nông dân), đáp ứng vốn cho người nông dân vay phục vụ sản xuất, giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản để sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Hà phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 81 - 83)