3. Yêu cầu của đề tài
3.3.6. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các LUT có hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá định tính tổng hợp đối với các LUT trên địa bàn huyện (Bảng 3.17).
Bảng 3.17. Tổng hợp đánh giá hiệu quả theo LUT huyện Thạch Hà
LUT Hiệu quả
kinh tế
Hiệu quả XH
Hiệu quả môi trường Khả năng lựa chọn 1. LUT 2 lúa-màu a a b a 2. LUT 2 lúa b b b a 3. LUT 1 lúa c b b b
4. LUT chuyên màu a a b b
5. LUT lâm nghiệp b a a b
6. LUT NTTS a a b a
Trong đó: Cao: a; Trung bình: a; Thấp: c *Hiệu quả kinh tế:
a: Có GTSX từ 200 triệu đồng/ha trở lên.
b: Từ 100 triệu đồng/ha đến dưới 200 triệu đồng /ha. c: Nhỏ hơn 100 triệu đồng/ha.
* Hiệu quả xã hội:
a: Có số công/ha lớn hơn 400 và GTSX lớn hơn 200 triệu đồng. b: Có số công/ha từ 100-400 và GTSX từ 100-200 triệu đồng * Hiệu quả môi trường:
a, b, c được lựa chọn qua phiếu điều tra nông hộ và tình hình thực tế ảnh hưởng của các LUT đến môi trường ở địa phương.
Từ kết quả đánh giá chung ở trên thì các LUT được lựa chọn tốt nhất để phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Thạch Hà bao gồm: LUT: Đất 2 lúa - màu, LUT: Đất 2 lúa, LUT: Đất chuyên màu, LUT: Đất lâm nghiệp, LUT: Đất NTTS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Kết quả các chỉ tiêu đã đánh giá cho thấy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện còn nhiều khả năng nâng cao hơn nữa. Để thực hiện được điều này thì những năm tới, trong phương hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện cần chú ý định hướng và có những giải pháp cụ thể nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của mỗi tiểu vùng sinh thái, kết hợp bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, cải thiện về giống và kỹ thuật canh tác cho người nông dân.
3.4. Định hƣớng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Hà đến năm 2020