Hiệu quả các loại cây trồng chính ở vùng 3 (Bãi Ngang)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 59)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.2.3.Hiệu quả các loại cây trồng chính ở vùng 3 (Bãi Ngang)

Vùng Bãi Ngang của huyện Thạch Hà chủ yếu là nền đất cát pha, ít được bồi phù sa, có điều kiện phát triển các loại cây rau màu. Năng suất lúa của vùng 3 thấp hơn so với vùng 1 và vùng 2, lúa xuân đạt 46,46 tạ/ha và lúa hè thu đạt 37,83 tạ/ha (Bảng 3.10). Một số khu vực trồng lúa lai, khang dân và các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt, tương đối thích hợp với chân đất cát, chịu hạn tốt. Ở vùng này, nuôi trồng thủy sản mặn, lợ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất đạt 577.500 ngàn đồng/ha, thu nhập hỗn hợp đạt 227.500 ngàn đồng, nhưng do chi phí trực tiếp cao nên hiệu quả đồng vốn chỉ đạt 0,65 lần. Ngoài ra, cây dưa chuột cũng là một thế mạnh, giá trị sản xuất cao (trên 140 triệu đồng/ha), do chi phí trực tiếp thấp (34.778 ngàn đồng) nên hiệu quả đồng vốn cao, đạt 3,03 lần.

Nhận xét về hiệu quả kinh tế của 03 vùng nghiên cứu:

- Vùng 1 và vùng 2 cho năng suất lúa xuân và lúa hè thu cao hơn so với vùng 3. Người trồng lúa ở 02 vùng này có thu nhập cao hơn so với vùng 3.

- Dưa chuột là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và đồng đều so với các loại cây trồng khác. Đây là cây trồng thế mạnh của huyện Thạch Hà nên cần phải phát huy, nhân rộng nhằm tăng thu nhập, cải thiện, năng cao đời sống cho người dân nông dân ở vùng nghiên cứu.

- Rau các loại là những cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người dân ở 03 vùng nghiên cứu với thu nhập hỗn hợp trên 47 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn trên 3 lần. Đặc biệt ở vùng 2 rất phù hợp để phát triển các loại cây hoa màu, cho thu nhập hỗn hợp và hiệu quả đồng vốn cao. Việc trồng các loại cây hoa màu ngoài việc cho hiệu quả kinh tế cao còn giúp cải tạo, nâng cao độ phì đất.

- Đất lâm nghiệp cho hiệu quả kinh tế rất thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 5 - 7 năm, mất nhiều ngày công lao động. Tuy nhiên, việc phát triển rừng ở tiểu vùng 1 có tác dụng giữ ổn định hệ thống sinh thái, hạn chế thiên tai, bão lụt và chống xói mòn; ở tiểu vùng 2 (trồng sú, vẹt, đước) ở vùng ven biển có tác dụng chắn sóng, bảo vệ môi trường tốt. Nuôi trồng thủy sản ở nước mặn và nước lợ cho hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi trồng thủ sản nước ngọt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.10. Kết quả thu đƣợc bình quân trên 1ha/vụ ở tiểu vùng 3 (Bãi Ngang)

TT Cây trồng Năng suất (tạ/ha) GTSX (1000đ) CPTT (1000đ) Công LĐ (công) TNHH (1000đ) Giá trị ngày công lao động (đ/công) Hiệu quả đồng vốn (lần) 1 Lúa xuân 46,46 26.947 13.192 60 13.755 229.250 1,04 2 Lúa hè thu 37,83 21.941 13.192 60 8.749 145.817 0,66 3 Ngô 27,00 13.230 4.153 40 9.077 226.925 2,19 4 Lạc 22,33 66.990 14.814 30 52.176 1.739.200 3,52 5 Đậu đen 5,00 8.250 6.285 25 1.965 78.600 0,31 6 Đậu xanh 4,00 10.000 6.405 25 3.595 143.800 0,56 7 Khoai lang 55,00 15.400 10.168 20 5.232 261.600 0,51 8 Dưa chuột 200,00 140.000 34.778 200 105.222 526.110 3,03 9 Rau các loại 225,00 67.500 15.245 100 52.255 522.550 3,43 10 Keo 7000,00 49.000 23.250 200 25.750 128.750 1,11 11 Tôm sú 33,00 577.500 350.000 500 227.500 455.000 0,65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 59)