Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 106)

3. Yêu cầu của đề tài

2.2.Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà. - Hiện trạng sử dụng đất huyện Thạch Hà.

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. + Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

+ Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính. + Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. + Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất. + Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất.

- Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Hà đến năm 2020.

+ Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.

+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm: điều kiện khí hậu, đất đai (đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình), điều kiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

kinh tế - xã hội (dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng). Số liệu được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp huyện Thạch Hà và Trạm khí tượng tỉnh Hà Tĩnh.

2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tại mỗi tiểu vùng, lựa chọn 3 xã điểm để để điều tra, đánh giá về thực trạng sản xuất nông nghiệp, cụ thể:

- Tiểu vùng 1 (vùng Trà Sơn): xã Thạch Điền, xã Ngọc Sơn và xã Bắc Sơn. Đây là vùng có địa hình cao, dạng đồi núi và có dốc lớn.

- Tiểu vùng 2 (vùng Bắc Hà): xã Thạch Việt, xã Thạch Long và xã Thạch Kênh. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng.

- Tiểu vùng 3 (vùng Bãi Ngang): xã Thạch Bàn, xã Thạch Đỉnh và xã Thạch Khê. Đây là vùng giáp biển có địa hình tương đối bằng phẳng, có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng thấp.

2.3.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Mỗi xã trong mỗi tiểu vùng chọn ngẫu nhiên 27 hộ theo hình thức bốc thăm (tổng 243 hộ/03 tiểu vùng) để điều tra về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, tình hình sử dụng phân bón, hiệu quả kinh tế và các biện pháp canh tác có liên quan đến sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng đất

- Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ số giá trị sản xuất, chi phí trực tiếp, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn.

+ Giá trị sản xuất - GO (Gross Output): Là lượng giá trị thu được trên 1 đơn vị diện tích trong năm tính bằng sản lượng cây trồng nhân với giá bán sản phẩm trung bình tại địa phương.

+ Chi phí trực tiếp - Dc (Direct Cost): Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, thuê máy móc, chi phí công lao động thuê ngoài...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Giá trị gia tăng - VA (Value Added): Là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất: VA = GO - Dc

+ Thu nhập hỗn hợp - MI (Mix Income): Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng: NVA = VA- Dp - T

Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định, T là thuế sử dụng đất.

Do là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nên Dp = 0 và T = 0, vì vậy MI = VA = GO - Dc.

+ Giá trị ngày công lao động: là hiệu số giữa thu nhập hỗn hợp và số ngày công lao động.

+ Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí): là hiệu số giữa thu nhập hỗn hợp và chi phí trực tiếp.

- Hiệu quả xã hội: được đánh giá theo các chỉ tiêu như mức độ thu hút lao động để tạo ra việc làm của loại hình sử dụng; khả năng nâng cao trình độ canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Hiệu quả môi trường: đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như mức độ đầu tư phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hệ số sử dụng đất, biện pháp luân canh cải tạo đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu về điều tra về tình hình sử dụng đất (phiếu điều tra nông hộ) sau khi thu thập được tổng hợp, xử lý theo phương pháp thống kê bằng phần mềm Excel.

2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch cũng như các điển hình sản xuất nông dân giỏi của huyện để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Thạch Hà nằm ở vùng trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh với các vị trí và tiếp giáp như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Can Lộc; Phía Đông Bắc giáp huyện Lộc Hà; Phía Tây giáp huyện Hương Khê; Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh; Phía Đông giáp biển Đông.

Thị trấn Thạch Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện, nằm cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh 5 km và cách thành phố Vinh (Nghệ An) 45 km về phía Nam.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Thạch Hà có địa hình cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông, bề mặt lãnh thổ bị chia cắt bởi các hệ thủy như sông Rào Cái, sông Đò Điệm, sông Cày, địa hình toàn huyện được chia thành 3 tiểu vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển (bảng 3.1).

- Tiểu vùng đồi núi (Trà Sơn): Nằm phía Tây của huyện. Vùng này là sườn Đông của dãy Trà Sơn, có địa hình thấp dần theo hướng Tây Nam xuống Đông Bắc, độ cao trung bình 50 m so với mực nước biển. Trong vùng có nhiều khe suối, đập chứa nước và đặc biệt có hồ Bộc Nguyên cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Hà Tĩnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.1.a. Phân vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp theo đơn vị hành chính huyện Thạch Hà năm 2012

Đơn vị xã, thị trấn Diện tích (ha) Đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I. Tiểu vùng 1 (Trà Sơn) 18544,64 13814,49 74,49 1. Thạch Điền 2.596,16 2202,26 84,83 2. Nam Hương 2.140,69 1849,20 86,38 3. Thạch Hương 622,50 464,92 74,69 4. Thạch Tân 940,58 690,67 73,43 5. Thạch Lâm 506,50 382,52 75,52 6. Thạch Xuân 2578,32 1882,39 73,01 7. Bắc Sơn 2.211,80 1785,96 80,75 8. Ngọc Sơn 2.077,17 1604,82 77,26 9. Thạch Đài 1060,51 697,11 65,73 10. Thạch Vĩnh 1212,75 622,64 51,34 11. Thạch Lưu 672,02 342,21 50,92 12. Thạch Ngọc 1200,20 837,39 69,77 13. Thạch Tiến 725,44 452,40 62,36

(Nguồn: UBND huyện Thạch Hà)

Bảng 3.1.b. Phân vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp theo đơn vị hành chính huyện Thạch Hà năm 2012 (tiếp) Đơn vị xã, thị trấn Diện tích (ha) Đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) II. Tiểu vùng 2 (Bắc Hà) 6194,03 3721,73 60,08 1. Thạch Việt 607,28 380,48 62,65 2. Phù Việt 668,53 422,57 63,21 3. Thạch Liên 861,67 538,79 62,53 4. Thạch Kênh 978,90 592,44 60,52 5. Thạch Long 574,21 357,96 62,34 6. Thạch Sơn 1025,12 550,07 53,66 7. Thạch Thanh 634,23 397,00 62,60 8. TT Thạch Hà 844,09 482,42 57,15

II. Tiểu vùng 3 (Bãi Ngang) 10723,62 5949,29 55,48

1. Thạch Bàn 1.350,14 529,73 39,24 2. Thạch Hải 1.394,96 527,97 37,85 3. Thạch Đỉnh 875,45 415,20 47,43 4. Thạch Khê 1.047,00 610,79 58,34 5. Thạch Trị 1.175,91 935,06 79,52 6. Thạch Lạc 1.091,93 661,37 60,57 7. Tượng Sơn 788,02 492,38 62,48 8. Thạch Văn 1061,02 667,07 62,87 9. Thạch Hội 1.059,44 571,60 53,95 10. Thạch Thắng 879,75 538,12 61,17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Tiểu vùng đồng bằng (Bắc Hà): Nằm ở trung tâm của huyện Thạch Hà, địa hình cũng thấp dần theo hướng Tây Nam xuống Đông Bắc, độ cao trung bình 1-5 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhô lên giữa vùng đồng bằng.

- Tiểu vùng ven biển (Bãi ngang): Nằm ở phía Đông của huyện, địa hình bằng phẳng, nhiều cồn cát, bãi cát và đầm phá, cửa sông…

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Thạch Hà mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Bắc Trung Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam với đặc trưng mùa hè nóng, mưa nhiều, có gió mùa Tây Nam (gió Lào) gây khô hạn, mùa Đông lạnh, có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn.

Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn huyện 24,90

C. Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình cao nhất các tháng từ 30,4 - 34,20C, trung bình thấp nhất từ 24,1 - 25,80

C. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình cao nhất là 20,3 - 27,60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C, trung bình thấp nhất 15,2 - 21,90

C.

Lượng mưa trong vùng không đồng đều qua các tháng trong năm. Mùa Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to, mùa mưa bắt đầu từ 15 tháng 8 hàng năm.

Độ ẩm không khí khu vực nghiên cứu tương đối cao, được thể hiện qua bảng số liệu bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tổng hợp các yếu tố khí hậu tại Trạm Hà Tĩnh

Yếu tố 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng lượng mưa (mm) 2520.9 1167.8 1823.9 2933.6 2446.1 Tổng lượng bốc hơi (mm) 847.1 868.4 1036.7 1094.7 1085.2 Độ ẩm không khí TB (%) 80.2 83.8 81.8 84.4 83.8 Độ ẩm KK TB tháng min (%) 51.6 49.4 52.7 51.1 51.7 Độ ẩm KK TB tháng max (%) 84.4 84.3 82.8 86.3 84.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chế độ gió biến đổi theo mùa trong năm với 2 loại gió chính: Mùa đông có gió mùa Đông bắc với đặc điểm khô lạnh, có khi kèm theo mưa phùn gây ẩm ướt. Mùa hè có giớ mùa Tây Nam (gió Lào) với đặc điểm khô, nóng làm nền nhiệt độ trong những ngày có gió Lào tăng cao.

3.1.1.4. Đặc điểm thủy văn

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng và bị chi phối của các sông chính như: Đò Điệm, sông Rào Cái, sông Nghèn, sông Già, sông Cày… Sông Rào Cái bắt nguồn từ núi Cục Tháo (Cẩm Xuyên) chảy vào đất Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh rồi hợp lưu với sông Cửa Sót tại Hộ Độ. Sông Nghèn bắt nguồn từ nhiều khe suối nhỏ như Khe Lang, Khe Giao, Khe Trò, Khe Hói … nhập vào sông Rào Cái tại Hộ Độ. Sông Nghèn chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, sông Già là phụ lưu sông Nghèn, bắt nguồn từ núi Động Bụt, chảy qua nhiều xã thuộc huyện Thạch Hà.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhưỡng, địa bàn huyện Thạch Hà có các nhóm đất chính như sau:

* Nhóm đất cát biển: được hình thành ở vùng ven biển và nội đồng. Nhóm đất này bao gồm các đơn vị đất chính sau:

- Đất cát biển (C): Phân bố thành các dải rộng hẹp khác nhau, đất cát biển có hàm lượng mùn ít, chất hữu cơ phân giải mạnh, các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo, phản ứng trung tính.

- Đất cồn cát trắng vàng (Cc): phân bố ở vành đai sát biển, có nơi xen với bãi cát bằng phía trong. Về tính chất, loại đất này ít chua, rời rạc, độ phì rất thấp, giữ nước, giữ phân kém.

* Nhóm đất mặn: phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Nghèn, Rào Cái, Cày. Nhóm này có các đơn vị đất sau:

- Đất mặn sú, vẹt, đước: Loại đất này ở dạng chưa thành thục, đang trong quá trình bồi lắng, bùn lỏng, lầy, ngập triều, lẫn hữu cơ, glây manh, đất trung tính hay kiềm yếu, tầng mặt lượng hữu cơ khá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Đất mặn trung bình và ít: Phân bố tiếp giáp với đất phù sa, chủ yếu ở địa hình trung bình và cao, vẫn còn ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất mặn trung binh và ít có nồng độ C1- dưới 0,25%, phản ứng trung tính, ít chua, thành phần đạm trung bình, lân từ trung bình đến nghèo.

* Nhóm đất phù sa: Đất phù sa là đất bồi tụ từ sản phẩm phong hoá các khối núi đồi do tác động của sông và biển. Diện tích đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn, phân bố hầu hết các xã đồng bằng, gồm các đơn vị đất:

- Đất phù sa trung tính, ít chua (P): Đây là loại đất màu mỡ, dung tích hấp thu và mức độ bão hoà bazơ cao, đất phản ứng trung tính hoặc ít chua, hữu cơ và các chất dinh dưỡng thuộc loại khá.

- Đất phù sa chua (Pc): Đất phù sa chua có thành phần hữu cơ trung bình, đạm và kali trung bình, lân trung binh đến nghèo, dung tích hấp thu trung bình.

* Nhóm đất xám Feralit phát triển trên đá sét (Fs): Phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi. Nhóm đất này thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, màu vàng đỏ đến đỏ vàng, kết cấu hạt mịn, khả năng thấm nước kém, giữ nước tốt, độ phì cao, rất thích hợp cho cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.

* Nhóm đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo): Nhóm đất phân bố dọc theo chân núi Trà Sơn. Trong điều kiện khí hậu bán khô hạn nhiệt đới, thơi gian khô kéo dài và lượng bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng mưa làm cho tầng mặt đất khô, mất nước, cứng và chặt. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, ít chua, hàm lượng mùn khá, mức độ phân giải các chất hữu cơ chậm, độ phì thấp, đạm và lân tổng số nghèo, phù hợp với việc trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày…

* Nhóm đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá (E): Phân bố ở địa hinh đồi thấp. Nhóm đất thường có thảm thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi lên bề mặt và đang bị tác động của xói mòn, rửa trôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên khác

* Tài nguyên rừng

Thạch Hà là huyện có diện tích rừng tự nhiện ít và chỉ là loại rừng gỗ nghèo nên trữ lượng rừng tự nhiên không lớn chỉ có 9.744 m3(chiếm 3,4% tổng trữ lượng). Trữ lượng rừng chủ yếu là gỗ rừng trồng: 276.112 m3 (chiếm 96,6 % tổng trữ lượng) chủ yếu là gỗ keo, thông nhựa, bạch đàn.

* Tài nguyên khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoáng sản gồm có Elmenit ở Thạch Hội, Thạch Văn, Thạch Trị với trữ lượng 365.000 tấn; mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn (với hàm lượng sắt đạt 62,15%, năm sâu dưới mặt đất). Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, hiện nay đang được Chính phủ cho triển khai khai thác thác thử nghiệm công nghệ và bóc đất tầng phủ từ năm 2007 đến nay đạt trên 7 triệu m3 đất với độ sâu trung bình trên 40 m.

Nguồn vật liệu xây dựng của huyện chủ yếu là đá xây dựng, đất, cát san lấp ở Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Ngọc Sơn ...

* Tài nguyên biển

Có bờ biển dài 17 km, với nhiều hải sản quý có trữ lượng khá. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt từ 4.000 tấn - 5.000 tấn. Bờ biển của huyện có những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích hợp với phát triển du lịch biển. Đất làm muối khoảng 350 ha, sản lượng hàng năm đạt từ 17.000 đến 22.000 tấn.

* Tài nguyên nhân văn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 106)