3. Yêu cầu của đề tài
2.3.4. Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tính toán hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ số giá trị sản xuất, chi phí trực tiếp, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công và hiệu quả đồng vốn.
+ Giá trị sản xuất - GO (Gross Output): Là lượng giá trị thu được trên 1 đơn vị diện tích trong năm tính bằng sản lượng cây trồng nhân với giá bán sản phẩm trung bình tại địa phương.
+ Chi phí trực tiếp - Dc (Direct Cost): Đó là toàn bộ chi phí vật chất trực tiếp cho sản xuất như: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, thuê máy móc, chi phí công lao động thuê ngoài...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
+ Giá trị gia tăng - VA (Value Added): Là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất: VA = GO - Dc
+ Thu nhập hỗn hợp - MI (Mix Income): Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng: NVA = VA- Dp - T
Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định, T là thuế sử dụng đất.
Do là hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nên Dp = 0 và T = 0, vì vậy MI = VA = GO - Dc.
+ Giá trị ngày công lao động: là hiệu số giữa thu nhập hỗn hợp và số ngày công lao động.
+ Hiệu quả đồng vốn (hiệu quả trên một đơn vị chi phí): là hiệu số giữa thu nhập hỗn hợp và chi phí trực tiếp.
- Hiệu quả xã hội: được đánh giá theo các chỉ tiêu như mức độ thu hút lao động để tạo ra việc làm của loại hình sử dụng; khả năng nâng cao trình độ canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
- Hiệu quả môi trường: đánh giá dựa trên các chỉ tiêu như mức độ đầu tư phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hệ số sử dụng đất, biện pháp luân canh cải tạo đất.