Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 72)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.3.4.Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất huyện Thạch Hà được tính toán và thể hiện ở Bảng 3.14:

- LUT 1 (2 lúa - màu): LUT này cho giá trị sản xuất trung bình là 337.128 nghìn đồng/ha/năm (dao động từ 207.763 nghìn đồng đến 595.780 nghìn đồng), chi phí trực tiếp trung bình là 128.251 nghìn đồng/ha/năm và thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 208.877 nghìn đồng/ha/năm.

- LUT 2 (Lúa xuân - Lúa hè thu): LUT này có giá trị sản xuất là 155.480 nghìn đồng/ha/năm, chi phí trực tiếp là 79.152 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp là 76.328 nghìn đồng/ha/năm. Hiệu quả đồng vốn so với các LUT khác ở mức thấp là 0,96 lần. Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống trên địa bàn huyện, có mức thu nhập khá cao so với các LUT khác, mức đầu tư cho sản xuất lại thấp hơn, thu nhập rất ổn định do ít khi bị thất thu hoàn toàn ngay cả khi có những biến động về thời tiết; việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cũng khá dễ dàng. Đây là LUT quan trọng, đảm bảo cho vấn đề an toàn lương thực của người dân và chiếm hầu hết diện tích đất canh tác của toàn huyện.

- LUT 3 (1 lúa): Đây là kiểu sử dụng đất do không chủ động về nguồn nước, tưới tiêu. LUT này có giá trị sản xuất trung bình thấp với 77.740 nghìn đồng/ha/năm, chi phí trực tiếp 39.576 nghìn đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn so với các LUT khác ở mức thấp là 0,96 lần .

- LUT 4 (Chuyên màu): Có giá trị sản xuất trung bình là 318.865 nghìn đồng/ha/năm (giao động từ 287.350 nghìn đồng đến 379.915 nghìn đồng), chi phí trực tiếp trung bình là 103.193 nghìn đồng (giao động từ 95.094 nghìn đồng đến 119.032 nghìn đồng) và thu nhập hỗn hợp trung bình là 215.672 nghìn đồng. Đây là LUT đem lại hiệu quả kinh tế khá cao đứng thứ hai trong các LUT của toàn huyện với hiệu quả đồng vốn trung bình đạt 2,08 lần. Trong đó kiểu sử dụng đất Lạc xuân - Đậu đen - Rau đông cho hiệu quả kinh tế cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

hơn so với các kiểu sử dụng đất khác trong cùng một LUT, giá trị ngày công lao động đạt 462 nghìn đồng và hiệu quả đồng vốn đạt 2,19 lần.

- LUT 5 (Đất lâm nghiệp): Có giá trị sản xuất đạt 129.000 nghìn đồng/ha/năm, chi phí trực tiếp đạt 56.550 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp đạt 72.450 nghìn đồng/ha/năm va hiệu quả đồng vốn đạt 1,28 lần. Loại hình sử dụng đất lâm nghiệp ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân vùng Trà Sơn, vùng Bãi Ngang còn có tính xã hội và môi trường như thu hút lao động, bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ môi trường sinh thái của vùng nghiên cứu.

- LUT 6 (Nuôi trồng thủy sản): Có giá trị sản xuất đạt 463.750 nghìn đồng/ha/năm, chi phí trực tiếp đạt 201.482 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp đạt 262.269 nghìn đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn 3,13 lần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất huyện Thạch Hà

Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ) CLĐ (công) CPTT (1000đ) TNHH (1000đ) Giá trị ngày công (1000đ/công) Hiệu quả đồng vốn (lần)

1. Đất 2 lúa - màu 1.Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô đông 207.763 480 91.611 116.152 242 1,27

2. Lúa xuân - Lúa hè thu - Khoai lang 207.840 420 109.656 98.184 234 0,90

3. Lúa xuân - Lúa hè thu - Dưa chuột 595.780 960 183.486 412.294 429 2,25

Bình quân/ha 337.128 620 128.251 208.877 302 1,47

2. Đất 2 lúa 5. Lúa xuân - Lúa hè thu 155.480 360 79.152 76.328 212 0,96

3. Đất 1 lúa 6. Lúa xuân 84.558 180 39.576 44.982 250 1,14

7. Lúa hè thu 70.922 180 39.576 31.346 174 0,79

Bình quân/ha 77.740 180 39.576 38.164 212 0,96

4. Đất chuyên màu 8. Đậu xanh - Khoai lang - Rau đông 289.330 435 95.454 193.876 446 2,03

9. Lạc xuân - Đậu đen - Rau đông 379.915 565 119.032 260.883 462 2,19

10. Đậu đen - Khoai lang - Rau đông 287.350 435 95.094 192.256 442 2,02

Bình quân/ha 318.865 478 103.193 215.672 450 2,08

5. Đất lâm nghiệp 12. Keo 129.000 500 56.550 72.450 145 1,28

6. Đất NTTS 13. Cá trắm cỏ 350.000 200 52.963 297.037 1,485 5,61

14. Tôm sú 577.500 500 350.000 227.500 455 0,65

Bình quân/ha 463.750 350 201.482 262.269 970 3,13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 69 - 72)