3. Yêu cầu của đề tài
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra cơ bản về thổ nhưỡng, địa bàn huyện Thạch Hà có các nhóm đất chính như sau:
* Nhóm đất cát biển: được hình thành ở vùng ven biển và nội đồng. Nhóm đất này bao gồm các đơn vị đất chính sau:
- Đất cát biển (C): Phân bố thành các dải rộng hẹp khác nhau, đất cát biển có hàm lượng mùn ít, chất hữu cơ phân giải mạnh, các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo, phản ứng trung tính.
- Đất cồn cát trắng vàng (Cc): phân bố ở vành đai sát biển, có nơi xen với bãi cát bằng phía trong. Về tính chất, loại đất này ít chua, rời rạc, độ phì rất thấp, giữ nước, giữ phân kém.
* Nhóm đất mặn: phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Nghèn, Rào Cái, Cày. Nhóm này có các đơn vị đất sau:
- Đất mặn sú, vẹt, đước: Loại đất này ở dạng chưa thành thục, đang trong quá trình bồi lắng, bùn lỏng, lầy, ngập triều, lẫn hữu cơ, glây manh, đất trung tính hay kiềm yếu, tầng mặt lượng hữu cơ khá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Đất mặn trung bình và ít: Phân bố tiếp giáp với đất phù sa, chủ yếu ở địa hình trung bình và cao, vẫn còn ảnh hưởng của thuỷ triều. Đất mặn trung binh và ít có nồng độ C1- dưới 0,25%, phản ứng trung tính, ít chua, thành phần đạm trung bình, lân từ trung bình đến nghèo.
* Nhóm đất phù sa: Đất phù sa là đất bồi tụ từ sản phẩm phong hoá các khối núi đồi do tác động của sông và biển. Diện tích đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn, phân bố hầu hết các xã đồng bằng, gồm các đơn vị đất:
- Đất phù sa trung tính, ít chua (P): Đây là loại đất màu mỡ, dung tích hấp thu và mức độ bão hoà bazơ cao, đất phản ứng trung tính hoặc ít chua, hữu cơ và các chất dinh dưỡng thuộc loại khá.
- Đất phù sa chua (Pc): Đất phù sa chua có thành phần hữu cơ trung bình, đạm và kali trung bình, lân trung binh đến nghèo, dung tích hấp thu trung bình.
* Nhóm đất xám Feralit phát triển trên đá sét (Fs): Phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi. Nhóm đất này thường có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, màu vàng đỏ đến đỏ vàng, kết cấu hạt mịn, khả năng thấm nước kém, giữ nước tốt, độ phì cao, rất thích hợp cho cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp.
* Nhóm đất Feralit phát triển trên phù sa cổ (Fo): Nhóm đất phân bố dọc theo chân núi Trà Sơn. Trong điều kiện khí hậu bán khô hạn nhiệt đới, thơi gian khô kéo dài và lượng bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng mưa làm cho tầng mặt đất khô, mất nước, cứng và chặt. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, ít chua, hàm lượng mùn khá, mức độ phân giải các chất hữu cơ chậm, độ phì thấp, đạm và lân tổng số nghèo, phù hợp với việc trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày…
* Nhóm đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá (E): Phân bố ở địa hinh đồi thấp. Nhóm đất thường có thảm thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi lên bề mặt và đang bị tác động của xói mòn, rửa trôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn