Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 73)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.4.Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của kiểu sử dụng đất. - Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực và hàng hoá sản xuất ra.

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất, nâng cao trình độ và thúc đẩy áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông nghiệp là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Bảng 3.15. Khả năng thu hút lao động của loại hình sử dụng đất

TT Tên CLĐ (công) TNHH/CLĐ (1000đ/công) TNHH/CPTT (lần)

1 LUT 1: 2 lúa - màu 620 302 1,47

2 LUT 2: 2 lúa 360 212 0,96

3 LUT 3: 1 lúa 180 212 0,96

4 LUT 4: Chuyên màu 478 450 2,08

5 LUT 5: Lâm nghiệp 500 145 1,28

6 LUT 6: NTTS 350 970 3,13

- LUT 1 (2 lúa - màu): Là LUT có trồng cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa. LUT này vừa đạt hiệu quả giải quyết vấn đề lương thực, tận dụng được một số loại rau màu trồng vào vụ đông khi không cấy lúa (tăng hệ số sử dụng đất),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nó giúp giải quyết được vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân lúc nông nhàn, đồng thời đem lại thu nhập cao, cụ thể giá trị trung bình ngày công lao động của LUT này đạt 302 nghìn đồng/ngày.

- LUT 2 (2 lúa): Đây là LUT có ý nghĩa lớn nhất trong đảm bảo đời sống xã hội của người sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện. LUT này vẫn được đa số người dân chấp nhận vì đây là loại hình sử dụng đất truyền thống và đơn giản, là nguồn cung cấp lương thực chính cho toàn huyện.

- LUT 3 (1 lúa): Đây là loại hình canh tác không chủ động tưới tiêu, tùy theo từng điều kiện cụ thể mà người dân trồng vụ đông xuân hay vụ hè thu. Trong tương lai LUT này vẫn được duy trì.

- LUT 4 (Chuyên màu): Đây là LUT cho giá trị ngày công lao động cao (đạt 450 nghìn đồng), cho hiệu quả đồng vốn cao nhất (đạt 2,08 lần). Đa số người dân sử dụng LUT này đều chấp nhận đầu tư cho sản xuất vì có giá trị sản xuất cao, nhưng chi phí trực tiếp cao. Tuy nhiên lại giải quyết được việc làm cho người nông dân, đồng thời các sản phẩm của LUT này như: ngô, đậu, lạc, rau đông đều có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

- LUT 5 (Lâm nghiệp): Đây là LUT có thời gian dài từ 5 - 7 năm mới cho một chu kỳ sinh trưởng của cây, lợi thế của LUT này là chi phí đầu tư thấp, hiệu quả sử dụng đồng vốn 1,28 lần, rủi ro do thời tiết ít hơn so với các loại cây trồng khác.

- LUT 6 (NTTS): Đây là LUT cho giá trị ngày công lao động cao nhất của huyện (đạt 970 nghìn đồng), hiệu quả đồng vốn cao (đạt 3,13 lần), nhưng hay bị rủi ro lớn về dịch bệnh, thiên tai.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 72 - 73)