Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với TTCK

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 84)

Kể từ cuối năm 2008 cho đến năm 2012, TTCK Việt Nam đã có những diễn biến xấu nhất sau hơn 8 năm đi vào hoạt động. Chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn giảm mạnh: HNX-Index trong phiên giao dịch ngày 20/09/2012 đã thiết lập đáy mới khi giảm xuống 54,62 điểm. So với thời điểm đầu năm 2008 thì HNX-Index và Việt Nam-Index đều đã giảm hơn 60%. Việc huy động vốn qua TTCK giảm tới 75-80% và cả 3 kênh: phát hành tăng vốn của doanh nghiệp, cổ phần hóa, phát hành trái phiếu đều sụt giảm mạnh so với trước khủng hoảng; tính thanh khoản và khối lượng giao dịch giảm khoảng 70% so với thời gian trước.

Cùng với sự xuống dốc của TTCK, 4 năm gần đây cũng đánh dấu sự đi xuống của hoạt động cổ phần hóa và phát hành tăng vốn của khối doanh nghiệp khi rất nhiều đợt IPO đã thất bại do không đủ số lượng nhà đầu tư đăng ký mua. Rất nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng đã hủy kế hoạch phát hành tăng vốn cũng như nhiều doanh nghiệp đã hủy kế hoạch niêm yết do diễn biến xấu của thị trường có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết (gọi tắt là thị trường UPCOM) của SGDCK Hà Nội (HNX). Như vậy, sau gần 2 năm chờ đợi kể từ khi Luật chứng khoán có hiệu lực thi hành, khung pháp lý cho thị trường này đã hoàn tất. Việc đưa thị trường UPCOM được kỳ vọng vào hoạt động sẽ từng bước thu hẹp thị trường tự do, nâng cao tính minh bạch, công khai và an toàn trong các giao dịch chứng khoán.

Xét về đối tượng tham gia trên TTCK sẽ theo hướng cả nước chỉ có 01 Sở giao dịch chứng khoán và từng bước cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường; Trung tâm lưu ký chứng khoán hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng

85

khoán, Ngân hàng lưu ký, Quỹ đầu tư chứng khoán và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Chính sách thuế điều chỉnh hoạt động của các pháp nhân và thể nhân trong lĩnh vực này là chính sách về thuế giá trị gia tăng, các chính sách thuế về thuế thu nhập bao gồm thuế chuyển nhượng chứng khoán; thuế đánh trên lãi vốn và thuế đánh trên khoản lợi tức được chia.

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)