Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu chính sách thuế đối với thị

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

trƣờng chứng khoán các nƣớc:

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách thuế đối với TTCK các nước có thể rút ra những vấn đề chính sau:

Về thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế gián thu đánh vào việc tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, doanh nghiệp là người nộp thuế còn người tiêu dùng là người chịu thuế. Rất nhiều quốc gia hiện nay đều miễn thuế GTGT trong lĩnh vực chứng khoán. Riêng tại Châu Âu đã có một hệ thống VAT chung và áp dụng bắt buộc đối với các quốc gia thành viên EU. Tại Châu Á hiện có Thái Lan áp dụng thu thuế GTGT đối với nhà đầu tư chứng khoán với thuế suất là 7% trên phí dịch vụ mà các tổ chức cung cấp dịch vụ cung cấp. Tùy vào điều kiện kinh tế, tình hình phát triển của TTCK cũng như thị trường tài chính, sự tương quan giữa các lĩnh vực kinh doanh mà mỗi quốc gia lại có quy định riêng về vấn đề này.

Thuế đối với lãi tiền vay và lợi tức cổ phần:

Các khoản thu nhập từ kinh doanh chứng khoán như lãi tiền cho vay và lợi tức cổ phần đều là khoản thu nhập chịu thuế. Thông thường các nước đều áp dụng phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn đối với lãi từ tiền cho vay và lợi tức cổ phần. Khoản thuế này có thể là khoản thuế tạm thời (tức là

46

người nhận thu nhập sẽ phải kê khai và tính thuế lại trong tổng thu nhập của mình) hoặc là khoản thuế cuối cùng (tức là chỉ chịu thuế khấu trừ tại nguồn, thu nhập còn lại không phải kê khai nữa). Tuy nhiên, cần xác định rằng khoản thu nhập từ tiền cho vay này không phải khi nào cũng là thu nhập thuần vì có thể còn có chi phí hoặc khoản được trừ phát sinh (ví dụ: chi phí lãi vay phải trả hoặc tỷ lệ lạm phát cấu thành trong lãi được trừ). Chính vì lý do này nên luật thuế của một số nước cho phép đối tượng nộp thuế được lựa chọn một trong hai phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn như đã nêu hoặc chỉ áp dụng thuế khấu trừ tại nguồn cuối cùng đối với khoản lãi chi trả cho các cá nhân hoặc tổ chức không là đối tượng cư trú. Thuế suất thuế khấu trừ tại nguồn thường quy định từ 10% - 25%, cụ thể: Trung Quốc: 10%, Hàn Quốc: 14% đối với cá nhân cư trú, 25% đối với cá nhân không cư trú và doanh nghiệp nước ngoài, Nhật Bản: 20%, Thái Lan: 10%.

Tuy nhiên, các nước còn có sự khác biệt nhau trong cách phân loại các đối tượng để tính khấu trừ, ví dụ: căn cứ vào cổ đông lớn hay nhỏ, cá nhân cư trú hay không cư trú, nhận cổ tức từ loại hình doanh nghiệp theo quy định, các cổ phiếu niêm yết hay chưa niêm yết, giao dịch trên sở giao dịch hay ngoài sàn giao dịch. Như vậy, việc phân loại đối tượng để khấu trừ thuế thu nhập từ cổ tức và lãi vay càng chi tiết và rõ ràng thì người nộp thuế càng dễ triển khai, đồng thời tạo ra tính công bằng cho mọi đối tượng nộp thuế.

Hầu hết các nước đều miễn thuế đối với lãi tiền vay có bản chất là lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi từ trái phiếu chính phủ, lãi từ giao dịch các chứng khoán được thừa kế, biếu tặng. Tuỳ theo từng nước mà có các mức miễn giảm thuế khác nhau.

Thuế đánh vào lãi vốn từ giao dịch chứng khoán:

Đối với thuế lãi vốn liên quan đến chứng khoán, quy định của Hàn Quốc là không đánh thuế đối với đối tượng là cổ đông nhỏ giao dịch cổ phiếu niêm yết (trong khi cổ đông lớn bị đánh thuế từ mức 10% - 30% là

47

khá nhiều), nhưng lại đánh thuế đối với cổ đông nhỏ giao dịch chứng khoán chưa niêm yết. Chính sách này thể hiện sự ưu đãi rất lớn của Hàn Quốc nhằm khuyến khích và thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng lại thể hiện sự nghiêm ngặt và hạn chế trong việc phát triển tự do. Đây là một nét thể hiện được vai trò của thuế là một công cụ nhằm khuyến khích hay hạn chế phát triển thị trường và là một trong những biện pháp mà trong chính sách thuế của Việt Nam nên xem xét áp dụng.

Thuế chuyển nhượng chứng khoán:

Thuế chuyển nhượng cổ phiếu: Tại Hàn Quốc thuế suất đánh vào lãi thu được từ giao dịch các cổ phiếu trên sàn thường thấp hơn so với các cổ phiếu giao dịch ngoài sàn. Thuế chuyển nhượng các hợp đồng tương lai được áp dụng tại Trung Quốc cũng mở ra một hướng mới cho Việt Nam khi TTCK dự kiến sẽ giao dịch các sản phẩm mới này, khi đó việc đánh thuế là cần thiết.

Để khuyến khích việc thu thuế đúng và đủ, cần có các hình thức như trao giải thưởng và phạt nặng đối với cơ quan thu thuế. Trong lĩnh vực chứng khoán, cần triển khai các dạng tài khoản đặc biệt cho nhà đầu tư khi luật thuế TNCN có hiệu lực. Thông qua các tài khoản này, việc giao dịch của nhà đầu tư cá nhân sẽ được ghi lại một cách chi tiết các khoản mục theo từng giao dịch, như thế sẽ tránh được việc đánh thuế không chính xác.

Ngoài ra khi nhà đầu tư thua lỗ, cũng cần có các hình thức hỗ trợ hoặc ưu đãi về thuế để khuyến khích nhà đầu tư.

Thuế chuyển nhượng chứng khoán tại Hàn Quốc bao quát được tất cả các hợp đồng giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh…) và bao gồm cả cổ phiếu niêm yết và không niêm yết, các đối tượng là người cư trú hay không cư trú tại Hàn Quốc. Đối tượng tính thuế được bao quát khá rộng, thuận lợi cho việc tính thuế, thu thuế và dễ dàng trong công tác quản lý. Tuy nhiên mức thuế suất thuế chuyển nhượng chứng khoán ở Hàn Quốc là khá cao (trung bình là xấp xỉ 0,5% trên giá trị chuyển

48

nhượng chứng khoán) so với mức ở Việt Nam quy định hiện hành là 0,1% trên giá trị hợp đồng là còn rất khiêm tốn. Mức thu phí thấp ở Việt Nam có thể một phần vì quy mô TTCK ở nước ta còn khá nhỏ, một phần là do Nhà nước đánh thuế thấp để khuyến khích đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển thị trường. Quy định trong chính sách thuế của Hàn Quốc là việc Chính phủ rất khuyến khích các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên Sở giao dịch. Thuế chuyển nhượng đối với chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc quy định thấp hơn trên thị trường Kosdaq và đặt biệt thấp hơn nhiều so với thị trường tự do. Đồng thời, nhà nước cũng tính áp dụng mức thuế suất là 0,5% trên giá trị giao dịch đối với chứng khoán niêm yết mà được giao dịch trên thị trường tự do nhằm hạn chế việc giao dịch trên thị trường này.

Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp:

Về thuế thu nhập cá nhân, hầu hết các nước đều đánh theo thang luỹ tiến. Tuy nhiên hệ thống thuế tại các nước này đều quy định rất rõ các nguồn thu chịu thuế và hạn chế tối đa việc đánh thuế trùng bằng các khoản khấu trừ tại nguồn.

Thuế thu nhập liên quan đến chứng khoán được đánh theo đối tượng là người cư trú và người không cư trú tại Hàn Quốc. Nhưng việc đánh thuế không có sự phân biệt đáng kể giữa hai đối tượng này, thuế đánh trên tổng thu nhập áp dụng như nhau cho cả người cư trú và người không cư trú, doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp, tuỳ theo mỗi nước có những mức thuế suất khác nhau và có một số doanh nghiệp thuộc dạng được ưu đãi thuế, điển hình là các công ty đã niêm yết. Không chỉ công ty niêm yết được ưu đãi thuế mà cổ đông của công ty đó cũng nhận được những ưu đãi về thuế. Đối với doanh nghiệp nước ngoài cũng được xem xét miễn giảm trong một số trường hợp và thông thường các nước thường ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nhau để tránh đánh thuế hai lần với doanh nghiệp nước ngoài.

49

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)