TTCK
Mỗi chủ thể, sản phẩm tham gia thị trường qua thời gian đã phát sinh những tồn tại cần điều chỉnh nhằm phù hợp hơn với diễn biến thị trường. Với các giải pháp đã đề cập đến bên trên thì việc quan trọng nữa là làm thế nào để các giải pháp được hiện thực hóa thành văn bản cũng như là việc đưa các giải pháp đó vào thực tiễn thực hiện thành công. Với quy mô của đề tài, tác giả xin đề ra một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp
Về chính sách thuế đối với thị trƣờng
Theo Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/8/2011 thì cá nhân được miễn giảm thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán và cổ tức. Tuy nhiên đến thời điểm gần sang 2013, Quốc hội và Chính phủ vẫn chưa đưa ra các gói giải pháp mới để hỗ trợ giao dịch thị trường. Vì vậy tác giả kiến nghị các ưu đãi miễn giảm thuế tiếp tục được duy trì trong năm 2013 và các quy định này cần được đưa ra sớm hơn thời gian dự kiến được miễn giảm 01 tháng để nhà đầu tư có cơ sở tính toán chiến lược cũng như là lực thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường.
Đối với các ưu đãi thuế đối với quỹ đầu tư, việc này được đánh giá là nhu cầu cấp thiết nhằm thu hút các dòng vốn đầu tư nhỏ lẻ và tạo nên các định chế tài chính chuyên nghiệp. Tuy nhiên tác giả cho rằng cái khó của các cơ quan chính sách thuế hiện nay là với khung khổ pháp luật hiện hành, Luật Chứng khoán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, khi mà các văn bản hướng dẫn thi hành Luật không được phép vượt qua các quy định khung để cho phép có thể đi tới việc ban hành được những quy định về ưu đãi thuế như chúng ta mong muốn. Cái có thể làm được trong ngắn hạn (nếu có thêm thời gian, thêm nhân lực và nhận được sự đồng thuận cao của xã hội) là mấy giải pháp chính sách sau đây: Một là, cần ban
106
hành quy định không thực hiện khấu trừ thuế 25% đối với lợi tức của quỹ mở chia cho nhà đầu tư là pháp nhân, là doanh nghiệp; khi đó khoản được chia này chính là thu nhập trước thuế mà doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ tổng hợp chung vào tổng thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế TNDN. Hai là, với cơ chế vận hành của quỹ mở cho ta thấy nhà đầu tư vào quỹ mở có điểm tương đồng với hoạt động gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng. Vì vậy, nên chăng sẽ trình với Chính phủ hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng việc miễn thuế cho nhà đầu tư cá nhân (không khấu trừ 5%) khi họ được chia lợi tức quỹ bỏ tiền đầu tư vào quỹ mở. Với các giải pháp trung và dài hạn, tác giả cho rằng cần có thêm thời gian để các nhà đầu tư, các chuyên gia, các công chức và các cơ quan quản lý trong nhiều lĩnh vực liên quan hiểu thêm về quỹ mở, tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội về quỹ mở nói riêng, về các chính sách ưu đãi dành cho TTCK nói chung. Để làm được việc này, vai trò của các cơ quan truyền thông, tiếng nói của các học giả kinh tế, các nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán là không nhỏ nếu như chưa muốn nói là rất quan trọng.
Về văn bản hướng dẫn riêng cho các chủ thể trên TTCK, Chính phủ, Bộ Tài chính cần ban hành văn bản hướng dẫn riêng cho lĩnh vực chứng khoán thay thể cho thông tư 100/2004/TT-BTC và thông tư 72/2006/TT- BTC. Trong văn bản này cần quy định chi thiết doanh thu, chi phí trong các hoạt động liên quan đến chứng khoán được Bộ Tài chính cho phép. Thực hiện tổng hợp tất cả các vấn đề, hoạt động liên quan đến chứng khoán vào một văn bản để các chủ thể trên TTCK căn cứ vào đó để thực hiện tránh trường hợp hướng dẫn nằm ở nhiều văn bản khác nhau
Về quản lý thuế
Phân loại người nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm người nộp thuế; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành
107
chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức điện tử; cung cấp các dịch vụ tra cứu hoặc trao đổi thông tin điện tử về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. Trong thời gian tới, khi các văn bản về thuế đối với TTCK sẽ được ban hành thì cơ quan thuế cần tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các đối tượng tham gia thị trường cũng như người dân được biết. Hình thức tuyên truyền có thể qua báo đài, gửi thư bằng văn bản đến các thành viên tham gia thị trường, thông báo trên trang điện tử của các cơ quan quản lý, yêu cầu các thành viên thị trường niêm yết các thay đổi về thuế tại các sàn giao dịch và gửi thông báo đến các nhà đầu tư.
Xây dựng, ban hành chế độ quy định về quản lý thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế trên cơ sở quản lý rủi ro; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế tại tất cả các khâu đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.
Tăng cường đổi mới áp dụng các biện pháp, kỹ năng để giám sát quản lý thuế; tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường (Ủy ban chứng khoán nhà nước, trung tâm lưu ký chứng khoán) theo hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí quản lý giao dịch trên thị trường phòng tránh các hoạt động giao dịch chuyển giá chứng khoán.
Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế; nghiên cứu, xây dựng bộ phận điều tra thuế và mối quan hệ giữa bộ phận điều tra thuế với cơ quan điều tra của các Bộ liên quan và cơ quan tư
108
pháp; kiện toàn hệ thống pháp chế chuyên trách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác pháp chế của ngành thuế và đại diện cho cơ quan thuế khi giải quyết khiếu nại, khởi kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của công chức thuế; nghiên cứu việc xã hội hóa trong hoạt động cấp phép đối với đại lý thuế, chứng chỉ hành nghề dịch vụ về thuế; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức Đại lý thuế, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn. Xây dựng trường Nghiệp vụ thuế thành Trường thuế Việt Nam chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đại và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hệ thống giáo trình… tạo tiền đề thực hiện đào tạo chuyên ngành thuế bậc cao đẳng, đại học ở giai đoạn tiếp theo.
Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước tạo điều kiện để hiện đại hóa ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.
Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa công tác thuế. Quản lý chặt chẽ và khai thác tối đa, hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tài trợ với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vào công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.
109
KẾT LUẬN
Mục tiêu đưa thị trường chứng khoán phát triển bền vững thường đề cập đến ba khía cạnh: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, môi trường đầu tư được bảo vệ, công bằng xã hội được đảm bảo. Cả ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành nền tảng của phát triển bền vững. Do đó cần phải khẳng định việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế là việc làm cần thiết, quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán bền vững, đảm bảo cho tính công bằng đối với các đối tượng tham gia vào thị trường chứng khoán. Để xây dựng một chính sách thuế ngày càng hoàn thiện cho thị trường chứng khoán Việt Nam đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải nắm vững lý luận, hiểu biết sâu sắc thực tiễn kinh tế và dự báo xu hướng phát triển của kinh tế thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong tương lai mới có thể đưa ra được những chính sách đi vào đời sống, phát huy vai trò, tác dụng của thuế đối với sự phát triển của thị trường.
Việc nghiên cứu đề tài: “Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hướng tới mục tiêu hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam đồng thời mong muốn tạo ra sự công bằng trong nghĩa vụ thuế của các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán. Chính sách thuế là một trong những công cụ tài chính của Nhà nước. Nhà nước sử dụng công cụ này để khuyến khích thành phần này phát triển nhưng cũng có thể hạn chế thành phần khác. Chính sách thuế cũng phải được điều chỉnh theo từng thời kỳ, từng giao dịch phát triển của thị trường để nó có thể phát huy được hết tác dụng điều chỉnh của mình, góp phần đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ thuế của các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán.
Việc thực hiện các mục tiêu nói trên, trong chừng mực nhất định sẽ góp phần bổ sung về lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện chính sách thuế trên thị trường chứng khoán, làm cơ sở cho các mục tiêu tham khảo
110
nghiên cứu của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài chắc chắn vẫn còn một số hạn chế nhất định. Do vậy, tác giả hi vọng sẽ nhận được sự đóng góp của tất cả các thành viên trong hội đồng để kết quả nghiên cứu của đề tài được hoàn thiện hơn, có thể đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế đối với các đối tượng tham gia trên thị trường chứng khoán.
111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Hùng (2008), Giáo trình Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước,
Nxb Thống kê, Hà Nội
2. Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Quốc hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, Hà Nội
4. Quốc hội (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, Hà Nội
5. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2009-2012), Bản tin chứng khoán, Hà Nội
6. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2009-2012), Bản tin chứng khoán, Hà Nội
7. Thủ tướng (2011), Quyết định Số 732/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội
8. Thủ tướng (2012), Quyết định Số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội
9. Tổng cục thuế (2011), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới,
Kiến thức về hệ thống chính sách thuế hiện hành, Nxb Tài chính, Hà Nội
10. Tổng cục thuế (2011), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức mới,
Kiến thức khái quát về thuế, ngành thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội
11. Bùi Kim Yến (2006), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nxb Lao Động, Hà Nội
112 Website: 12. http://baochungkhoan.com 13. http://baodautu.vn 14. http://bvsc.com.vn 15. http://cafef.vn 16. http://hastc.org.vn 17. http://luatvietnam.vn 18. http://stockbiz.vn 19. http://ssc.gov.vn 20. http://tinnhanhchungkhoan.vn 21. http://vneconomy.vn 22. http://vse.org.vn
i
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CK Chứng khoán
2 CP Chính phủ
3 GTGT Giá trị gia tăng
4 NĐ Nghị Định
5 QĐ Quyết định
6 TT Thông tư
7 TTCK Thị trường chứng khoán
8 TNCN Thu nhập cá nhân
9 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
10 TTg Thủ tướng
11 TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
12 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
13 UBCKNN Uỷ ban chứng khoán nhà nước
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Số hiệu Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Thuế suất thuế chuyển nhượng chứng khoán tại
Hàn Quốc 30
2 Bảng 1.2 Thuế suất thuế đánh trên tổng thu nhập đối với
người cư trú 22
3 Bảng 1.3 Mức thuế suất lãi vốn áp dụng cho người cư trú
của Hàn Quốc 33
4 Bảng 1.4
Biểu thuế suất của thuế khấu trừ tại nguồn áp dụng cho người không cư trú và doanh nghiệp
nước ngoài tại Hàn Quốc
35
5 Bảng 2.1
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của một số quốc gia
trên thế giới
64
6 Bảng 2.2 Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư 67
7 Bảng 3.1 Thuế suất đối với hoạt động chuyển nhượng cổ
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ... ii
MỞ ĐẦU ... 1
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN... 3
1.1. Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán ... 3
1.1.1. Khái quát chung ... 3
1.1.2. Các chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán ... 6
1.1.3. Các loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán ... 10
1.2. Chính sách thuế đối với thị trƣờng chứng khoán ... 12
1.2.1. Chính sách thuế chung ... 12
1.2.2. Chính sách thuế đối với các đối tượng trên thị trường chứng khoán ... 24
1.3. Kinh nghiệm áp dụng chính sách thuế của một số nƣớc ... 29
1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ... 29
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ... 35
1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản: ... 40
1.3.4. Một số kinh nghiệm của một số quốc gia khác: ... 42
1.3.5. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu chính sách thuế đối với thị trường chứng khoán các nước: ... 45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ... 49
2.1. Khái quát sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam ... 49
2.2. Khung pháp lý hiện hành thuế đối với TTCK Việt Nam ... 52
2.2.1. Về thuế Giá trị gia tăng: ... 53
2.2.2. Về thuế Thu nhập doanh nghiệp: ... 54
iv
2.2.4. Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: ... 62
2.3. Thực trạng triển khai chính sách thuế đối với TTCK Việt Nam . 62 2.3.1. Thuế đối với nhà đầu tư tham gia thị trường ... 62
2.3.2. Thuế đối với Quỹ đầu tư chứng khoán ... 69
2.3.3. Thuế đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ... 71
2.3.4. Thuế đối với tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán ... 74