Về thuế Thu nhập doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54)

Đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ năm 2000 đến 1/1/2004) do hoạt động đầu tư gián tiếp thông qua TTCK không phải là lớn nên chưa có một cơ chế thuế riêng đối với loại hình đầu tư này. Tuy nhiên khi Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra đời, để khuyến khích sự hoạt động của TTCK, ngày 27/03/2000 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/2000/QĐ-TTg quy định tạm thời ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, cụ thể sẽ thực hiện miễn thuế 1 năm và giảm 50% số thuế TNDN trong 2 năm tiếp theo đối với công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ. Sau thời gian hưởng ưu đãi trên và các ưu đãi về thuế TNDN theo Luật thuế TNDN, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ sẽ áp dụng thuế suất thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN.

Giai đoạn 2 (từ năm 1/1/2004 đến 25/10/2006) Luật thuế TNDN mới 2003 bắt đầu có hiệu lực thi hành, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn riêng về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán, theo đó công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi khai trương hoạt động kinh doanh, hết thời hạn hưởng thuế suất 20% này, công ty phải chuyển sang nộp thuế TNDN theo mức thuế suất 28% như các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được miễn thuế TNDN 2 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 3 năm tiếp theo. Các ưu đãi về thuế TNDNchỉ áp dụng đối với công ty hạch toán kinh tế độc lập, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; đã đăng ký thuế và nộp thuế theo kê khai.

55

Giai đoạn 3 (từ năm 25/10/2006 đến 31/12/2008) do Luật đầu tư mới 2006 quy định ngành đầu tư, kinh doanh chứng khoán không thuộc lĩnh vực ưu đãi thuế nên các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mới thành lập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày Nghị định số 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với điều kiện ngành nghề ưu đãi đầu tư. Công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thành lập trước ngày Nghị định số 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại. Như vậy, tất cả các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh sau ngày 25/10/2006 không được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế như trên, chịu mức thuế suất thuế TNDN là 28%.

Giai đoạn 4 (từ năm 1/1/2009 đến nay) do Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 quy định các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sau khi được hưởng hết các ưu đãi về thuế TNDN sẽ chịu thuế suất thuế TNDN là 25% trên thu nhập chịu thuế.

Đối với các tổ chức đầu tư chứng khoán

Trước đây, các tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện chính sách thuế theo quy định tại Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán được và Thông tư 72/2006/TT-BTC ngày 10/08/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư 100/2004/TT-BTC. Từ ngày 1/1/2009, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực, các tổ chức đầu tư chứng khoán thực hiện chính sách thuế TNDN theo quy định của Luật thuế này và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đối với các Quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN. Khi Quỹ đầu tư chứng khoán chia lợi tức cho các nhà đầu tư thì phần lợi tức

56

được chia của tổ chức đầu tư (không phân biệt tổ chức đầu tư trong nước hay tổ chức đầu tư nước ngoài) phải chịu thuế TNDN theo thuế suất thuế TNDN (trừ phần lợi tức được chia đã chịu thuế TNDN ở khâu trước và lãi trái phiếu thu được từ trái phiếu thuộc diện miễn thuế theo quy định của pháp luật).

Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán có trách nhiệm khấu trừ khoản thuế TNDN phải nộp của tổ chức đầu tư và kê khai nộp thuế, quyết toán thuế. Riêng tổ chức đầu tư được lựa chọn phương thức tự nộp thuế bằng cách gộp chung với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó để tính và nộp thuế theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành; tổ chức đầu tư có trách nhiệm thông báo cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc tự nộp để không bị khấu trừ phần thuế tương ứng

Đối với tổ chức niêm yết trên SGDCK:

Quy định về thuế đối với tổ chức niêm yết được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (từ năm 2000 đến 31/12/2006): nhằm phát triển TTCK trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành Quyết định 39/2000/QĐ-CP ngày 27/3/2000 quy định tạm thời ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán (hết hiệu lực năm 2003) và công văn số 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 và công văn số 5248/TC-CST ngày 29/4/2005 về ưu đãi thuế TNDN đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán (hết hiệu lực năm 2006), theo đó:

- Các tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm kể từ khi thực hiện niêm yết

- Năm giảm thuế được xác định phù hợp với kỳ tính thuế. Thời gian giảm thuế được tính liên tục kể từ kỳ tính thuế mà tổ chức có chứng khoán được niêm yết. Trường hợp thời gian giảm thuế của năm đầu chưa đủ 12 tháng do thời điểm niêm yết không xẩy ra ngay từ đầu năm thì tổ chức

57

niêm yết có quyền đăng ký với cơ quan thuế để tính thời gian giảm thuế trong kỳ tính thuế tiếp theo.

- Trường hợp tổ chức niêm yết vẫn đang trong thời gian được miễn thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì thời gian hưởng ưu đãi do có chứng khoán được niêm yết được tính kể từ khi kết thúc thời hạn miễn thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN

Giai đoạn 2 (từ năm 1/1/2007 trở đi): bãi bỏ toàn bộ ưu đãi thuế TNDN đối với tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch, được quy định cụ thể tại công văn số 10997/BTC-CST ngày 8/9/2006 của Bộ Tài chính về ưu đãi thuế TNDN đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán, theo đó:

- Kể từ ngày 1/1/2007, bãi bỏ công văn số 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 và công văn số 5248/TC-CST ngày 29/4/2005 về ưu đãi thuế TNDN đối với các tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán.

- Các tổ chức có chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán trước ngày 01/01/2007 tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo công văn số 11924 TC/CST ngày 20/10/2004 và công văn số 5248/TC-CST ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính cho thời gian còn lại. Trường hợp tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán đang trong thời gian được miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN thì thời gian hưởng ưu đãi do có chứng khoán được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch được tính liên tục kể từ khi kết thúc thời hạn miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN.

Đối với Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán

Trước đây, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu ký chứng khoán là đơn vị hoạt động sự nghiệp; nhưng theo Luật chứng khoán thì các đơn vị này sẽ từng bước chuyển đổi mô hình sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn

58

một thành viên. Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.HCM thành Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã đưa SGDCK Tp.HCM là trở thành doanh nghiệp đặc biệt đầu tiên, thành lập và hoạt động theo Luật chứng khoán, chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tiếp theo sau là Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội; Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động của cả ba đơn vị này theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do đó, khi các đơn vị này hoàn tất việc chuyển đổi thì việc nộp thuế TNDN sẽ áp dụng như đối với các doanh nghiệp khác, với mức thuế suất hiện hành là 25%.

Đối với các tổ chức khác bao gồm các tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam còn gọi là nhà thầu nước ngoài; tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết giữa họ với nhà thầu nước ngoài để thực hiện một phần công việc của hợp đồng nhà thầu hay còn gọi là nhà thầu phụ. Ngoài ra còn có các quỹ đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo pháp luật nước ngoài, không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam nhưng có mở tài khoản đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Các văn bản pháp quy liên quan được áp dụng là Thông tư 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004, Thông tư 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 sửa đổi bổ sung thông tư

59

100/2004/TT-BTC và công văn số 12501/BTC-CST của Bộ Tài chính ngày 20/9/2010 về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần. Theo quy định tại thông tư này thì thuế chuyển nhượng chứng khoán, trái phiếu (trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế) sẽ áp dụng mức thuế suất 0,1% trên doanh thu bán chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại thời điểm chuyển nhượng. Đối với thu nhập từ cổ tức thì không phải chịu thuế;

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 54)