Thực trạng triển khai chính sách thuế đối với TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 62)

2.3.1. Thuế đối với nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng

Chủ thể đầu tư chứng khoán là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào TTCK bằng cách mua các chứng khoán đang được phát hành trên TTCK nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Có thể phân các chủ thể đầu tư thành hai loại

 Nhà đầu tư cá nhân.

 Nhà đầu tư là tổ chức (các tổ chức đầu tư): Các quỹ hưu bổng, quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư quốc gia, các quỹ tài chính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ

63

cứu trợ, các thành viên thị trường (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư..)

Chính sách điều tiết thuế đối với các chủ thể đầu tư chứng khoán Việt Nam là thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức đầu tư và thuế TNCN đối với nhà đầu tư cá nhân. Chính sách thuế thu nhập đối với cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán trong thời gian qua đã phát huy được mặt tích cực, đóng góp lớn vào Ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế tuy nhiên vẫn còn những mặt tồn tại cần giải quyết.

Về chính sách thuế thu nhập cá nhân:

Trước năm 2009, Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân quy định chưa thu thuế đối với nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thuế thu nhập từ cổ tức, trái tức và các văn bản này có hiệu lực đến hết năm 2008. Đây là chính sách hợp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường vốn, tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước … trong bối cảnh thị trường vốn mới được hình thành và nhằm giảm bớt những rủi ro cho nhà đầu tư chứng khoán cá nhân. Chính sách này đã góp phần khuyến khích đông đảo người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tham gia mua cổ phần. Trong điều kiện TTCK Việt Nam chưa có tính thanh khoản cao, còn nhiều bất cập về môi trường đầu tư, trình độ am hiểu kiến thức đầu tư chứng khoán trong xã hội còn thấp thì việc duy trì chính sách này là hợp lý

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2009, theo Luật thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước đánh thuế TNCN đối với người đầu tư chứng khoán là 5% trên thu nhập từ đầu tư chứng khoán, 20% thu nhập do chuyển nhượng chứng khoán hoặc 0,1% trên giá trị chứng khoán bán và 20% đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Việc đánh thuế này ít nhiều đã có tác động tới nhà đầu tư chứng khoán khi kể từ nay mỗi giao dịch đều phải nộp thuế cho nhà nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là đã nên đánh thuế tại thời điểm này chưa, mức thuế đó cao hay thấp so với các quốc gia khác.

64

Bảng 2.1: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của một số quốc gia trên thế giới

Quốc Gia Tỷ lệ đánh thuế (%)

Singapore Không thu thuế

Malaysia Không thu thuế

Phillíppin 5% hoặc 10% tính trên tiền lãi đối với cổ phiếu chưa niêm yết, 0,1% tính trên giá trị giao dịch đối với cổ phiếu niêm yết Thái Lan Theo Biểu thuế luỹ tiến thuế TNCN thông thường (trừ chứng

khoán niêm yết)

Inđônêxia 0,1% tính trên giá trị giao dịch đối với cổ phiếu niêm yết; ngoài ra áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến thông thường

Trung Quốc 20% tính trên thu nhập

Cộng hòa Séc 15% tính trên thu nhập

Látvia 15% tính trên thu nhập

Áchentina Không thu thuế

Việt Nam 20% tính trên thu nhập hoặc 0,1% tính trên giá trị giao dịch

Nguồn: KPMG 2011

Như bảng trên ta thấy mức thuế suất 20% áp dụng đối với lãi từ chuyển nhượng vốn ở nước ta ở mặt bằng khá cao so với một số nước trong khu vực. Theo đó, có thể xem xét giảm các mức thuế suất chuyển nhượng vốn để góp phần gia tăng sự tuân thủ của các đối tượng nộp thuế. Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi, phát triển chưa ổn định, giá cổ phiếu biến động nhiều nên cơ hội kiếm được lợi nhuận rộng mở. Vài năm nữa thị trường dần ổn định, đi vào quỹ đạo của nó như ở các nước thì cơ hội đầu tư sẽ trở nên hẹp hơn rất nhiều. Việc đánh thuế TNCN vào năm 2009 sẽ khiến những cá nhân đầu tư chứng khoán sẽ không còn dễ dàng như trước. Đây hiện là chính sách thuế gây bàn cãi nhiều nhất từ trước đến nay.

65

Trong 5 năm đầu hoạt động, TTCK Việt Nam chưa thực sự phát triển, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải thực hiện vận động các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện niêm yết trên sàn, số lượng tài khoản của nhà đầu tư cũng chỉ dừng ở mức hàng chục ngàn, không bằng tài khoản cá nhân mở tại một ngân hàng hạng nhỏ ở các nước trong khu vực. Trong khoảng 3 năm từ năm 2006 đến 2008, TTCK Việt Nam mới khởi sắc, phát triển quá “nóng” cả về số lượng công ty niêm yết, công ty chứng khoán và số lượng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, TTCK “lao dốc” chưa có điểm dừng, quay trở về mốc phát triển của ba năm trước đó và tiếp tục lình xình đi ngang cho tới tận thời điểm hiện tại.

Hầu hết các nhà đầu tư cũng như các nhà tạo lập chính sách thuế đều có quan điểm thống nhất là việc kinh doanh chứng khoán là phải nộp thuế, nhưng quan trọng là mức thuế nào, thời điểm thu từ bao giờ và cách thu ra sao để đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch và hơn hết là thúc đẩy TTCK phát triển. Theo chính sách thuế đề ra tại Luật thuế TNCN thì nhà đầu tư làm ra 10 đồng, Nhà nước thu 2,0 đồng. Theo nhận định của các nhà đầu tư chứng khoán, cũng như các chuyên gia phân tích thì mức thu 20% đối với thu nhập chuyển nhượng chứng khoán là mức thuế cao, mang tính tận thu, không khuyến khích người dân tham gia đầu tư chứng khoán, chưa thích hợp với thời điểm TTCK Việt Nam vẫn còn non trẻ như hiện nay.

Chính vì thế, các tổ chức và cá nhân đầu tư chứng khoán đều lên tiếng hạ mức thuế, giãn thời điểm bắt đầu nộp thuế thu nhập thêm một thời gian nữa. Ngoài ra, trong hai phương pháp thu thuế chuyển nhượng chứng khoán mà Luật thuế TNCN đưa ra, việc thu thuế 0,1% trên tổng giá trị giao dịch bán ra được ủng hộ ở mức cao. Thực ra, mức thu 0,1% giá trị giao dịch không phải nhỏ và mang tính cào bằng, bởi khoản đầu tư lỗ hay lời đều phải nộp thuế. Cứ giao dịch chứng khoán là phải nộp 0,1% bất kể anh có lợi nhuận hay thua lỗ. Với phương pháp này, việc thu thuế trước mắt tỏ ra dễ thực hiện, công bằng và minh bạch hơn so với việc Nhà nước tạm thu ngay

66

0,1%, sau đó cuối năm nhà đầu tư hạch tóan lời lỗ và sẽ được hoàn thuế trong trường hợp kinh doanh không có lời.

Nhược điểm hiện nay đối với chính sách thuế TNCN là đối với việc thu thuế đối với các giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) nơi người mua, kẻ bán trực tiếp không thông qua tài khoản ở công ty chứng khoán. Để khắc phục tình trạng này ngày 07/07/2008 Văn phòng chính phủ đã ban hành công văn số 4409/VPCP-KTTH về việc chuẩn bị triển khai thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết và ngày 20/11/2008 Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định số 108/2008/QĐ- BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội. Theo đó, đối với công ty đã đăng ký là công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trước ngày Quy chế này có hiệu lực phải tiến hành các thủ tục đăng ký lưu ký chứng khoán với TTLKCK trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực. Đối với công ty đăng ký là công ty đại chúng với UBCKNN sau ngày Quy chế này có hiệu lực thì phải thực hiện đăng ký lưu ký chứng khoán với TTLKCK trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày đăng ký là công ty đại chúng với UBCKNN. Cùng với một loạt các động thái quyết liệt của Ủy ban chứng khoán trong thời gian gần đây về việc xử phạt một loạt các công ty đại chúng không tiến hành nộp hồ sơ công ty đại lên UBCKNN theo quy định tại Điều 25 Luật chứng khoán, góp phần đưa hoạt động quản lý của thị trường OTC vào khuôn khổ.

Ngoài ra, mức thuế suất 5% đối với cổ tức và lãi trái phiếu theo quy định tại Luật thuế TNCN hiện vẫn đang còn rất nhiều băn khoăn. Có thể hiểu khoản thu nhập đầu tư vốn bao gồm cả cổ tức và lãi trái phiếu. Mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn của nước ta so với một số quốc gia như sau:

67

Bảng 2.2: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư

Thu nhập từ cổ tức Thu nhập từ tiền lãi

Phi-líp-pin 10% 5% - 20% tuỳ theo kỳ hạn

Thái Lan 10% 15%

In-đô-nê-xia 10% 10%

Trung Quốc 20% 20%

Cộng hòa Séc 15% 15%

Látvia 10% 10%

Ác-hen-ti-na Miễn thuế Miễn thuế

Việt Nam 5% 5% (trừ tiền lãi ngân hàng)

Nguồn: KMPG 2011

Như chúng ra đã biết, hàng hóa được mua bán trên TTCK gồm 2 loại chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu. Người đầu tư nắm giữ cổ phiếu cuối năm được nhận lợi tức cổ phần. Nhà đầu tư vào trái phiếu, sau kỳ kinh doanh cũng nhận được khoản lãi trái phiếu. Lãi cổ phần còn gọi là cổ tức là khoản thu nhập được chia từ thu nhập còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập. Công ty căn cứ số cổ phần, cổ phiếu hoặc các quyền lợi công ty do đối tượng hưởng thu nhập nắm giữ hoặc sở hữu. Cổ tức do bị đánh thuế ở cấp công ty nếu chia cho cổ đông lại đánh thuế thì mức độ điều tiết đối với khoản thu nhập này tức là bị đánh hai lần thuế thu nhập, các cá nhân sẽ cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư dưới dạng góp vốn cổ phần hay cho vay vốn. So sánh với các nước trong khu vực thì mức thuế suất 5% áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư (trừ lãi tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ được miễn thuế) ở nước ta không phải là cao. Hiện nay có một số nước đánh thuế đối với thu nhập từ đầu tư với mức thuế suất khá cao (ví dụ như Trung Quốc, Thái Lan). Mặc dù mức thuế suất như vậy tuy nhiên với một thị trường còn non trẻ, quy mô nhỏ như Việt Nam thì để thu hút thêm nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế thì việc thu thuế từ cổ tức cần được xem xét kĩ hơn nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay.

68

Lãi từ trái phiếu được coi là khoản tiền trả cho việc sử dụng vốn vay dưới bất kỳ hình thức nào. Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi chi trả lãi tiền đi vay được hạch toán là khoản chi phí kinh doanh vì vậy khoản thu nhập này đối với bên cho vay chưa bị đánh thuế ở cấp độ công ty. Bên cho vay có thu nhập nên phải chịu thuế thu nhập.

Về chính sách thuế đối với nhà đầu tư tổ chức:

Nhà đầu tư tổ chức trong nước có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN theo thuế suất 25%.

Đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, trước đây theo hướng dẫn tại Thông tư 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 và Thông tư 72/2006/TT- BTC ngày 10/8/2006 sửa đổi bổ sung thông tư 100/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn riêng về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực chứng khoán quy định: Đối với chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu, trừ trái phiếu thuộc diện miễn thuế), số thuế phải nộp được xác định bằng 0,1% tổng giá trị chứng khoán bán ra tại thời điểm chuyển nhượng. Tuy nhiên đến công văn số 12501/BTC-CST của Bộ Tài chính ngày 20/9/2010 hướng dẫn về chính sách thuế đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần lại quy định nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào công ty đại chúng phải chịu thuế chuyển nhượng là 0,1% trên giá trị bán chứng khoán, nhưng khi đầu tư vào công ty không đại chúng thì chịu mức thuế khoán là 25% trên chênh lệch giữa giá trị mua và giá trị bán. Nếu hạch toán theo phương pháp 25% như tổ chức trong nước (được kê khai hạch toán đầy đủ tất cả chi phí) thì nhiều quỹ đầu tư nước ngoài khi kinh doanh thua lỗ nhẽ ra không phải nộp thuế TNDN nhưng họ vẫn phải nộp thuế khoán rất cao với một số thương vụ có lãi. Nếu nhà đầu tư náo kinh doanh hiệu quả và có lãi thì họ phải chịu thuế TNDN ở mức từ 50% - 80%, chứ không phải là 25%. Như vậy cùng là hoạt động đầu tư

69

chứng khoán nhưng lại áp dụng 2 phương pháp tính thuế khoán khác nhau và có khoảng cách rất lớn về nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, nếu áp dụng mức thuế khoán 25% như quy định tại công văn 12501/BTC-CST cho từng giao dịch thì làm sao có thể tính được toàn bộ chi phí bao gồm: Chi phí chênh lệch tỉ giá đối với toàn bộ vốn đầu tư cho nhiều mã chứng khoán, chi phí hoạt động cho toàn bộ quỹ, chi phí trích lập dự phòng... Có những quỹ mạo hiểm chuyên đầu tư vào DN tư nhân ở lĩnh vực công nghệ thông tin có đến 90% vốn đầu tư của quỹ đang bị thua lỗ. Nếu áp dụng thu 25% thuế trên chênh lệch giá bán giá mua (hầu như không tính được các loại chi phí khác) thì rất khó đủ bù đắp cho tất cả các giao dịch thua lỗ.

Về chính sách thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Hiện tại, thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài đầu tư về nước và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài không phải nộp thuế. Đây là chính sách đúng đắn, cần duy trì nhằm thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

2.3.2. Thuế đối với Quỹ đầu tƣ chứng khoán

Hiện tại, Ủy ban chứng khoán nhà nước và các cơ quan chức năng đang tiến hành các buổi hội thảo nhằm giới thiệu, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bên nhằm phát triển nền công nghiệp Quỹ tại Việt Nam. Trong Đề án phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng đưa ra giải pháp khuyến khích các công ty quản lý quỹ huy động và quản lý các loại hình quỹ đầu tư đa dạng trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết đầu tư, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty quản lý quỹ. Như vậy có thể thấy các quỹ đầu tư đang được các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm phát triển nhằm định hướng đến một thị trường phát triển chuyên nghiệp hơn. Kinh nghiệm các nước trên thế giới đều có ưu đãi đặc biệt cho đầu tư

70

vào quỹ như: Các quỹ đầu tư chứng khoán tại Nhật Bản đang được áp dụng thuế suất thấp nhất. Nhà đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán không phải nộp thuế thu nhập từ tài sản đầu tư. Chính phủ Mỹ đặt ra bộ quy định kế toán, nguyên tắc thuế đặc biệt cho phép các quỹ sẽ không bị đánh thuế trên thu nhập nếu quỹ phân bổ 90% thu nhập cho cổ đông và đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư theo Bộ luật thuế trong nước. Tại TTCK Việt Nam, các chính sách thuế đối với các quỹ đầu tư hiện vẫn đang còn tồn tại

Một phần của tài liệu Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)