Đánh giá hiện trạng tổng hợp

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 của xã kỳ thư, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 (Trang 53 - 56)

4. Ý nghĩa khoa học về thực tiễn

3.2.9.Đánh giá hiện trạng tổng hợp

* Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn

- Về vị trí, điều kiện tự nhiên

+ Thuận lợi: Kỳ Thư là xã nằm ở khu vực thuộc trung tâm huyện Kỳ

Anh, cũng là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh với trung tâm là khu kinh tế Vũng Áng nên chịu ảnh hưởng tích cực của quá trình phát triển chung của vùng. Có quốc lộ 1A đi qua nên thuận lợi trong tiếp thu kiến thức, phương thức sản xuất mới, giao thương, buôn bán. Có hệ thống sông Nhà Lê và sông Rào Cái chảy qua, đây là con sông chính phục vụ cho việc thoát lũ vào mùa mưa. Có nghề nuôi trồng thủy sản phát triển, với tổng sản lượng tôm hàng năm đạt gần 100 tấn.

+ Khó khăn: Do địa hình thấp lại có khá nhiều hồ, đập, sông nên hàng năm thường bị lũ từ vùng thượng nguồn đỗ về. Về mùa khô thường xuất hiện gió Tây Nam, lượng bốc hơi nước lớn nên thường gây hạn hán, rất nhiều diện tích đất trồng trọt không được đáp ứng đủ lượng nước để cây trồng phát triển do lượng nước bơm thường bị thất thoát do hệ thống mương tưới chủ yếu đang là mương đất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về kinh tế:

+ Thuận lợi: Là xã nằm kề thị trấn Kỳ Anh nên lương thực, hoa màu, rau sạch khi sản xuất ra đều có điều kiện tiêu thụ hết sức thuận lợi. Là xã có quốc lộ 1A đi qua trên 3,9 km tạo thuận lợi cho phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ.

+ Khó khăn: Năng suất, sản lượng cây trồng ở Kỳ Thư chưa cao, do chưa có nhiều điều kiện học hỏi, áp dụng các thành tựu khoa học vào trong sản xuất. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển chậm.

- Về văn hóa xã hội:

+ Thuận lợi: Hiện tại các trường học ở xã đã đều đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện cho việc giảng dạy, học tập được tốt. Tỷ lệ phát triển dân số giữ ở mức ổn định đạt 1,02%.

+ Khó khăn: Hiện tại trạm y tế đã xuống cấp nên việc khám chữa bệnh cho người dân cũng đang gặp nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng một số công trình đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn cao (68,08%), số lao động qua đào tạo chỉ đạt 4,42%.

- Về thực trạng khu dân cư nông thôn:

+ Thuận lợi: Các cụm dân cư được bố trí tập trung, tạo điều kiện cho việc bố trí, xây dựng các hạng mục công trình một cách đồng bộ.

+ Khó khăn: Do việc bố trí kiến trúc, các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện tại chưa được như ý muốn, tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư đã bắt đầu xuất hiện, chủ yếu do chăn nuôi và rác thải sinh hoạt.

- Về hạ tầng kỷ thuật - xã hội:

+ Thuận lợi: Xã có lợi thế khi có quốc lộ 1A đi qua, hệ thống giao thông trên địa bàn xã có mật độ khá dày đặc, tạo điều kiện cho việc giao thương, đi lại,...

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Khó khăn: Chất lượng nhìn chung chưa đảm bảo. Hệ thống giao thông đang có nền đường hẹp, mặt đường chủ yếu đang là đường đất. Hệ thống điện mới được đầu tư cải tạo nhưng tổng công suất còn thấp. Hệ thống thoát nước đang còn ít, hạ tầng môi trường chưa được đầu tư cao. Khu vực trung tâm xã đã định hình nhưng chưa được bố trí sắp xếp hài hòa, có 1 số hạng mục công trình chính còn phân tán (trạm y tế, chợ nông thôn).

- Về hạ tầng phục vụ sản xuất:

+ Thuận lợi: Sau quá trình chuyển đổi ruộng đất lần 2 thành công, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi đã khá đầy đủ.

+ Khó khăn: Hệ thống giao thông nội đồng đang chủ yếu là đường đất nên việc vận chuyển cũng đang còn hạn chế. Hệ thống thủy lợi chỉ mới đáp ứng được 80% diện tích cây trồng do hệ thống kênh mương đang chủ yếu là mương đất, sự thất thoát nước là rất lớn.

- Về môi trường:

+ Thuận lợi: Hiện tại tình trạng môi trường tại xã Kỳ Thư đang tương đối tốt do các hoạt động sản xuất làm suy giảm môi trường còn ít, số lượng rác thải sinh hoạt chưa nhiều, diện tích cây trồng lớn giúp việc điều hòa khá hiệu quả môi trường sinh thái.

+ Khó khăn: Do hầu hết rác thải sinh hoạt, chất thải từ chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tồn dư,... đang được chôn lấp, vứt bừa bãi mà số lượng thì ngày càng nhiều. Điều này về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nặng tới môi trường.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 của xã kỳ thư, huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 (Trang 53 - 56)