4. Ý nghĩa khoa học về thực tiễn
1.5.2.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
* Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là: 104.186,73ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 82.772,33 ha chiếm 79,45% tổng diện tích tự nhiên Đất phi nông nghiệp: 15.827,27ha chiếm 15,19% tổng diện tích tự nhiên Đất chưa sử dụng: 5.587,13ha chiếm 5,36% tổng diện tích tự nhiên Cơ cấu đất đai trên tương đối phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện tại của huyện. Hầu hết quỹ đất có khả năng khai thác sử dụng đều đã được quy hoạch sử dụng và khai thác sử dụng cho các mục đích.
* Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua hiện trạng và biến động đất đai trong những năm qua cho thấy quỹ đất đã được sử dụng chiếm 94%, phần lớn đã được sử dụng ổn định và có hiệu quả. Tuy nhiên do yêu cầu phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất dành cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế của huyện. Ngoài khai thác đất chưa sử dụng thì phần lớn đất đai phục vụ cho nhu cầu phát triển là do chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất với nhau khá phù hợp với khả năng và tính chất đất đai cả về mục đích sử dụng, khai thác và các điều kiện khác như về vị trí địa lý. Đặc biệt là trong những năm qua đã dành quỹ đất thích đáng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt như giao thông, thuỷ lợi.
* Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trong những năm qua, nền kinh tế huyện có bước chuyển biến mạnh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 11,2%. Việc sử dụng đất đai nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đã nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp với điều kiện và tiềm năng đất đai. Mức độ khai thác tích cực hơn, phù hợp với điều kiện và tính chất đất đai.
Tuy nhiên, do quá trình công nghiệp hoá đô thị hoá nên việc mất dần đất nông nghiệp là điều khó tránh khỏi và tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng, ven biển đang tạo ra mâu thuẫn trong việc sử dụng đất dẫn đến dư thừa lao động nông nghiệp. Trong khi đó, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, việc chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nhân lực không kịp. Do đó, trong những năm tới cần phải khắc phục yếu điểm này. Đồng thời phải xây dựng các khu tái định cư có chất lượng tốt hơn để tạo thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội một cách đồng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bộ, theo hướng hiện đại, tạo thế và lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và hội nhập.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh đã được phê duyệt.
- Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh [22,23,24,25]
2.2. Thời gian và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. - Quy hoạch tổng thể chung toàn xã: 529,42 ha.
2.3. Nội dung nghiên cứu
-Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh. - Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh đến năm 2010.
- Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 của xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố, từ luận chứng của phương án đến các điều kiện về kinh tế, chính trị,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính sách pháp luật; về tổ chức triển khai thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch…Vì vậy cần phải tiếp cận với nhiều hệ thống từ kỹ thuật đến các hệ thống chính sách, luật pháp, hệ thống quản lý, hệ thống giám sát; tiếp cận từ trên xuống, từ dưới lên để phân tích đánh giá.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp được dùng để điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp kế thừa, chọn lọc tài liệu đã có: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, kế thừa các tài liệu được xây dựng phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo những ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và giám sát quy hoạch để đánh giá cũng như đề xuất giải pháp tối ưu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2.4.4. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Đây là phương pháp mà chính quyền địa phương thông báo cho người dân qua hệ thống phát thanh của xã, họp thôn xóm và phát các tờ rơi đến các hộ gia đình để người dân biết và tham gia ý kiến liên quan đến việc xây dựng nông thôn mới sẽ đưa lại những quyền lợi gì cho người dân, đồng thời nêu được vai trò, trách nhiệm của mỗi cộng đồng tham gia. Qua đó người dân được tổ chức các cơ hội để họ bày tỏ các quan điểm về ý kiến của mình theo những kênh thu nhận đã công bố, và có cơ chế để những quan điểm, ý kiến này được người ra quyết định xem xét và cân nhắc trước khi quyết định đó được thông qua.
Họat động tham vấn có thể theo các hình thức:
- Hình thức chủ động: đại diện chính quyền tổ chức nghe ý kiến của người dân;
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hình thức bị động: công bố để người dân gởi thư góp ý tới chính quyền theo địa chỉ công bố (dân nguyện).
2.4.5. Phương pháp thống kê và phân tích, xử lý số liệu tổng hợp
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, Word, MicroStation, Autocad, Mapinfo,... các số liệu được tính toán, phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh.
- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch.
- Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch. So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án quy hoạch sử dụng đất.
2.4.6. Phương pháp minh hoạ bằng biểu, bản đồ
Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sẽ được trình bày dưới dạng những biểu đồ và bản đồ minh hoạ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Kỳ Thƣ, huyện Kỳ Anh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Kỳ Thư là xã nằm ở khu vực trung tâm của huyện Kỳ Anh, có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp : Xã Kỳ Thọ và xã Kỳ Văn. - Phía Nam giáp : Xã Kỳ Châu và xã Kỳ Tân. - Phía Đông giáp : Xã Kỳ Hải.
- Phía Tây giáp : Xã Kỳ Văn.
Có tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính là 529,42 ha.
3.1.1.2. Địa hình
Kỳ Thư là xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho xã Kỳ Thư có điều kiện phát triển nền nông nghiệp, thủy sản cũng như các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại đa dạng và phát triển bền vững.
3.1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Đất đai ở xã Kỳ Thư được phân ra các loại chính sau: - Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch. - Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralít.
3.1.1.4. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Kỳ Thư nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có đặc điểm chung là: khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, nhưng do kiến tạo đặc thù về địa hình đã làm cho khí hậu phân hóa mạnh và trở nên khắc nghiệt. Nhiệt độ bình quân năm là: 24,1 độ C; Lượng mưa bình quân năm là: 2943 mm; Lượng bốc hơi bình quân năm là: 1061,1 mm; Độ ẩm không khí bình quân năm là: 85%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong 1 năm được phân thành 2 mùa chính ứng với 2 mùa gió thịnh hành là: Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau; Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 8.
* Thuỷ văn
Xã có hệ thống sông Nhà Lê và sông Rào Cái chảy qua xã với chiều dài 6,5km, nên tiện cho việc thoát lũ vào mùa mưa và rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước mặt khá dồi dào, chủ yếu lấy từ kênh thủy lợi Sông Rác và sông Trí, hồ Đá Cát, chất lượng nước khá tốt, trữ lượng nước tương đối lớn, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và bổ sung cho nguồn nước ngầm của xã. Nguồn nước ngầm của xã Kỳ Thư khá dồi dào, chất lượng nước khá tốt, mực nước ngầm thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm. Trung bình độ sâu từ 2m đến 4m.
3.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11%;
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt: 1444,1 tấn. - Bình quân lương thực đầu người đạt 396,84kg/người/năm. - Tổng giá trị sản phẩm: 49,65 tỷ đồng.
- Thu nhập bình quân đầu người: 13,64 triệu đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo: 15,60% (163 hộ).
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông - ngư nghiệp: Chiếm 27,64% .
+ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Chiếm 18,81%. + Thương mại - dịch vụ: Chiếm 53,55 %.
3.2.2.2. Dân số
- Dân số toàn xã năm 2010 có: 3639 khẩu, với 1045 hộ. - Tốc độ phát triển dân số năm 2010: 1,02%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tỷ lệ tăng dân số năm 2010: 1,40% (trong đó: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,26%, tỷ lệ tăng dân số cơ học là 0,14%).
- Tỷ lệ tử vong năm 2010: 0,38%.
3.2.2.3. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động có: 2171 người, chiếm 59,66% tổng dân số toàn xã. Trong đó số lao động qua đào tạo có 161 người, chiếm 4,42%. Các ngành nghề chính của xã chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm nón lá,...Ngoài ra, còn có một số người đang đi làm ăn xa (tại địa phương khác và ra nước ngoài), trong đó: Lao động nông nghiệp có 1478 người, chiếm 68.08% tổng số lao động toàn xã; Lao động phi nông nghiệp có 693 người, chiếm 31.92% tổng số lao động toàn xã.
3.2.2.4. Hoạt động tổ chức sản xuất
* Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
+ Trồng trọt
Các cây trồng chính trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là cây lúa. Diện tích lúa gieo cả năm 328,2 ha, năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha. Giá trị sản xuất từ lĩnh vực trồng trọt năm 2010 ước tính đạt khoảng: 4,186 tỷ đồng, chiếm 30,50% so với tổng thu từ lĩnh vực nông - ngư nghiệp.
+ Chăn nuôi
Vật nuôi chính trên địa bàn xã hiện nay là: Trâu, bò, lợn, gà, vịt,… hình thức chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu vẫn đang là theo quy mô hộ gia đình.
Số lượng tổng đàn trong năm 2010: Trâu, bò 404 con, lợn 817 con, gà 11250 con, vịt 3750 con.
Giá trị sản xuất từ lĩnh vực chăn nuôi năm 2010 ước tính đạt khoảng: 7,09 tỷ đồng, chiếm 51,64% so với tổng thu từ lĩnh vực nông - ngư nghiệp (đã trừ chi phí).
+ Thủy sản
Toàn xã có 66,83 ha diện tích mặt nước, ao hồ nuôi trồng thủy sản. Tổng số sản lượng đạt được trong năm là 99 tấn, tương đương với giá trị là 2,45 tỷ đồng (đã trừ chi phí).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Các ngành nghề thủ công nghiệp ở xã hiện có chủ yếu là nghề sản xuất nón lá, nghề làm mộc, nghề mây đan, nghề hàn xì… sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đem lại thu nhập đạt ước tính 8,37 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất từ tiểu thủ công nghiệp - xây dựng năm 2010 ước tính đạt khoảng 9,34 tỷ đồng, chiếm 18,81 % tổng thu nhập toàn xã năm 2010.
* Thƣơng mại - dịch vụ
Thu nhập từ thương mại - dịch vụ (trong đó đã bao gồm cả tiền lương, tiền hưu và tiền người lao động trong và ngoài nước gửi về, ước tính đạt 17,43 tỷ đồng) trong năm 2010 ước tính đạt 26,59 tỷ đồng (đã trừ chi phí), chiếm 53,55% tổng thu nhập toàn xã năm 2010.
* Ngành nghề khác
Kỳ Thư còn có lao động đi làm việc ở nước ngoài có nguồn thu nhập hàng năm gửi về gia đình là 7,72 tỷ đồng và 449 lao động đi làm ở các tỉnh có nguồn thu nhập gửi về là 5,39 tỷ. Ngoài ra, tại xã còn có 101 người là cán bộ công chức, viên chức hưởng lương nhà nước và 159 người thuộc diện hưu trí, chính sách với doanh thu ước tính đạt 4,32 tỷ đồng.
3.2.3. Hiện trạng khu dân cư nông thôn
3.2.3.1. Thực trạng về các khu dân cư
Xã Kỳ Thư hiện có 7 đơn vị thôn được phân bố thành 3 cụm vùng dân cư. Trong đó thôn Trường Thanh không nằm trong ranh giới hành chính của xã Kỳ Thư mà lại xâm canh, xâm cư trên ranh giới của xã Kỳ Thọ từ bao đời nay. Tổng diện tích trong khu dân cư có 71,42 ha, trong đó đất ở có 25,20 ha, đất vườn có 46,22 ha.
3.2.3.2. Thực trạng nhà ở dân cư
Qua số liệu điều tra cho thấy thực trạng nhà ở có một số nhà tạm, chiếm 0,48 % tổng số hộ toàn xã. Còn lại là nhà kiên cố chiếm 99,52 %, có niên hạn
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sử dụng trên 20 năm. Số hộ có công trình phụ hợp vệ sinh đạt chưa cao, chiếm 26,78% trong tổng số công trình vệ sinh toàn xã.
Việc bố trí kiến trúc, các công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được đảm bảo và đạt tiêu chí đề ra, tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư đã bắt đầu xuất hiện, chủ yếu do chăn nuôi và rác thải sinh hoạt.
3.2.4. Hiện trạng khu trung tâm
Khu trung tâm của xã được xây dựng tại thôn Trung Giang, gồm các công trình: UBND xã, Bưu điện văn hóa, Đài tưởng niệm liệt sỹ, Trường