0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2010 CỦA XÃ KỲ THƯ, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH GẮN VỚI QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2020 (Trang 25 -125 )

4. Ý nghĩa khoa học về thực tiễn

1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất

* Nhân tố điều kiện tự nhiên

Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất đất đai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý như: chế độ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn... Các đặc tính, tính chất này được chia làm 2 loại:

- Điều kiện khí hậu:

Các điều kiện khí hậu như cường độ ánh sáng, nhiệt độ bình quân, chế độ nước, lượng mưa, độ ẩm không khí, hàm lượng CO2, H2O, O2... trong không khí, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh trưởng và phát dục của cây trồng.

- Điều kiện đất đai: các yếu tố địa hình, địa mạo, độ cao, độ dốc, hướng dốc, mức độ xói mòn... thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và hoạt động của các ngành. Do đó, để có phương án sử dụng đất hợp lý cần phải tuân thủ theo quy luật tự nhiên, tận dụng tối đa những thuận lợi, khắc phục những hạn chế để sử dụng đất mang lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Nhân tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các thể chế, chính sách, thực trạng phát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng..., trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, dân số, lao động, việc làm và đời sống văn hóa, xã hội.

* Nhân tố không gian

Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào cũng đều cần đến đất đai là điều kiện không gian cho các hoạt động. Tính chất không gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất đai ở nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Đất đai phải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi nên không thể có hai khoanh đất giống nhau hoàn toàn. Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.

Như vậy, các nhân tố không gian có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng đất, nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.

1.3. Nghiên cứu tổng quan về quy hoạch sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới

1.3.1. Nhật Bản [6]

Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. QHSDĐ ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa…QHSDĐ ở Nhật bản chia ra:

- QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên. Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- QHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã. Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5-10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, quy mô diện tích, chiều cao xây dựng…. Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt. Do vậy tính khả thi của phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt.

1.3.2. Nga [3]

Quy hoạch sử dụng đất đai ở Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn vị sử dụng đất nông nghiệp và chia thành hai cấp:

- Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông trường. Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

- Quy hoạch chi tiết sẽ đưa ra phương án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của người dân.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị. Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị.

1.3.4. Trung Quốc [6]

Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định

sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng.

Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể.

1.3.5. Anh [7]

Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế độ cho phép khai thác. Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch phát triển để xem

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

liệu có cho phép hay không. Chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai.

1.3.6. Hàn Quốc [6]

Năm 1972 “Luật Sử dụng và Quản lý đất đai quốc gia” chia toàn bộ đất đai cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng. Đồng thời chỉ định các khu hạn chế phát triển, gọi là đai xanh, trong khu hạn chế này ngoài những vật kiến trúc cần phải duy trì ra, cấm tất cả mọi khai thác. Ý đồ dùng sự ngăn cách của các đai xanh để khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí; đảm bảo cung ứng đất làm nhà ở một cách hợp lý. “Kế hoạch 10 năm về phát triển tổng hợp toàn quốc” (The ten - year Comprehensive National Physical Development Plan), mục đích là phân tán nhân khẩu của đô thị lớn, đồng thời phối hợp với “phương án phát triển khu vực” để kích thích tăng trưởng của vùng sâu, vùng xa, thu hút nhân khẩu quay về. Theo “kế hoạch quản lý khu vực thủ đô” của Nam Hàn đưa ra năm 1981, thì cấm tiến hành khai thác quy mô lớn ở thủ đô để tránh việc nhân khẩu ồ ạt đổ vào, sau đó là dùng phương thức chế độ quản lý tổng ngạch khống chế số lượng chiêu sinh đại học khu vực Hán Thành. Trên thực tế, Hàn Quốc sau hai, ba mươi năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại. Dùng “chính sách đai xanh” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây

dự ộng của chính phủ gặp khó khăn và bế tắc.

1.4. Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam dụng đất ở Việt Nam

1.4.1. Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 1993 [3]

1.4.1.1. Thời kỳ 1975 - 1980

Thời kỳ này Chính phủ đã lập quy hoạch trong cả nước, kết quả đạt được là cuối năm 1980 đã xây dựng xong các phương án quy hoạch phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản của cả nước,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong đó coi quy hoạch đất nông nghiệp, lâm nghiệp là luận chứng quan trọng để phát triển. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong quy hoạch đất đai thời kỳ này là số hiệu điều tra cơ bản về thống kê đất đai, về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên chưa đầy đủ. Tính khả thi chưa cao vì chưa tính đến khả năng về đầu tư.

1.4.1.2. Thời kỳ 1981 - 1986

Để thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng, kế hoạch cho 5 năm sau (1986 - 1990)”. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địa phương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta trong thời kỳ 1986 - 2000 (lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất vùng trọng điểm, khu công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố).

Trong thời kỳ này kết quả đã được nâng lên một bước về nội dung và cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên trong thời kỳ này quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, còn quy hoạch cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước đã được đề cập đến nhưng chưa đầy đủ.

1.4.1.3. Thời kỳ 1987 - 1993

Ngày 29/12/1987 Quốc hội khoá VIII thông qua Luật Đất đai và chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 08/11/1988. Đây là Luật đất đai đầu tiên được ban hành và dành một số điều cho quy hoạch như xác định vai trò, vị trí của công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên Luật đất đai 1988 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngày 15/4/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ra thông tư 106/QH-KHKĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai tương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở các cấp.

Ngày 18/2/1992 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã kịp thời hoàn thành tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã. Do đó công tác quy hoạch sử dụng đất đai được đẩy mạnh một bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã được thực hiện.

1.4.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003 [10]

Ngày 15/10/1993 Luật đất đai sửa đổi được công bố và có hiệu lực. Trong luật này, các điều khoản nói về quy hoạch đã được cụ thể hoá hơn so với Luật đất đai 1988. Luật đất đai 1993 tăng cường quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của Quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong thời kỳ này Luật đất đai được sửa đổi vào năm 1988 và năm 2001. Đồng thời trong cùng thời gian để tăng cường công tác quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và căn cứ theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Để thực hiện Nghị định 68 ngày 01/11/2001 có Thông tư số: 1842/TT-TCĐC hướng dẫn thi hành Nghị định 68 của Tổng cục Địa chính.

Trong giai đoạn này Tổng cục Địa chính cho triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các tỉnh, các huyện. Hầu hết các địa phương trong cả nước đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.4.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến nay [16]

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như đảm bảo quyền quản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2003 thay cho Luật Đất đai 2001 và luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương 2 Mục 2 của Luật Đất đai năm 2003.

Cụ thể hóa Luật Đất đai 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 12 cũng ghi cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất.

Nhằm đưa công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong cả nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Quyết định số 04/2007/QĐ- BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Qua thực tế triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2003, để dần hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể hóa bằng việc ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất.

1.5. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Kỳ Anh giai đoạn 2005 - 2010 [22, 23] Anh giai đoạn 2005 - 2010 [22, 23]

1.5.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

1.5.1.1. Đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp năm 2005 là 33.520,46 ha, quy hoạch được phê duyệt là 68.609,52 ha, kế hoạch tăng diện tích đất nông nghiệp là 35.089,06 ha. Đến năm 2010 tăng được 49.251,87 ha, đạt 140% kế hoạch. Hiện trạng có 82.772,33 ha, trong đó:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đất lúa nước: Năm 2005 là 8.748,43 ha, quy hoạch được phê duyệt là

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2005-2010 CỦA XÃ KỲ THƯ, HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH GẮN VỚI QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2020 (Trang 25 -125 )

×