1. TỔNG QUANT ÀI LIỆU
1.5.6. Cây lan Hồ điệp (Phalaenopsis)
1.5.6.1. Nguồn gốc – phân bố Vị trí phân loại Giới : Plantae Ngành : Magnoliophyta Lớp : Liliidae Bộ : Orchidales Họ : Orchidaceae Chi : Phalaenopsis
Loài : Phalaenopsisambilis
Chi Phalaenopsis xuất hiện từ tiếng Hi Lạp: “Phalaina” (con bướm đêm) và opsis (trông giống như), nghĩa là một loài lan có hình dáng giống như con bướm. Chi Phalaenopsis có 21 loài phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Malysia, Indonesia, Philippin, các tỉnh phía Đông Ấn Độ và châu Úc. Chúng sống trên cây hoặc trên đá, nơi có khí hậu nóng ẩm, độ cao trên 2000 m.
Lan Hồ điệp có màu sắc phong phú, từ màu trắng, hồng, đỏ, tím, vàng, đến các loại Hồ điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng, hoặc có đốm to hay nhỏ v.v.. Giống Hồ điệp càng ngày càng lai tạo ra rất nhiều. Cây có thể mọc ở xứ nhiệt đới và đồi núi cao 2000 m nên vừa chịu khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20°C đến 30°C.
Ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp một số loài lan Hồ điệp trong các khu rừng như: P. coenu, P. mannii, P. parishii, P. pulcherrima, P. chibae, P. fuscata, P. gibbo.
1.5.6.2. Đặc điểm hình thái
Lan Hồ điệp rất đa dạng về mặt di truyền, nhưng chúng đều có những đặc tính chung về cấu tạo của cơ quan dinh duỡng và cơ quan sinh sản.
Lan Hồ điệp là loại cây đơn thân, không có giả hành, được tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục. Mỗi cây có từ 3 – 15 lá, lá đơn nguyên, dày, không cuống và có bẹ, dạng bầu dục, màu xanh bóng, đậm và nhẵn. Thân và rễ không có
mạch. Lan Hồ điệp có rễ khí sinh phát triển mạnh, màu lục, phía ngoài có một lớp bao xốp dày gọi là mang bao có tác dụng dự trữ nước và bảo vệ rễ khỏi bị khô.
Phát hoa hình thành ở nách lá, hoa mọc thành cụm đối xứng 2 bên. Cả cành hoa nở liên tiếp hơn nửa năm, trung bình một phát hoa cho từ 7 – 15 hoa. Quả của lan Hồ điệp thuộc loại quả nang, mở bằng các khe nứt dọc theo 2 bên đường của giá noãn. Quả lan chứa rất nhiều hạt, tùy thuộc vào giống mà hạt có thể từ vài trăm đến vài ngàn hạt.