Sự phát sinh cơ quan và các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc đến quá trình phát sinh hình thái của một số loại cây trồng nuôi cấy in vitro (Trang 28 - 29)

1. TỔNG QUANT ÀI LIỆU

1.3.2.Sự phát sinh cơ quan và các yếu tố ảnh hưởng

Mặc dù sự phát sinh cơ quan đã được ghi nhận từ rất lâu, nhưng cho đến nay, cơ chế của nó vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo. Rễ, chồi và hoa là những cơ quan có thể phát sinh từ nuôi cấy mô. Phôi không được xem là một cơ quan do nó không có hệ thống mạch liền với cây mẹ.

Phát sinh cơ quan là quá trình các tế bào và mô tạo ra cấu trúc một cực, cực chồi hoặc cực rễ. Đây là một quá trình liên quan đến sự tăng sinh và sự phân hóa tế bào, phụ thuộc vào thành phần và hàm lượng của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật khác nhau. Phát sinh cơ quan có thể xảy ra ở hai con đường: phát sinh cơ quan trực tiếp và phát sinh cơ quan gián tiếp thông qua mô sẹo.

Khi thêm auxin vào môi trường giúp mô cấy tạo rễ, đồng thời ức chế tạo chồi và ảnh hưởng ức chế này có thể được đảo ngược bằng cách thêm vào cả đường và phosphate hữu cơ. Nghiên cứu này của Skoog và cộng sự dẫn đến một giả thuyết rằng sự phát sinh cơ quan được điều khiển bởi sự cân bằng giữa cytokinin và auxin. Cơ chế điều hòa phát sinh cơ quan có thể được thấy rõ bằng cách nuôi cấy những lớp mỏng chỉ gồm vài lớp tế bào biểu bì và dưới biểu bì (Tran Thanh Van, 1980). Trong đó, chồi phát hoa, chồi sinh dưỡng và rễ hình thành từ lớp cắt mỏng của một số loài khác nhau bằng cách điều khiển tỉ lệ auxin/cytokinin, nguồn cung cấp carbon và điều kiện môi trường. Rễ hình thành trong môi trường có NAA và Zeatin, còn sự hình thành chồi trong môi trường có Zeatin hoặc BA mà không có auxin. Ngoài tỉ lệ auxin/cytokinin, một số yếu tố khác cũng được xác định là có ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan. Các chất có hoạt tính gibberelin thường có khuynh hướng cản sự hình thành chồi và rễ, có thể do việc ức chế sự tổng hợp tinh bột. Ethylen được cho là có khả năng thúc đẩy sự phát sinh chồi. Đường thêm vào môi trường là nguồn cung cấp năng lượng hô hấp cho tế bào thông qua con đường thẩm thấu. Áp lực

thẩm thấu nhẹ sẽ tạm thời tạo ra một số biến đổi sinh hóa, dẫn đến sự thay đổi tăng trưởng và phát sinh hình thái mô sẹo.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc đến quá trình phát sinh hình thái của một số loại cây trồng nuôi cấy in vitro (Trang 28 - 29)