Phát sinh cơ quan gián tiếp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc đến quá trình phát sinh hình thái của một số loại cây trồng nuôi cấy in vitro (Trang 31 - 32)

1. TỔNG QUANT ÀI LIỆU

1.3.2.2.Phát sinh cơ quan gián tiếp

Phát sinh cơ quan gián tiếp bao gồm sự hình thành mô sẹo, mô sẹo tăng sinh và sau đó hình thành chồi hoặc rễ.

Sự tạo mô sẹo: mô sẹo là đám tế bào không phân hóa, có đặc tính phân chia mạnh, thường được tạo ra do những xáo trộn trong quá trình tạo cơ quan, nhất là trong sự tạo rễ. Do đó, cây non hay những mảnh thân non của cây trưởng thành dễ cho mô sẹo trong điều kiện nuôi cấy in vitro dưới tác động của một auxin mạnh được áp dụng riêng lẽ hay phối hợp với cytokinin.

Sự tạo mô sẹo nhờ auxin thuộc một trong ba quá trình:

- Sự phản phân hóa của các tế bào nhu mô (ít nhiều ở sâu bên trong cơ quan). - Sự phân chia của các tế bào tượng tầng.

- Sự xáo trộn của các mô phân sinh sơ khởi (chồi hay rễ). Quá trình này được ưu tiên áp dụng ở cây một lá mầm, vì các cây này không có các tượng tầng điển hình và các tế bào nhu mô khó phản phân hóa (so với cây hai lá mầm).

Tuy nhiên, mô sẹo cũng có thể được hình thành từ sự phân chia của các tế bào biểu bì như ở cây Trạng nguyên Euphorbia pulcherrima Willd (Osternack và cộng sự, 1999). Sự tạo mô sẹo cần phải chú ý đến tình trạng sinh lý của mô cấy, sự dùng auxin riêng lẽ hay phối hợp với cytokinin, bản chất và nồng độ của auxin (Bùi Trang Việt, 2002).

Sự hình thành chồi và rễ gián tiếp: nhìn chung sự hình thành chồi và rễ gián tiếp theo hai cách:

- Trên mô sẹo được tạo ra từ mẫu cấy ban đầu. Sự tạo cơ quan xuất hiện trong suốt quá trình hình thành mô sẹo ban đầu. Có thể khó phân biệt với phát sinh cơ quan trực tiếp.

- Trên mô sẹo có khả năng phát sinh hình thái đã được cảm ứng nhưng chưa hình thành cơ quan cho đến khi được chuyển sang môi trường khác.

Những nghiên cứu trước đây cho rằng môi trường nuôi cấy với chất điều hòa tăng trưởng thực vật ngoại sinh cảm ứng tạo mô rễ sẽ thúc đẩy sự hình thành một khối mô không xác định chứa những sơ khởi cơ quan. Những sơ khởi này sẽ phát

triển thành cơ quan xác định khi được chuyển vào môi trường thứ hai (môi trường có tỉ lệ chất điều hòa tăng trưởng thực vật phù hợp cho sự phát sinh cơ quan chồi hoặc rễ).

Một điều được các tác giả lưu ý trong sự tái sinh cây từ mô sẹo là nguy cơ biến dị thể hệ. Những biến đổi về di truyền sẽ xảy ra khi cây được tái sinh từ mô sẹo được cấy chuyền qua nhiều lần và duy trì trong thời gian dài (Edwin, 1996).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc đến quá trình phát sinh hình thái của một số loại cây trồng nuôi cấy in vitro (Trang 31 - 32)