- Chưa tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SHB BÌNH DƯƠNG
3.2.3. Chính sách lãi suất
Mục tiêu:
- Thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của TCKT và dân cư Biện pháp:
• Một là, thu hút lượng tiền gửi lãi suất thấp:
- Thu hút lượng tiền gửi này từ các doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp. Nâng cao tỷ trọng loại hình huy động tiền gửi lãi suất thấp để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
• Hai là, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt:
- Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất, trong đó lãi suất là một vấn đề rất quan trọng trong công tác huy động cũng như cho vay của ngân hàng. Một sự thay đổi lãi suất có thể làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, vì vậy để tăng cường tính cân đối của ngân hàng trong huy động và sử dụng vốn, chính sách lãi suất cần phải được quan tâm đặc biệt. Sự chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay tạo nên nguồn thu nhập cho ngân hàng và nó cũng phản ánh trình độ phát triển của ngân hàng. Nếu lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cao và ngược lại. Vì vậy, ngân hàng phải áp dụng một cách linh hoạt mức lãi suất cụ thể.
- SHB Bình Dương cần xác định rằng biện pháp tăng lãi suất để thu hút được nguồn vốn huy động có tác động mạnh và nhanh. Tuy nhiên, đây là biện pháp có giới hạn, bởi việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Đồng thời, nó có liên quan trực tiếp đến lãi suất cho vay và toàn bộ hoạt động tín dụng của chi nhánh. Vì vậy, mức lãi suất đưa ra là tùy theo mức độ cần thiết của nguồn vốn, tùy từng thời điềm, khu vực và phải phù hợp với khung lãi suất do NHNN quy định, làm sao có lợi cho người gửi, người vay và cả ngân hàng.