Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Bình Dương – thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SHB BÌNH DƯƠNG

2.5.2.Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu Năm Bình quân 3 2009 2010 2011 1. Tổng NVHĐ 718.05 840.12 1,036.27 864.81 2. Dư nợ TD 525.08 670.81 802.49 666.15 3. Chi phí HĐV 52.13 80.44 153.74 95.44 4. Tổng chi phí 67.34 100.91 165.31 111.19 5. TN lãi thuần 20.53 29.74 39.74 30.00 6. TN ròng 7.26 10.43 17.18 11.62 7. DNTD/∑ NVHĐ 73.13 79.85 77.44 77.03 8. CP HĐV/∑ CP 77.41 79.71 93.00 85.83 9. CP HĐV/∑ NVHĐ 7.26 9.57 14.84 11.04 10. TNLT/ TNR 283.96 285.14 231.32 258.13 11. TNR/∑ NVHĐ 1.01 1.24 1.66 1.34  Nhận xét:

Về chỉ tiêu dư nợ tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động

Nhìn vào bảng và biểu đồ, ta thấy chỉ tiêu dư nợ / tổng NVHĐ trong năm 2009 là 73.13% và năm 2010 là 79.85% và tỷ lệ này < 1, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống. Tuy nhiên vào năm 2011 chỉ tiêu nay giảm xuống còn 77.44% là mặc dù nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhanh, trong khi tăng trưởng tín dụng của chi nhánh bị NHNN khống chế dưới 20%/năm nên làm cho tỷ lệ này giảm đáng kể.

Về chỉ tiêu chi phí huy động vốn so với tổng chi phí

Chi phí để huy động vốn chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng chi phí chiếm 77.41% vào năm 2009 và tăng lên tới 93.00% vào năm 2011. Nguyên nhân là do: sức cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về lãi suất suất tiền gửi nhằm thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng tiềm năng của ngân hàng nên chi phí huy động vốn tăng nhanh.

Ta thấy năm 2009 chỉ số này là 7.26%, điều này có nghĩa là để huy động được 1 đồng vốn thì chi phí ngân hàng phải bỏ ra là 0.0726 đồng. Chi phí này còn khá cao.Tuy nhiên với một ngân hàng mới đi vào hoạt động như SHB Bình Dương thì việc chấp nhận bỏ ra chi phí cao để huy động được nguồn vốn thì thị trường nhằm mở rộng thị phần là điều hết sức cần thiết.

Đến năm 2011, chỉ số này là 14.84% là do lãi suất tăng cao làm cho các Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc giữ và tăng vốn.

Về chỉ tiêu thu nhập lãi thuần so với thu nhập ròng

Ta thấy thu thu nhập lãi thuần trong 3 năm liên tiếp đều gấp hơn 2 lần so với lợi nhuần ròng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả nhưngthu nhập từ lãi luôn phải bù đắp cho các khoản chi phí khác của ngân hàng, cụ thể là chi phí quản lý quà lớndo chi nhánh mở thêm 2 phòng giao dịch.

Về chỉ tiêu thu nhập ròng so với tổng nguồn vốn huy động

Theo bảng ta thấy, tỷ số này năm 2009 là 1.35% có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng vốn huy động mà ngân hàng sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình thì chỉ mang lại cho ngân hàng 1.35 đồng lợi nhuận ròng. Và đến năm 2011, tỷ số này là 1.66% tăng so với 2010, cho thấy khả năng sinh lời trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là rất thấp, hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa cao. Tuy nhiên, nếu xét về tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng thì, ta thấy SHB Bình Dương đã rất cố gắng, nỗ lực rất nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Bình Dương – thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 38)