Đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Bình Dương – thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

- Chưa tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SHB BÌNH DƯƠNG

3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing

Mục tiêu:

- Giữ chân khách hàng thân thiết, thu hút khách hàng tiềm năng. - Hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

B

iện pháp:

Một là, thực hiện thường xuyên việc nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh:

- Trước hết, cần thực hiện phân đoạn thị trường theo các tiêu chí như vùng địa lý, các yếu tố nhân khẩu học, các yếu tố tâm lý, các yếu tố thuộc thói quen hành vi...

- Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng... với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (các ngân hàng cùng địa bàn, cùng đẳng cấp, cùng quy mô). Với cách làm này có thể

đúng đắn trong kinh doanh, đặc biệt là trong huy động vốn. • Hai là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:

- Trước mắt nên cải tiến các mẫu biểu đăng ký dịch vụ (hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều mẫu biểu photo, không in màu). Đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của SHB và để sẵn phía quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch hoặc tổ chức phát tận nhà dân để tăng cường thu hút sự quan tâm của khách hàng đến ngân hàng. Đồng thời nên tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng hình ảnh và bài viết, phóng sự hay tài trợ thương cho các trương chình game show trên truyền hình...

Ba là, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng:

- Hiện tại, trang thiết bị trong các phòng giao dịch, chi nhánh thành lập từ những ngày đầu đã và đang xuống cấp. Vì vậy, việc sửa chữa, nâng cấp lại hệ thống các phòng giao dịch và chi nhánh cũ là điều thiết yếu mà SHB Bình Dương nên làm trong thời điểm này

- Ngoài ra, văn hoá ứng xử của nhân viên SHB Bình Dương là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên thương hiệu SHB. Với cách tiếp khách hàng niềm nở, nhiệt tình cũng như tác phong nhanh nhẹn sẽ tạo thiện cảm ban đầu với khách hàng và ấn tượng đẹp trong mỗi khách hàng khi nhắc đến nhân viên SHB. Đó chính là lợi nhuận vô hình mà SHB có được để đạt đến lợi nhuận hữu hình trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Bốn là, SHB nên thường xuyên cung cấp thông tin của ngân hàng:

- Việc cung cấp thông tin về khả năng tài chính, báo cáo có kiểm toán của ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp mọi nhà đầu tư cũng như khách hàng có thể tìm hiểu về năng lực tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đó tạo cho khách hàng cái nhìn tổng quát về ngân hàng, tăng lòng tin và sự an tâm của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Bình Dương – thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w