Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 90 - 120)

1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

3.1. Mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc của thực nghiệm sƣ phạm

Kiểm tra tính khoa học và thực tiễn của đề tài, xác định đƣợc tính đúng đắn của đề tài khi thực hiện những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đƣa ra, đó là tích hợp kiến thức địa lí địa phƣơng vào dạy học địa lý lớp 10 THPT tỉnh Lạng Sơn, góp phần đổi mới bài giảng truyền thống, làm cho bài giảng có tính thiết thực, gây đƣợc hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh. Bổ sung và làm phong phú kiến thức ĐLĐP cho học sinh, góp phần giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc cho các học sinh trong tỉnh.

Qua thực nghiệm, có thể đánh giá và kiểm định tính khả thi của đề tài

3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm

Dựa trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, qua đó đánh giá thực trạng nắm kiến thức địa lí tỉnh Lạng Sơn của học sinh THPT trong tỉnh.

Soạn giáo án một số bài học có tích hợp kiến thức địa lý tỉnh Lạng Sơn vào quá trình giảng dạy trên lớp, sau đó tổ chức cho giáo viên và học sinh một số trƣờng THPT trong tỉnh tham gia thực nghiệm.

Xứ lí phân tích, so sánh kết quả đã thực nghiệm, rút ra nhận xét và kết luận về tính đúng đắn và khả thi của đề tài.

3.1.3 Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

Thực nghiệm sƣ phạm đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tuân thủ theo chƣơng trình, nội dung, kế hoạch dạy học ĐLĐP ở khối lớp 10 THPT theo quy định của bộ GD&ĐT đã ban hành trong phân phối chƣơng trình dạy học địa lý lớp 10 THPT.

- Bài soạn thực nghiệm đảm bảo đúng, đủ kiến thức, kỹ năng, cơ bản của bài học trong sách giáo khoa mà mục tiêu bài học yêu cầu học sinh đạt đƣợc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

- Tiến hành thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, khoa học trong các khâu: chọn bài thực nghiệm, chọn trƣờng, chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chọn giáo viên lên lớp thực nghiệm...Các công việc nhƣ giảng dạy, kiểm tra đánh gia, cần phải đƣợc tiến hành song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Xử lí kết quả thực nghiệm cần chính xác, khách quan và phù hợp với thực tế dạy học.

3.2. Tổ chức thực nghiệm dạy học

3.2.1. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

- Lập kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm, xác định phạm vi, thời gian và đối tƣợng thực nghiệm

- Tiến hành gặp gỡ, trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm về nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm

- Chuẩn bị giáo án, phƣơng tiện dạy học các phiếu kiểm tra kết quả học tập của học sinh cho giáo viên dạy thực nghiệm sƣ phạm.

- Điều tra, thu thập ý kiến và phiếu khảo sát của GV và HS sau mỗi tiết dạy thực nghiệm.

- So sánh phân tích tổng hợp các ý kiến, các kết quả thu đƣợc bài thực nghiệm để từ đó có những kết luận đúng đắn, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp hơn với thực tế dạy học.

3.2.2 Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

- Chọn trƣờng thực nghiệm: Chọn các trƣờng có đặc điểm khác nhau, trong đó có trƣờng thành phố, thị trấn, trƣờng huyện, vùng biên giới để đảm bảo tính phổ biến, khách quan.

- Chọn bài thực nghiệm: Bài học trong SGK lớp 10 chƣơng trình Địa lí phổ thông có nhiều thuận lợi cho tích hợp ĐLĐP tỉnh Lạng Sơn.

- Chọn GV thực nghiệm sƣ phạm: Chọn mỗi trƣờng một giáo viên thực nghiệm, một GV dạy bình thƣờng nhƣng có sự tƣơng đƣơng nhau về trình độ, số năm và đơn vị công tác. Đối với trƣờng chỉ có một giáo viên thì chọn một lớp giảng dạy giáo án thực nghiệm, một lớp đối chứng giảng dạy giáo án bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

84

thƣờng của giáo viên. Sau tiết học, học sinh cả hai khối lớp đều đƣợc làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút để có cơ sở đánh giá kết quả học tập.

Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình dạy và học môn Địa lí ở trƣờng THPT tỉnh Lạng Sơn nói riêng, chúng tôi có cơ sở thực tiễn để chọn trƣờng và giáo viên để thực nghiệm, trong đó có trƣờng ở thành phố, sát thành phố, có trƣờng huyện, trực thuộc khu vực miền núi, trƣờng ở khu vực 3 vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn, để đảm bảo tính phổ biến, khách quan. Các trƣờng, lớp và giáo viên đƣợc chọn để thực nghiệm đề tài là :

Bảng 3.1. Danh sách các trƣờng và giáo viên tham gia TNSP

STT Giáo viên thực nghiệm Tên trƣờng Số năm công tác 1 Trần thị Ngọc Lành THPT Việt Bắc 6 2

Hoàng Thị Hải Yến THPT Tràng Định 8 3

Hoàng Thị Mẫn THPT Cao Lộc 8

4

Lƣơng Ngọc Trâm THPT Văn Lãng 6

Bảng 3.2: Danh sách các lớp và số lƣợng học sinh tham gia thực nghiệm

STT Tên lớp Tên trƣờng Số lƣợng

học sinh

Điểm TB Địa lí kỳ I

1 - Thực nghiệm: 10B

- Đối chứng: 10E Việt Bắc

40 40 7.4 7.1 2 -Thực nghiệm: 10C1 - Đối chứng: 10B1 Cao Lộc 38 40 7.1 6.9 3 - Thực nghiệm: 10A2 - Đối chứng: 10A8 Tràng Định 42 39 7.3 7.0 4 - Thực nghiệm: 10A2

- Đối chứng: 10A3 Văn Lãng

32 34

7.2 7.0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

85

3.2.3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại

Để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của việc dạy học Địa lí có tích hợp kiến thức địa lí địa phƣơng, tác giả đề tài đã cho học sinh các trƣờng tiến hành thực nghiệm làm một bài kiểm tra trắc nghiệm (trong khoảng thời gian 15 phút) sau mỗi tiết dạy. Để kiểm tra sự phối hợp giữa kiến thức Địa lý lớp 10 và kiến thức Địa lý địa phƣơng, nhƣng trên cơ sở dùng kiến thức ĐLĐP để học sinh liên hệ, bổ sung, minh hoạ và giải thích cho bài học.

Đánh giá các bài kiểm tra của học sinh theo thang điểm 10 và cách xếp loại nhƣ sau: - Loại giỏi: điểm 9, 10

- Loại khá: điểm 7,8

- Loại trung bình: điểm 5,6 - Loại yếu: 3,4

- Loại kém: điểm 0,1,2.

Từ kết quả kiểm tra học sinh, tác giả sử dụng phƣơng pháp xác suất thống kê để xử lí và phân tích các kết quả thực nghiệm. Từ đó, rút ra những nhận xét, kết luận về những giả thuyết khoa học mà đề tài nêu ra, ngƣợc lại, cũng có những điều chỉnh về mặt nội dung và phƣơng pháp để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn, nâng cao tính ứng dụng của nó vào thực tế.

3.2.4.Cách xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Việc xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm gồm các bƣớc sau:

- Lập bảng thống kê kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm, tính điểm trung bình cộng (X), phần trăm từng loại điểm (W) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo các công thức sau:

+ Công thức 1: Tính trung bình cộng 1 1 k i i i X x n n   

+ Công thức 2: Tính phần trăm từng loại điểm W(%) ni x100

n

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

86

- Lập bảng xếp loại học tập, vẽ biểu đồ biểu diễn xếp loại học tập qua mỗi bài kiểm tra để thấy rõ chất lƣợng học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

- Dựa vào việc so sánh, phân tích, tổng hợp các bảng số liệu và biểu đồ để rút ra những đánh giá chung, những kết luận cụ thể về sự khác biệt về hiệu quả bài giảng của giáo viên và chất lƣợng học tập của giáo viên khi sử dụng các biện pháp dạy học khác nhau. Từ đó, thấy đƣợc tính ƣu việt của việc tích hợp kiến thức ĐLĐP vào dạy học địa lý nói chung và địa lý lớp 10 nói riêng so với dạy học thông thƣờng.

3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.3.1. Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, Bài 15: “Thuỷ quyển. Một số nhân tố lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, Bài 15: “Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông. Một số sông lớn trên thế giới”

Với lớp thực nghiệm, giáo viên cộng tác dạy theo dự án có tích hợp kiến thức địa lí Lạng Sơn vào bài học, GV vừa đạt đƣợc mục tiêu, nội dung của bài học, vừa tích hợp đƣợc kiến thức ĐLĐP vào dạy học. Trong giờ dạy, GV luôn kích thích đƣợc HS chủ động, tích cực tham gia vào bài giảng bằng sử dụng kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại. Thí dụ mục II. Các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông, GV chia nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông, trong quá trình các nhóm báo báo kết quả nghiên cứu, ngoài việc GV yêu cầu các em liên hệ với đặc điểm tự nhiên của Việt Nam, GV yêu cầu các em lấy ví dụ liên hệ thực tế của địa phƣơng nhƣ địa hình, sông, thực vật... Thí dụ: Khi dạy về các nhân tố ảnh hƣởng tới chế độ nƣớc sông. Mục II.2a. Chế độ mƣa, băng tuyết, nƣớc ngầm giáo viên có thể hỏi học sinh “Chế độ nước Sông Kỳ Cùng phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào” hay dạy đến mục III. Một số sông chính trên thế giới, GV liên hệ kiến thức sông có ở địa phƣơng là sông Kỳ Cùng giáo viên có thể đặt câu hỏi “Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ đâu, hướng chảy, có mấy phụ lưu chính”

Qua trao đổi trong nhóm và bổ sung của GV, HS nắm đƣợc những nét cơ bản về sông Kỳ Cùng đồng thời cũng là kiến thức thực tế giúp các em nắm bài chắc hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

87

Qua bảng số liệu thấy đƣợc chất lƣợng kiểm tra của lớp đối xứng và lớp thực nghiệm:

Lớp thực nghiệm: Học sinh nắm chắc kiến thức địa lý trong SGK. Các câu hỏi liên hệ với thực tế địa phƣơng các em cũng trả lời tốt. Cho nên điểm trung bình kiểm tra khá cao và khá đồng đều. Thể hiện:

Tổng số HS đƣợc thực nghiệm: 152HS - Điểm trung bình kiểm tra: 7.10 - Điểm trên 5: 98,7%

Trong đó: Điểm giỏi: 26 HS (17.1%) Điểm khá: 67HS (44.0%)

Điểm trung bình: 57HS (37.5%) Điểm dƣới 5: 2HS (1.4%)

Đạt đƣợc kết quả cao nhƣ vậy do học sinh lớp đối chứng đƣợc giáo viên soạn giáo án có tích hợp về kiến thức Địa lý tỉnh Lạng Sơn, do vậy khi đƣợc kiểm tra các em biết vận dụng kiến thức lí thuyết và vận dụng kiến thức thực tế vào làm bài.

Bảng 3.3 Thống kê số lƣợng học sinh trả lời đúng bài kiểm tra 15 phút số 1 giữa lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp Tổng số HS Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 152 146 122 90 99 118 132 68 74 122 114 % 96 80.2 59.2 65.0 77.6 86.8 44.7 48.6 80.2 75.0 ĐC 153 144 130 92 97 108 125 79 85 110 95 % 94.0 84.9 60.1 63.3 70.5 81.6 51.6 55.5 71.8 62.0

Với lớp đối chứng, GV dạy hoàn toàn theo giáo án tự soạn, về cơ bản vẫn đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu của bài học. Song hiệu quả giờ học không cao, chất lƣợng học tập của học sinh cũng chƣa cao. Bởi giáo viên dạy lại những nội dung đã có trong SGK, lấy ví dụ chủ yếu cũng trong SGK thƣờng là lấy ví dụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

88

trên thế giới, phƣơng pháp chủ đạo là thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, có sử dụng bản đồ nhƣng chỉ mang tính chất minh hoạ. Kiến thức thực tế ít đƣợc nhắc tới để minh hoạ và làm sáng tỏ cho kiến thức bài học. Do đó, không đƣợc huy động trí lực của học sinh vào bài giảng, mà các em chỉ thụ động ngồi nghe. Đặc biệt là những kiến thức ĐLĐP (tỉnh, huyện, xã) về sông ngòi có ở địa phƣơng GV lớp đối chứng không đề cập trong bài giảng. Không khí lớp học trở nên tẻ nhạt. Kết quả học sinh nhận thức chậm, nhanh quên kiến thức. Thể hiện ở điểm số kiểm tra 15 phút. Điểm số lớp đối chứng thấp hơn nhiều so với lớp thực nghiệm. Do các em chƣa nắm vững kiến thức có trong bài học và đa số trả lời sai câu liên hệ với địa phƣơng mình, cụ thể:

Điểm trung bình và điểm khá giỏi của lớp đối chứng đều thấp hơn lớp thực nghiệm, nhất là điểm giỏi, thậm chí có nhiều yếu kém:

- Điểm trung bình kiểm tra: 6.5 - Điểm trên 5: 97%

- Trong đó: + Điểm giỏi: 13% ( 20HS) + Điểm khá: 31.3% (48HS) + Điểm trung bình: 47% (81HS) + Điểm dƣới 5: 8.7% ( 4HS)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

89

Bảng 3.4 So sánh kết quả kiểm tra lần 1 lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp Điểm TB

kiểm tra

Điểm trên 5(%) Điểm dƣới

5(%)

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB

SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 152 7.1 26 17.1 67 44 57 37.5 2 1.4 Đối chứng 153 6.5 20 13.0 48 31.3 81 47.0 4 8.7

Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra lần 1 giữa lớp TN và ĐC

2 57 67 26 4 20 48 81 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Yếu TB Khá Giỏi Xếp loại H ọc s in h ĐC TN Kết luận:

Qua bài kiểm tra lần 1 nhận thấy: Điểm trung bình kiểm tra của lớp thực nghiệm (7.1) cao hơn lớp đối chứng (6.5). Số học sinh lớp TN đạt điểm khá giỏi nhiều hơn lớp đối chứng 34HS, ngƣợc lại điểm trung bình, yếu, kém lớp

TN ít hơn lớp đối chứng 32HS. Điều đó chứng tỏ hiệu quả bài giảng và chất lƣợng học tập của lớp thực nghiệm (là lớp vận dụng phƣơng pháp tíchhợp kiến

thức ĐLĐP vào dạy học địa lý 10) tốt hơn lớp đối chứng (là lớp không vận dụng phƣơng pháp này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

90

Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra lần 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Trƣờng Lớp Điểm số Điểm TBC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Việt Bắc TN 10B (40) 0 0 0 2 5 7 8 10 6 2 7.12 ĐC 10E (40) 0 0 0 2 8 11 8 7 4 0 6.5 Cao Lộc TN 10C1 (38) 0 0 0 0 7 8 9 7 6 1 7.0 ĐC 10B1 (40) 0 0 0 0 10 11 7 6 5 1 6.7 Tràng Định TN 10A2 (42) 0 0 0 0 10 8 8 10 5 1 7.1 ĐC 10A8 (39) 0 0 0 1 12 10 7 4 4 1 6.4 Văn Lãng TN 10A2 (32) 0 0 0 0 5 7 8 7 4 1 7.2 ĐC 10A3 (34) 0 0 0 1 9 10 5 4 4 1 6.5 Tổng số TN 152 0 0 0 0 0 2 27 30 33 34 21 5 7.1 ĐC 153 0 0 0 0 0 4 39 42 27 21 17 3 6.5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

92

3.3.2. Phân tích diễn biến các giờ dạy và kết quả các bài kiểm tra lần 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bài 24 “Phân bố dân cư, các loại hình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bài 24 “Phân bố dân cư, các loại hình quần cư. Đô thị hoá”

Với lớp thực nghiệm, giáo viên cộng tác dạy theo dự án có tích hợp kiến thức ĐLĐP vào bài học nên bài giảng đạt chất lƣợng cao. Bởi nó không chỉ đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu bài học đề ra, mà còn phát huy tối đa khả năng nhận thức của HS vào quá trình học tập, HS hứng thú xây dựng bài và tiếp thu bài tốt. Giáo viên vừa cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản trong SGK, lại vừa dẫn dắt học sinh liên hệ thực tế, nhất là thực tế tỉnh Lạng Sơn các em đang học tập và sinh sống để làm rõ nội dung bài học (thực trạng phân bố dân cƣ, quần

Một phần của tài liệu Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 Trung học Phổ thông tỉnh Lạng Sơn (Trang 90 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)